Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Ngữ văn 9

Câu hỏi 1: (Tiết 1,2)

Văn bản phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà thuộc chủ đề nào?

Đáp án: Hội nhập với thế giới và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Câu hỏi 2: (Tiết 1,2)

Hãy nêu một vài nét về nội dung và nghệ thuật trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà?

Đáp án

- Nội dung:

+ Sự hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc Hồ Chí Minh.

+ Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.

+ Vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.

+ Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.

 

doc 19 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1349Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi “nhận biết” chương trình học kỳ I môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8)
	Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là của tác giả nào? Chuyện kể về ai?
	Đáp án: Nguyễn Dữ, kể về cuộc đời và ái chết bi thảm của Vũ Nương.
Câu hỏi 3: (Tiết 23, 24)
Nêu nội dung của Hồi thứ14 văn bản “ Hoàng Lê nhất thống Chí ’’?
 Đáp án: Chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung,sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát cuả lũ vua quan phản nước hại dân
Câu hỏi 4: (Tiết 17,18)
Thế nào là nghệ thuật ước lệ? Cho ví dụ.
Đáp án: 
- Nghệ thuật ước lệ là lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả cho vẻ đẹp của con người.
- HS đưa được đúng ví dụ có sử dụng ước lệ
Ví dụ: Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
...
Câu hỏi 5: (Tiết 28)
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
	“Vân xem trang trọng khác vời
	Khuôn trang đầy đặn, nét ngài nở nang
	Hoa cười ngọc thốt đoan trang
	Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào, tác giả là ai, nội dung của đoạn thơ nói lên điều gì?
Đáp án:
	 - Tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
	 - Tác giả Nguyễn Du
 	- Nội dung miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
- HS đưa được đúng ví dụ có sử dụng ước lệ
Câu hỏi 6: (Tiết 32, 33)
Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Cho ví dụ.
	Đáp án: - Thông qua tả cảnh ngụ ý bộc lộ tâm trạng của nhân vật.
 - HS đưa được đúng ví dụ có sử dụng ước lệ
	VD: 	 “Buồn trông cửa biển chiều hôm
	 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Câu hỏi 7: (Tiết 28)
	Chép chính xác những câu thơ tả vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều? 
	Đáp án:	 Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Câu hỏi 8: (Tiết 28)
Câu thơ: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” cho em biết được điều gì về vẻ đẹp của Thúy Kiều?
	Đáp án: Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khiến thiên nhiên phải ghen hờn, đố kị...
Câu hỏi 9: (Tiết 37, 38)
	Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là của tác giả nào? Mục đích viết truyện là gì?
	Đáp án: - Nguyễn Đình Chiểu
	 - Gửi gắm đạo lí làm người (người anh hùng)
Câu hỏi 10: (Tiết 37, 38)
Qua văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga em biết gì về nghệ thuật tả người của Nguyễn Đình Chiểu?
Đáp án: Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
Câu hỏi 11: (Tiết 37, 38)
	Văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã cho em thấy những phẩm chất tốt đẹp nào của Lục Vân Tiên?
	Đáp án: Dũng cảm, hào hiệp, từ tâm nhân hậu, coi trọng phép tắc, trọng nghĩa khinh tài...
Chủ đề 3: Thơ hiện đại
Câu hỏi 1: (Tiết: 45, 46)
Văn bản Đồng Chí của ai và được viết vào năm nào?
Đáp án: - Tác giả: Chính Hữu 
 - Ra đời vào năm 1948
Câu hỏi 2: (Tiết 45, 46 ): 
Nêu chủ đề của văn bản Đồng chí?
Đáp án: Ca ngợi tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn, thiêng liêng sâu nặng của các anh bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu hỏi 3: (Tiết 45, 46)
Nhận định nào nói đúng nghĩa gố của từ Đồng chí.
A: Là những người cùng nòi giống dân tộc.
B: Là những người sinh ra cùng một đẳng cấp, sống cùng một thời đại.
C: Là những người cùng theo một tôn giáo.
D: Là những người cùng một chí hướng, lí tưởng cách mạng.
Đáp án: D
Câu hỏi 4 (Tiết 45)
Từ “Đồng chí” được tách thành một câu riêng để:
A: Khẳng định tình cảm của đồng chí trong 6 câu thơ đầu.
B: Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ ở đoạn sau.
C: Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu bài thơ.
D: Cả 3 đáp án A, B. C.
Đáp án: D 
Câu 5: 
Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản Đồng chí của Tố Hữu.
Hướng dẫn trả lời: Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
Câu hỏi 6: (Tiết 47, 48): 
Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật?
Đáp án:
- Phạm Tiến Duật (1941-2007) là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Sáng tác của ông thường viết về những người lính trẻ trung, yêu đời, lạc quan trong kháng chiến.
Câu hỏi 7 (Tiết 47, 48) 
Tư thế của những c/sĩ lái xe được thể hiện qua những câu thơ nào?
Đáp án: 	Ung dung buồng lái ta ngồi,
 	 	 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Câu hỏi 8 (Tiết 51,52)
	Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
	Đáp án: Sáng tác 1958 trong một chuyến đi thực tế tại Quảng Ninh
Câu hỏi 9 (Tiết 51,52)
	Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là sự kết hợp giữa hai nguồn cảm hứng. Em hãy chỉ rõ hai nguồn cảm hứng ấy là gì?
	Đáp án: Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về con người lao động. (cảm hứng hiện thực và cảm hứng lãng mạn)
Câu hỏi 10: (Tiết 51,52): 
Cho biết nội dung của khổ thơ sau: 
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
	 (Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
Đáp án: Cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn, vừa đẹp đẽ lộng lẫy và niềm vui náo nức, khí thế hăng say lao động trước chuyến ra khơi hứa hẹn nhiều thành quả của những người dân biển.
Câu hỏi 11: (Tiết 51,52): 
Nêu nội dung và ý nghĩa của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
Đáp án: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới
Câu hỏi 12: (Tiết 56,57)
 Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Đáp án: Bài thơ được viết năm 1963 khi tác giả còn là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài và được đưa vào tập "Hương cây - Bếp lửa" (tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ).
Câu hỏi 13: (Tiết 56,57 )
 Qua bài thơ Bếp lửa, em hãy cho biết từ hình ảnh bếp lửa đã gợi nguồn thương nhớ của cháu đối với ai?
Đáp án: Từ hình ảnh bếp lửa đã gợi nguồn thương nhớ của cháu đối với người bà.
Câu hỏi 14: (Tiết 58)
Văn bản Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của tác giả nào?
Đáp án: Nguyễn Khoa Điểm
Câu hỏi 15 (Tiết 59)
 Trong văn bản Ánh Trăng, tác giả Nguyễn Duy đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả sự gắn bó của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng
Đáp án: Nghệ thuật nhân hóa.
Câu hỏi 16: (Tiết 59)
 Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Duy và thời điểm viết bài thơ Ánh Trăng ?
Đáp án: Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê làng Quảng Xá – thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, ông gia nhập quân đội, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường
 Bài thơ được tác giả viết năm 1978, in trong tập “Ánh trăng”
Câu hỏi 17: (Tiết 59)
Bài thơ Ánh trăng khuyên ta điều gì?
Hướng dẫn trả lời :Bài thơ Ánh trăng khuyên ta phải sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
Chủ đề : Truyện hiện đại
Câu hỏi 1: (Tiết 62, 63)
 Truyện ngắn “Làng” là của tác giả nào? Nhân vật chính là ai?
Đáp án: Tác giả Kim Lân, nhân vật chính là Ông Hai
Câu hỏi 2: (Tiết 62, 63)
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Ông Hai cảm thấy thế nào?
Đáp án: Cảm thấy bất ngờ và lo sợ, tủi nhục, ám ảnh...
Câu hỏi 3: (Tiết 62, 63)
Cho biết tình huống của truyện ngắn Làng – Kim Lân.
Đáp án: Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin làng được cải chính.
Câu hỏi 4 : (Tiết 62, 63)
Để thấy được tình yêu làng của ông Hai tác gia đã đặt nhân vật vào những thời điểm nào của truyện?
Đáp án: Hai thời điểm: Khi nghe tin làng theo giặc và khi nghe tin làng cải chính
Câu hỏi 5 : (Tiết 62, 63)
 Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân diễn tả nội dung gì?
 Đáp án: Tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai , qua đó thấy được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Câu hỏi 6 : (Tiết 62, 63)
Trình bày tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
Hướng dẫn/ đáp án: 
- Đột ngột, sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”.
- Cố trấn tĩnh, cố không tin, hỏi lại với hy vọng là có sự nhầm lẫn: “một lúc lâu ông mới rặn è è.  -Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại”.
- Được khẳng định rành rọt, ông đau đớn, xấu hổ như chính mình mắc lỗi: “Cúi gằm mặt xuống mà đi về”.
Câu hỏi 7 : (Tiết 62,63)
Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân viết về đề tài gì?
Đáp án : Đề tài người nông dân
Câu hỏi 8 : (Tiết 62,63)
Tác phẩm “Làng” của Kim Lân được viết theo thể loại nào ?
Tiểu thuyết
Truyện ngắn
Hồi kí
Tùy bút
Đáp án: B
Câu hỏi 9 : (Tiết 62,63)
 	Truyện ngắn "Làng" viết về đề tài gì?
 	A. Người trí thức. C. Người nông dân.
 	B. Người phụ nữ. D. Người lính
Hướng dẫn: C
Câu hỏi 10 : (Tiết 62,63)
 	Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?
 	A. Bị ám ảnh và lo sợ trước bọn giặc tây và Việt gian bán nước. 
 	B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về làng mình theo giặc.
 	C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
 	 D. Cả B, C đều đúng.
Hướng dẫn: D. (Cả B, C đều đúng)
Câu hỏi 11 : (Tiết 62,63)
Nguời kể chuyện trong tác phẩm là ai?
 	 A. Bác Thứ. C. Ông chủ tịch.
 	 B. Người kể không xuất hiện. D. Ông Hai.
 Đáp án B
Câu hỏi 12: (Tiết 67, 68)
Truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Đáp án: Trong một chuyến tác giả đi thực tế tại Sa Pa
Câu hỏi 13: (Tiết 67, 68)
Anh Thanh niên có lần đã lấy cây chắn ngang đường là vì sao?
Đáp án: Vì anh mong muốn được gặp gỡ, trò chuyện với ai đó nên tìm cách dừng xe.
Câu hỏi 14: (Tiết 67, 68)
	Câu văn: Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay” là lời của:
Người học sĩ
Bác lái xe
Nhà văn
Người kể chuyện
Đáp án: D
Câu hỏi 15: (Tiết 67, 68)
Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
Ông họa sĩ già
Anh thanh niên
Tác giả 
Cô gái
Hướng dẫn / đáp án: A
Câu hỏi 16: (Tiết 74, 75)
Nêu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
Đáp án: 
- Nội dung: Thông qua một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữ ông họ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, tác giả khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Nghệ thuật: Truyện xây dựng tình huống truyện hợp lí, cách kể truyện tự nhiên, miêu tả nhân vật ở nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất học, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
- Ý nghĩa: Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thức tế của nhân vật ông học sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ cống hiến quên mình cho tổ quốc.
Câu hỏi 17: (Tiết 74, 75)
Truyện ngắn “ Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn Thành Long được viết năm nào?
A. 1958	B.1969
C.1971	D.1970
Đáp án: D.
Câu hỏi 18: (Tiết 74, 75)
 Nhân vât anh thanh niên xuất hịên qua lời giới thiệu của ai?
 Đáp án : Bác lái xe 
Câu hỏi 19: (Tiết 74, 75)
Cho biết hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên.
Đáp án: 
- Hoàn cảnh sống: Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cái lạnh lẽo mênh mông của cỏ cây, mây mù
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một công việc dòi hỏi tỉ mỉ, chính xác
=> Là một con người bình thường nhưng hoàn cảnh sống và làm việc hết sức đặc biệt, nhất là khi anh mới 27 tuổi.
Câu hỏi 20: (Tiết 74, 75)
Nội dung chính mà tác giả muốn biểu đạt qua văn bản là gì?
Hướng dẫn: Truyện ca ngợi vẻ đẹp bình dị của những con người lao động thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
Câu hỏi 21: (Tiết 74, 75)
Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” là của tác giả nào?
Đáp án: Nguyễn Quang Sáng
Câu hỏi 22: (Tiết 74, 75)
Vì sao lúc đầu bé Thu ko chịu nhận anh Sáu là cha?
Đáp án: Vì trên mặt anh Sáu có vết thẹo không giống hình chụp với má nó.
Câu hỏi 23: (Tiết 74, 75)
 Khi người cha sắp ra đi, bé Thu đã nhận ông Sáu là cha Vì sao?
Đáp án: Vì bà ngoại nói cho Thu biết rằng vết sẹo trên khuôn mặt ba là do ba đi kháng chiến, đánh nhau với giặc. 	
Câu hỏi 24: (Tiết 74, 75)
Nêu hai tình huống đặc sắc của truyện ngắn ''Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng). 
Hướng dẫn/ đáp án: 
	Hai tình huống truyện đặc sắc:
 	- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em chịu nhận cha cũng là lúc ông Sáu lại ra đi.
- Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà cho con, nhưng lược chưa kịp trao cho con gái thì ông đã hi sinh
Câu hỏi 25: (Tiết 74, 75)
 Người kể chuyện trong đoạn trích là ai ?
Ông Sáu
Bé Thu
Bạn ông Sáu (ông Ba)
Mẹ bé Thu
Đáp số: C
Câu hỏi 26: (Tiết 74, 75)
Cho biết nội dung chính được thể hiện trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà’’ ?
Đáp án: Tình cảm sâu sắc, cảm động, thắm thiết của con ông Sáu.
Câu hỏi 27: (Tiết 74, 75)
Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà?
Đáp án : 
- Tác giả: 
+ Nguyến Quang Sáng (1932) quê An Giang.
+ Là nhà văn Nam Bộ trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến.
+ Lối viết giản dị, mộc mạc nhưng rất sâu sắc đậm đà chất Nam bộ.
- Tác phẩm: Viết 1966, khi tác giả hoạt động tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chồng Mĩ. Chuyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhưng lại tập chung nói về tình người, tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Câu hỏi 28: (Tiết 74, 75)
Em hãy tìm chi tiết nói lên phản ứng của bé Thu khi ông Sáu chuẩn bị trở lại chiến trường?
* Hướng dẫn:
- Thét gọi "Ba !" -> tiếng kêu như xé .
- Chạy thót lên, dang tay ôm chặt cổ ba nó .
- Nó hôn ba : tóc, vai, cổ, hôn vết thẹo. 
- Dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba.
- Đôi vai nhỏ bé run run.
Chủ đề: Hoạt động giao tiếp
Câu hỏi 1: (Tiết 3, 8, 13, 16)
	Kể tên các phương châm hội thoại.
	Đáp án: Phương châm về lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự.
Câu hỏi 2: (Tiết 3, 8, 13, 16)
	Cho biết các trường hợp sau có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
	Ông nói gà, bà nói vịt
	Dây cà ra dây muống
	Lúng búng như ngậm hột thị
	Nói như đấm vào tai 
Đáp án :
Ông nói gà, bà nói vịt -> Quan hệ
	Dây cà ra dây muống -> Cách thức
	Lúng búng như ngậm hột thị -> Cách thức
	Nói như đấm vào tai -> Lịch sự
Câu hỏi 3: (Tiết 3, 8, 13, 16)
	Thế nào là phương châm về chất ? Cho ví dụ ?
Đáp án : - Phương châm về chất : Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là có thực
	 - VD : hứa hươu hứa vượn.	
Câu hỏi 4: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
Điền từ cho đúng với khái niệm.
Phương châm........... khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nộ dung nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giáo tiếp, không thừa không thiếu.
Đáp án: về lượng.
Câu hỏi 5: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
 Điền từ cho đúng với khái niệm.
Phương châm........... khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. 
Đáp án: về chất.
Câu hỏi 6: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
Câu“ Trâu là loài gia xúc nuôi ở nhà’’ mắc lỗi vi phạm phương châm hội thoại nào?
Phương châm về lượng.
Phương châm về chất.
Phương châm về quan hệ.
Phương châm về cách thức.
Đáp án: A
Câu hỏi 7: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
Câu sau: “ Gà là một loài gia cầm nuôi ở nhà” đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
 	 Đáp án: Phương châm về lượng
Câu hỏi 8: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
Tiếng việt có những từ ngữ xưng hô như thế nào?
Đáp án:Phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
Câu hỏi 9: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Điều đó đúng hay sai ?
Đáp án: Đúng
Câu hỏi 10: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
Từ “ Ta’’trong Tiếng Việt vừa có thể chỉ ngôi thứ nhất số ít,vừa có thể chỉ ngôi thứ nhất số nhiều. Điều đó đúng hay sai ?
Đáp án: Đúng
Câu hỏi 11: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi: 
Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi
 Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
 “ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
 	 (Bếp lửa - Bằng Việt)
	So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? . 
Đáp án: Phương châm hôi thoại đã bị vi phạm là phương châm về chất.
Câu hỏi 12: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
	Yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ" thuộc về phương châm hội thoại nào? 
A. Phương châm về lượng	B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ	D. Phương châm cách thức
Đáp án: D. Phương châm cách thức
Câu hỏi 13: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
	Đọc câu ca dao sau:
	Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
	Câu ca dao trên khuyên ta điều gì? Liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Đáp án: 	
