VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Phương pháp
Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”.
Sơ đồ: Tên các chất tham gia → Tên các chất sản phẩm
Bài tập minh họa
Bài 1
Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a) ? Na + ? → 2 Na2O
b) ? CuO + ?HCl → CuCl2 + ?
c) Al2(SO4)3 + ? BaCl2 → ? AlCl3 + ?
d) ? Al(OH)3 → Al2O3 + ?
Bài 2
Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a) ? CaO + ? HCl → CaCl2 + ?
b) ?Al + ? → 2Al2O3
c) FeO + CO → ? + CO2
d) ?Al + ?H2SO4 →Al2(SO4)3 + ?H2
e) BaCl2 + ?AgNO3 →Ba(NO3)2 + ?
f) Ca(OH)2 + ?HCl → ? + 2H2O
g) 3Fe3O4 + ?Al → ?Fe + ?
h) Ca(OH)2 + CO2 → ? + H2O
i) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ?
VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Phương pháp Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”. Sơ đồ: Tên các chất tham gia → Tên các chất sản phẩm Bài tập minh họa Bài 1 Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau: a) ? Na + ? → 2 Na2O b) ? CuO + ?HCl → CuCl2 + ? c) Al2(SO4)3 + ? BaCl2 → ? AlCl3 + ? d) ? Al(OH)3 → Al2O3 + ? Bài 2 Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau: a) ? CaO + ? HCl → CaCl2 + ? b) ?Al + ? → 2Al2O3 c) FeO + CO → ? + CO2 d) ?Al + ?H2SO4 →Al2(SO4)3 + ?H2 e) BaCl2 + ?AgNO3 →Ba(NO3)2 + ? f) Ca(OH)2 + ?HCl → ? + 2H2O g) 3Fe3O4 + ?Al → ?Fe + ? h) Ca(OH)2 + CO2 → ? + H2O i) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ? Bài 3 Lập các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử / phân tử của chất phản ứng với sản phẩm. a) CuO + Cu → Cu2O b) FeO + O2 → Fe2O3 c) Fe + HCl → FeCl2 + H2 d) Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2 e) NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4 f) Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH g) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O h) CaO + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O i) Fe(OH)x + H2SO4 → Fe2(SO4)x + H2O Bài 4 Lập PTHH của các phản ứng sau: a) Photpho + Khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5) b) Khí hidro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước (H2O) c) Canxi + axit photphoric (H3PO4) → Canxi photphat (Ca3(PO4)2) + khí hidro d) Canxi cacbonat (CaCO3) + axit clohidric (HCl) → Canxi clorua (CaCl2)+ nước + khí cacbonic Bài 5 Cho kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra khí hidro (H2) và hợp chất nhôm sunfat Al2(SO4)3. a) Lập PTHH. b) Cho biết tỉ lệ nguyên tử nhôm Al lần lượt với ba chất còn lại trong phản ứng hóa học. Bài 6 Photpho đỏ cháy trong không khí, phản ứng với oxi tạo thành hợp chất P2O5. a) Lập PTHH. b) Cho biết tỉ lệ giữa nguyên tử P với các chất còn lại trong PTHH. Bài 7 a) Khí etan C2H6 khi cháy trong không khí phản ứng với khí oxi, tạo thành nước H2O và khí cacbon đioxit CO2. Hãy lập PTHH và cho biết tỉ lệ giữa số phân tử C2H6 với số phân tử khí oxi và khí cacbon đioxit. b) Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu Xác định các chỉ số x và y. Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với các chất còn lại trong phản ứng. Bài 8 Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g muối kaliclorat(KClO3) thu được 9,6 g khí oxi và muối kali clorua(KCl). a/Lập PTHH b/Tính khối lượng muối kali clorua thu được? Bài 9 a) M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O b) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O c) M + HNO3 → M(NO3)3 + N2O + H2O d) M + HNO3 → M(NO3)n + N2O + H2O e) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O f) FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O g) FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O h) FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O i) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O Bài tập tự luyện Bài 1 Đốt cháy kim loại kẽm trong 6,4 g khí oxi thu 32,4 g kẽm oxit ZnO . a) Lập PTHH. b) Tính khối lượng kim loại kẽm cần phản ứng. ĐS: 26g Bài 2 Khi nung 100 kg đá vôi (CaCO3) thu được canxi oxit (CaO)và 44 kg cacbonic. a)Lập PTHH b)Viết công thức về khối lượng PƯ xảy ra? c)Tính khối lượng canxi oxit thu được. ĐS: 56 Bài 3 Cho 112 g sắt tác dụng với dd axit clohidric (HCl) tạo ra 254 g sắt II clorua (FeCl2) và 4 g khí hidro bay lên. a/ Lập PTHH b/ Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu. ĐS: 146g Bài 4 Cho axit clohiđric HCl tác dụng canxicacbonat CaCO3 tạo thành CaCl2, , H2O và khí cacbonic CO2 thoát ra. a/ Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. b/ Lập PTHH. c/ Tính khối lượng khí cacbonic thoát ra khi biết khối lượng các chất như sau:axit clohiđric:7,3g ; canxicacbonat:10g ; canxiclorua:11,1g ; nước:1,8 g. ĐS: 4,4g Bài 5 Cho 13,5 g nhôm vào dd axit sunfuric H2SO4 tạo ra 85,5 g nhôm sunfat và 1,5 g khí hiđro. a/ Lập công thức nhôm sunfat tạo bởi nhôm và nhóm SO4. b/ Lập PTHH. c/ Viết công thức khối lượng.Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng. ĐS: 73,5g Bài 6 Cân bằng các phản ứng sau: a) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O b) M + HNO3 → M(NO3)n + NO2 + H2O c) M + HNO3 → M(NO3)3 + NO + H2O d) MO + H2SO4 → M2(SO4)3 + SO2 + H2O Bài 7 Cân bằng các PTHH sau : 1) MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl 2) Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O 3) Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O 4) FeO + HCl → FeCl2 + H2O 5) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2 (SO4)3 + H2O 6) Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3 7) P + O2 → P2O5 8) N2 + O2 → NO 9) NO + O2 → NO2 10) NO2 + O2 + H2O → HNO3 11) SO2 + O2 → SO3 12) N2O5 + H2O → HNO3 13) Al2(SO4)3 + AgNO3 → Al(NO3)3 + Ag2SO4 14) Al2 (SO4)3 + NaOH → Al(OH)3 + Na2SO4 15) CaO + CO2 → CaCO3 16) CaO + H2O → Ca(OH)2 17) CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 18) Na + H3PO4 → Na2HPO4 + H2 19) Na + H3PO4 → Na3PO4 + H2 20) Na + H3PO4 → NaH2PO4 + H2 21) C2H2 + O2 → CO2 + H2O 22) C4H10 + O2 → CO2 + H2O 23) C2H2 + Br2 → C2H2Br4 24) C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2 25) CH3COOH+ Na2CO3 → CH3COONa + H2O + CO2 26) CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O 27) Ca(OH)2 + HBr → CaBr2 + H2O 28) Ca(OH)2 + HCl → CaCl2 + H2O 29) Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O 30) Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + NaOH 31) Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S 32) Na2S + HCl → NaCl + H2S 33) K3PO4 + Mg(OH)2 → KOH + Mg3 (PO4)2 34) Mg + HCl → MgCl2 + H2 35) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 36) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O 37) Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O 38) KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 39) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O 40) KNO3 → KNO2 + O2 41) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + HNO3 42) Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaNO3 43) AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + NaCl 44) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O 45) KClO3 → KCl + O2 45) Fe(NO3)3 + KOH → Fe(OH)3 + KNO3 46) H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2 47) HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2 48) Ba(OH)2 + HCl → BaCl2 + H2O 49) BaO + HBr → BaBr2 + H2O 50) Fe + O2 → Fe3O4 Bài 8 Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) Na + O2 → Na2O b) P2O5 + H2O → H3PO4 c) HgO → Hg + O2 d) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. Bài 9 Cho sơ đồ phản ứng a) NH3 + O2 → NO + H2O b) S + HNO3 → H2SO4 + NO c) NO2 + O2 + H2O → HNO3 d) FeCl3 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + AgCl e) NO2 + H2O → HNO3 + NO f) Ba(NO3)2 + Al2(SO4)3 → BaSO4 + Al(NO3)3 Hãy lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các chất trong mỗi phản ứng. Bài 10 (*) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: 1) CnH2n + O2 → CO2 + H2O 2) CnH2n + 2 + O2 → CO2 + H2O 3) CnH2n - 2 + O2 → CO2 + H2O 4) CnH2n - 6 + O2 → CO2 + H2O 5) CnH2n + 2O + O2 → CO2 + H2O 6) CxHy + O2 → CO2 + H2O 7) CxHyOz + O2 → CO2 + H2O 8) CxHyOzNt + O2 → CO2 + H2O + N2 9) CHx + O2 → COy + H2O 10) FeClx + Cl2 → FeCl3 BÀI TẬP TỰ LUẬN PHẢN ỨNG HÓA HỌC Câu 1. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lý. Giải thích a/ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit) b/ Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu c/ Trong lò nung đá vôi, canxicacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit)và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài d/ Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi Câu 2. Nêu dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học? Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cac bon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học? a/ Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al2O3 b/ Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén c/Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit d/Khi cho nhôm vào dung dịch axitclohidric loãng, thu được khí hidro e/ Người ta điện phân nước thu được oxi và hidro f/ Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn g/ để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá h/ khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước i/ Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên rồi chìm xuống trong rất lạ mắt k/ Người nội trợ đập trứng ra tô để làm món trứng rán l/ Trứng để lâu ngày bị thối m/ Khi bật bếp ga thì khí trong bếp ga cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt tạo khí cacbonic và hơi nước Câu 4. Viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học trong các quá trình biến đổi sau: a. Đốt cồn trong không khí tạo thành khí cacbonic và nước. b. Đốt bột nhôm trong không khí, tạo thành nhôm oxit. c. Điện phân nước, thu được khí hiđro và oxi. Câu 5. Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit cho hidric tác dụng với canxicabonat chất có trong vỏ trứng tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Hãy chỉ ra dấu hiệu để biết phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng. Câu 6. Trong thí nghiệm: Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat) Gia đoạn nào là hiện tượng vật lí? Giai đoạn nào là phản ứng hóa học? vì sao? Viết PTC của PU trên? Câu 7. Dùng hơi thở thổi vào trong ống nghiệm có đựng sẳn canxi hiđroxit xảy ra hiện tượng gì? Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên (nếu có)? Câu 8. Đổ dung dịch natri hiđroxit vào trong ống nghiệm đựng nước và trong ống nghiệm đựng nước vôi trong xảy ra hiện tượng gì? Giải thích? Câu 9. Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 112 kg Canxioxit (CaO) và 88 kg khí Cacbonic. a. Hãy viết phương trình chữ. b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng. Câu 10. Nung 5 tấn đá vôi (canxi cacbonat) thu được 2,8 tấn vôi sống (canxi oxit). Tính khối lượng khí thoát ra không khí. Câu 11. Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a. Fe + Cl2 4 FeCl3 b. SO2 + O2 4 SO3 c. Al2O3 + H2SO44 Al2(SO4)3 + H2O d. FeCl3 + NaOH 4 Fe(OH)3 + NaCl - Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng trên? Câu 12. Lập các PTHH sau: a/ KMnO4 -----> K2MnO4 + MnO2 + O2 b/ Na2CO3 + Ca(OH)2 ----> NaOH + CaCO3 c/ P + O2 ----> P2O5 d/ Fe2O3 + CO ----> Fe + CO2 e/ KClO3 --à KCl + O2 f/ CH4 + O2 ---à CO2 + H2O g/ CaCO3 + HCl ------à CaCl2 + CO2 + H2O h/ FexOy + HCl ----> FeCl2y/x + H2O Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe2O3 + CO ----> Fe + CO2 a/ Lập PTHH b/ Khi cho 16,8kg CO tác dụng với 32kg Fe2O3 tạo ra 26,4kg CO2, tính khối lượng sắt thu được. c/ Hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng trên. Câu 14. Khi nung nóng canxi cacbonat (CaCO3) ở nhiệt độ cao trong lò nung, thu được canxi oxit và khí CO2. Hãy cho biết khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng thay đổi như thế nào so với chất rắn ban đầu? Câu 15. Lập PTHH: a/ FexOy + H2 -----> Fe + H2O b/ C6H6 + O2 ----> CO2 + H2O c/ FeS2 + O2 ----> Fe2O3+ SO2 d/ CxHy + O2 ----> CO2 + H2O Câu 16. Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo ra P2O5 a/ Lập phương trình hóa học của phản ứng b.Cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của 2 chất khác trong phản ứng Câu 17. Biết rằng KL magie Mg tác dụng với axit sunfuaric H2SO4 tạo ra khí hidro H2 và magiesunfat MgSO4 a/ Lập phương trình hóa học của phản ứng b.Cho biết tỉ lệ số nguyên tử Mg lần lượt với số phân tử của 3 chất khác trong phản ứng Câu 18. Cho sơ đồ phản ứng sau: Na2CO3 + CaCl2 ----> CaCO3 + NaCl a.Lập phương trình hóa học của phản ứng b.Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng Câu 19. Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu “?” Trong các phương trình hóa học sau: a. Cu + ? ----> 2CuO b. Zn + ?HCl ----> ZnCl2 + H2 c.CaO + ?HNO3 ----> Ca(NO3)2 + ? Câu 20. Canxi cacbonat (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi, khi nung đá vôi xảy ra phản ứng: CaCO3 à CaO + CO2 Biết rằng nung 280 kg đá vôi tạo ra 140 kg CaO và 110 kg CO2 a/ Viết công thức về khối lượng của các chất trong Phản ứng b/ Tính tỉ lệ % về khối lượng CaCO3 chứa trong đá vôi. Câu 21. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO4 ----> Alx(SO4)y + Cu a/ Xác định chỉ số x, y b/ lập PTHH. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại và tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất Câu 22: Nung 84 kg magie cacbonat (MgCO3), thu được m(kg) magie oxit và 44 kg khí cacbonic a) Lập PTHH của p/ư b) Tính khối lượng magie oxit được tạo thành Câu 23: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) R + O2 ----> R2O3 b) R+ HCl ----> RCl2 + H2 c) R + H2SO4 ----> R2(SO4)3 + H2 d) R + Cl2----> RCl3 e) R + HCl ----> RCln + H2 Câu 24: Cho sơ đồ p/ư sau a. Fe + Cl2 ----> FeCl3 b. SO2 + O2 ----> SO3 c. Na2SO4 + BaCl2 ----> NaCl + BaSO4 d. Al2O3 + H2SO4 ----> Al2(SO4)3 + H2O Lập phương trình của các P/Ư trên Câu 25: Canxi cacbonat là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôI xảy ra phản ứng hoá học sau: Canxi cacbonat à Canxi oxit + Cacbon đioxit Biết rằng khi nung 280 kg đá vôI (CaCO3) tạo ra 140 kg vôI sống (CaO) và 110 kg khí cacbon đioxit. a) Lập phương trình hoá học của phản ứng b) Tính khối lượng canxi cacbonat tham gia p/ư c) Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 8 NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (2,0 điểm) a) Hãy cho biết thế nào là đơn chất? Hợp chất? b) Trong số các công thức hóa học sau: CO2, O2, Zn, CaCO3, công thức nào là công thức của đơn chất? Công thức nào là công thức của hợp chất? Câu 2 (1,0 điểm): Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của: a) Fe (III) và O. b) Cu (II) và PO4 (III). Câu 3 (3,0 điểm) Thế nào là phản ứng hóa học? Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra? Hoàn thành các phương trình hóa học cho các sơ đồ sau: Al + O2 to Al2O3 Na3PO4 + CaCl2 → Ca3(PO4)2 + NaCl Câu 4 (2,0 điểm) a) Viết công thức tính khối lượng chất, thể tích chất khí (đktc) theo số mol chất. b) Hãy tính khối lượng và thể tích (đktc) của 0,25 mol khí NO2. Câu 5 (1,0 điểm): Xác định công thức hóa học của hợp chất tạo bởi 40% S, 60% O. Khối lượng mol của hợp chất là 80 gam. Câu 6 (1,0 điểm): Khi đốt dây sắt, sắt phản ứng cháy với oxi theo phương trình: 3Fe + 2 O2 to Fe3O4 Tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 16,8 gam Fe. (Cho: Fe = 56; Cu = 64; P = 31; O = 16; N = 14; O = 16) ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (1,0 điểm) Nêu khái niệm nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Câu 2: (1,0 điểm) Nêu khái niệm đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Cho ví dụ minh họa? Câu 3: (1,0 điểm) Công thức hóa học CuSO4 cho ta biết ý nghĩa gì? (Biết Cu = 64; S = 32; O = 16) Câu 4: (1,0 điểm) a. Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao? b. Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng tôi vôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hiđroxit Câu 5: (1,0 điểm) Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí? Cho biết thể tích mol của các chất khí ở đktc? Câu 6: (2,0 điểm) Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a. Na + O2 - - - - > Na2O b. KclO3 - - - - > KCl +O2 Hãy viết thành phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phương trình hóa học lập được Câu 7: (1,0 điểm) Để chế tạo mỗi quả pháo bông nhằm phục vụ cho các chiến sĩ biên phòng giữ gìn biên giới hải đảo ở Quần đảo Trường sa đón xuân về, người ta cho vào hết 600 gam kim loại Magie (Mg), khi pháo cháy trong khí oxi (O2) sinh ra 1000 gam Magie oxit (MgO) a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng? b. Tính khối lượng khí oxi (O2) tham gia phản ứng? Câu 8: (2,0 điểm) Hợp chất A có tỉ khối so với khí oxi là 2. a. Tính khối lượng mol của hợp chất? b. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam? ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2,0 điểm) Nguyên tố hóa học là gì? Viết kí hiệu hóa học của 4 nguyên tố mà em biết. Câu 2: (2,0 điểm) a/ hãy tính khối lượng của 2 mol NaCl. b/ 5,6 lít khí H2 ở (đkc) có số mol là bao nhiêu? Câu 3: (2,0 điểm) Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau? a/ Fe + O2 ---> Fe2O3 b/ HCl + Ca(OH)2 ---> CaCl2 + H2O c/ Zn + H2SO4 ---> ZnSO4 + H2 d/ H2 + Cl2 ---> HCl Câu 4: (2,0 điểm) a/ Hãy phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? b/ Cho sơ đồ phản ứng sau: Lưu huỳnh + khí Oxi ----> Lưu huỳnh đioxit Nếu khối lượng lưu huỳnh là 32g, khối lượng của Oxi là 32g thì khối lượng của lưu huỳnh đioxit là bao nhiêu? Câu 5: (2,0 điểm). Hãy cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học trong các câu sau? a/ Thanh sắt bị gỉ sét b/ Hòa tan muối vào nước c/ Cồn để trong không khí bị bay hơi d/ Đường bị cháy thành than.
Tài liệu đính kèm: