Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Dậu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật.

- Biết được một số nội dung cơ bản của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Kĩ năng

- Biết phân biệt giữa hiến pháp với các văn bản pháp luật khác

3. Thái độ:

- Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về hiến pháp.

- Có ý thức tự giác sống và làm việc theo hiến pháp.

II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Sgk, sách tham khảo,

2. Chuẩn bị của học sinh:

-Sgk, học bài cũ xem trước bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Dậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Dậu
Ngày soạn: 17/03/2015
Ngày giảng:25/03/2015
Lớp giảng: 8A
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoài
Tiết 30 – Bài 30
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
( Tiếp theo )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
- Biết được một số nội dung cơ bản của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Kĩ năng
- Biết phân biệt giữa hiến pháp với các văn bản pháp luật khác
3. Thái độ:
- Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về hiến pháp.
- Có ý thức tự giác sống và làm việc theo hiến pháp.
II .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sgk, sách tham khảo,
2. Chuẩn bị của học sinh:
-Sgk, học bài cũ xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức ( 1’)
Lớp: TSHS: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
 Giáo viên:
? Từ điều 65,điều 146 của Hiến pháp và các điều luật , em có nhận xét gì về Hiến Pháp và luật hôn nhân gia đình, luật BV,CS và GD trẻ em ? 
 Học sinh:
 - Giữa Hiến pháp và các điều luật có liên quan đến nhau, mọi văn bản pháp luật để phải phù hợp với Hiến Pháp và cụ thể hoá Hiến pháp.
3. Bài mới.
 Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về mối quan hệ giữa Hiến pháp và pháp luật. Vậy Hiến pháp là gì?Hiến pháp qui định những nội dung gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài học.(1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.(18’) 
GV: Đọc nội dung thông tin sách giáo khoa với vốn hiểu biết của bản thân.
? Em hiểu Hiến pháp là gì?
GV: yêu cầu HS nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận.
? Vậy Hiến pháp và pháp luật có mối quan hệ như thế nào?
? Từ khi thành lập đến nay nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Đó là những bản hiến pháp nào? 
GV: Yêu cầu HS nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ xung 
? Hiện nay nước ta đang sử dụng bản Hiến pháp nào? Bản Hiến pháp này chính thức có hiệu lực từ khi nào?
GV: Nhận xét, chuẩn xác.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung thông tin sgk và vốn hiểu biết của bản thân.
? Bản chất của nhà nước ta là gì?
? Cho biết Hiến pháp quy định những nội dung gì?
GV:Nhận xét, kết luận, bổ xung.
GV:Bản Hiến pháp sửa đổi bổ xung tổng cộng có 11 Cương với 120 Điều. Trong đó có 12 điều được đưa vào Hiến pháp mới, đó là các điều về nhân quyền( Điều 9; 4; 41-43); Ngân sách nhà nước; Chính quyền địa phương...
GV: Quan sát hình ảnh của bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và Bảng so sánh một vài điều có sửa đổi, bổ xung.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung thông tin sgk.
? Cơ quan nào có quyền lập ra Hiến pháp?
? Vậy cơ quan nào có quyền sửa đổi Hiến Pháp và thủ tục như thế nào?
GV:Nhận xét,chuẩn xác, bổ xung. 
- Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp và thông qua Quốc hội khi có ít nhất 2/3 số đại biểu nhất trí. 
?Mọi công dân phải thực hiện Hiến pháp như thế nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. (16’)
 GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 1 sgk-56.
GV: Hoạt động theo 3 nhóm thực hiện yêu cầu bài tập 1 sgk-56 .
GV: Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV: Yêu cầu HS nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
-GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tâp 2 và bài tập 3 (sgk-56+57)
-GV: Nhận xét, kết luận theo bảng phụ.
Tìm hiểu nội dung bài học
- Đọc nội dung thông tin sgk. 
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi 
(Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
-Lắng nghe tiếp thu kiến thức
- Mọi văn bản của pháp luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp.
( 5 bản Hiến pháp.)
+ Hiến pháp 1946
+ Hiến pháp 1959
+ Hiến pháp 1980
+ Hiến pháp 1992
+ Hiến pháp 2013
- HS lắng nghe, nhận xét.
( Hiện nay nước ta đang sử dụng bản Hiến pháp sửa đổi bổ xung năm 2013 và bản Hiến pháp này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.)
-Suy nghĩ, trả lời
-Lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
-Suy nghĩ, trả lời
( Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân)
- Nắm bắt kiến thức 
-Hoàn thành nội dung bài.
-Lắng nghe
- Quan sát, tiếp thu kiến thức.
- Đọc thông tin, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Quốc hội
- Suy nghĩ, trả lời.
Làm bài tập.
- Đọc nội dung yêu cầu bài tập.
- Thảo luận theo nhóm
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Lắng nghe, nhận xét,bổ xung.
- Lắng nghe, hoàn thành bài tập.
-Suy nghĩ. Hoàn thành bài tập.
II. Nội dung bài học.
1. Hiến pháp là gì? 
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 
-Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
- Hiện nay, nước ta đang sử dụng bản Hiến pháp sửa đổi và bổ xung năm 2013.
2. Nội dung.
- Hiến pháp quy định:
+ Bản chất của nhà nước
+ Chế độ chính trị
+ Chế độ kinh tế
+ Chính sách văn hóa xã hội
+ Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công đân.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước.
3. Cơ sở của Hiến pháp
- Hiến pháp do quốc hội xây dựng theo trình tự và thủ tục đặc biệt, được quy định trong Hiến pháp.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập ra Hiến pháp và Pháp luật
- Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp.
- Hiến pháp được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất là 2/3 số đại biểu nhất trí – làm việc theo hình thức hội nghị.
4. Trách nhiệm của công dân.
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
- Tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa của các quy định Hiến pháp, thực hiện quy định đó trong cuộc sống hàng ngày.
III. Luyện tập
Bài tập 1
- Chế độ chính trị : Điều 2
- Chế độ kinh tế: Điều 15; 23
- Văn hóa, giáp dục, khoa học và công nghệ: Điều 40
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 52; 57
- Tổ chức bộ máy nhà nước : Điều 101; 103
Bài tập 2.
Bảng phụ.
4. Củng cố, luyện tập (4’)
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung bài học và nội dung tư liệu tham khảo.
? Hiện nay nước ta đang sử dụng bản hiến pháp nào? 
5. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà(1’)
- Ôn lại nội dung bài đã học. Tìm hiểu nội dung của bản Hiến pháp sửa đổi bổ xung năm 2013.
- Hoàn thành bài tập 3 trong sgk
- Chuẩn bị trước bài 21
6. Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nguyễn Thị Dậu.doc