	+ Câu ca dao: khuyên chúng ta cần cân nhắc khi nói, để tránh mất lòng hoặc làm tổn thương người nghe (dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn...)
	+ Chỉ ra được câu ca dao liên quan đến p/c lịch sự.
Câu hỏi 14: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
Trả lời câu hỏi bằng cách điền vào chỗ chấm
	Khi Bác Sĩ nói với người mắc bệnh nan y có thể phương châm hội thoại về .............không được tuân thủ vì............
Đáp án: Khi Bác Sĩ nói với người mắc bệnh nan y có thể phương châm hội thoại về chất không được tuân thủ vì ưu tiên cho một nguyên nhân khác là để bệnh nhân không suy sụp tình thần.
 Câu hỏi 15: (Tiết 3, 8, 13, 16) 
	Phương châm “ Xưng khiêm, hô tôn” nghĩa là gì?
Đáp án: 	
	 Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
	Cho biết ý nghĩa từ “ Ta’’trong câu thơ sau : “ một mảnh tình riêng ta với ta’’ (Bà Huyện Thanh Quan)
	Đáp án: Ta chỉ số ít, một mình nhà thơ đối diện với cái lẻ loi, cô đơn nơi Đèo Ngang.
Chủ đề: Dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp
Câu hỏi 1: (Tiết 19) 
	Thế nào là dẫn trực tiếp? Cho ví dụ?
	Đáp án: 
Dẫn trực tiếp là dẫn nguyên văn lời nói, ý nghĩ của nhân vật hoặc của người khác, để trong dấu ngoặc kép.
VD: Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”
Câu hỏi 2: (Tiết 19) 
	Thế nào là dẫn gián tiếp? Cho ví dụ?
	Đáp án: 
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, dẫn gián tiếp không để trong dấu ngoặc kép.
VD: Y/c HS cho đúng vd là dẫn gián tiếp
Câu hỏi 3: (Tiết 19) 
Hãy nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp ?
Hướng dẫn:
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
- Chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang ngôi thích hợp ( Đ. từ ngôi thứ 3 )
- Thay đổi các từ định vị thời gian cho thích hợp .
Câu hỏi 4: (Tiết 19) 
	Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết lời nói hay ý nghĩ của nhân vật được dẫn. Đó là dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
	 ”Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?”
Đáp án: 
- Lời dẫn: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu
- Ý nghĩ được dẫn
	- Dẫn gián tiếp
Câu hỏi 5: (Tiết 19) 
	So sánh để thấy được những điểm giống và khác nhau giữa dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
	Đáp án : 
	* Giống nhau : Đều là mượn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật hoặc của người khác
	* Khác nhau :
	- Dẫn trực tiếp : Dẫn nguyên văn, để trong dấu ngoặc kép
	- Dẫn gián tiếp : Không cần dẫn nguyên văn, có thể thay đổi cho phù hợp, không để trong dấu ngoặc kép.
Chủ đề : Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt
Câu hỏi 1: (Tiết 20, 25) 
	Từ vựng tiếng Việt phát triển dựa trên những cơ sở nào ?
	Đáp án : Dựa trên ba cơ sở :
Biến đổi và phát triển nghĩa của từ
Tạo từ ngữ mới
Từ mượn.
Câu hỏi 2: (Tiết 20, 25) 
	Từ ‘kinh tế’ trong câu thơ sau được hiểu với nghĩa nào ? Ngày nay còn được dùng với nghĩa đó nữa hay không ? 
	 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
	 (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Phan Bội Châu)
	Đáp án : - Hiểu theo nghĩa là chỉ tư tưởng trị nước, cứu đời 
	 - Ngày nay không dùng theo nghĩa như vậy nữa 
Câu hỏi 3: (Tiết 20, 25) 
	Xác định từ Hán Việt trong hai câu thơ sau đây : 
	Thanh minh trong tiết tháng ba
	 Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh 
	(Cảnh ngày xuân – Nguyến Du)
	Đáp án : thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh
Câu hỏi 4: (Tiết 20, 25) 
Một từ có thể có nhiều nghĩa hay không ? Cho VD.
Đáp án: - Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau
VD: nhà
+ Nghĩa gốc: Sự vật được tạo nên bởi những bức tường, có mái che và dùng để ở .
+ Nghĩa chuyển : Chỉ người vợ hay người chồng trong gia đình.
Câu hỏi 5: (Tiết 20, 25) 
Nó là một cây tiếu lâm của lớp.
Từ “ cây’’trong câu trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Đáp án: Nghĩa chuyển
Câu hỏi 6: (Tiết 20, 25) 
Từ mới được cấu tạo như thế nào ?
Đáp án: Dựa vào đơn vị cấu tạo từ vốn có và vận dụng các phương thức cấu tạo từ như từ láy,từ ghép để tạo các từ mới.
Câu hỏi 7: (Tiết 20, 25) 
Tìm các từ ngữ có nguồn gốc Ấn Âu hiện nay đang dùng phổ biến trong đời sống xã hội ?
Đáp án: Ma- két- tinh, công- ten- nơ, com- pu- tơ, phô- tô- cóp- pi,..
Chủ đề: Từ vựng
Câu hỏi 1: (Tiết 41, 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van - lop 9.doc