Hoạt động ngoại khoá “Các chất dinh dưỡng và sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể người”

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Biết được khái niệm và thành phần cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ gluxit, lipit, protein.

- Nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng như: gluxit, lipit, protein,một số vitamin,một số muối khoáng ,nước đối với cơ thể người.

- Biết được cấu tạo của cơ quan tiêu hoá trong cơ thể người từ đó hiểu được sự tiêu hoá thức ăn (các chất dinh dưỡng) trong cơ thể người.

 b. Kĩ năng:

- Biết được nguồi thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng gluxit, lipit, protein,một số vitamin,một số muối khoáng

- Biết cách ăn uống khoa học, vệ sinh đảm bảo sức khỏe để học tập.

- Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:

 + Làm việc theo nhóm.

 + Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

 + Học tập tích cực và chủ đạo.

 +Khả năng trình bày một vấn đề trước đông người

 

doc 16 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1492Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động ngoại khoá “Các chất dinh dưỡng và sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể người”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
“ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG VÀ SỰ TIÊU HOÁ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI ”
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
- Biết được khái niệm và thành phần cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ gluxit, lipit, protein.
- Nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng như: gluxit, lipit, protein,một số vitamin,một số muối khoáng ,nước đối với cơ thể người.
- Biết được cấu tạo của cơ quan tiêu hoá trong cơ thể người từ đó hiểu được sự tiêu hoá thức ăn (các chất dinh dưỡng) trong cơ thể người.
 b. Kĩ năng:
- Biết được nguồi thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng gluxit, lipit, protein,một số vitamin,một số muối khoáng
- Biết cách ăn uống khoa học, vệ sinh đảm bảo sức khỏe để học tập.
- Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:
 + Làm việc theo nhóm.
 + Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
 + Học tập tích cực và chủ đạo.
 +Khả năng trình bày một vấn đề trước đông người 
c. Thái độ:
- Hứng thú trong quá trình làm dự án.
- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
- Yêu thích các môn học tự nhiên như Hoá học, Vật lí, Sinh học.
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình: ăn uống vệ sinh, khoa học.
d. Các năng lực cần hướng tới: 
- Năng lực ngôn ngữ hoá học,sinh học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, sinh học.
- Năng lực vân dụng kiến thức hoá học, sinh học vào cuộc sống.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung buổi ngoại khoá, lên kế hoạch chương trình phân công các đội chơi.
- Máy chiếu Projector, kết hợp với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint. Loa kết nối máy tính.
- Tranh ảnh về các nguồn gluxit, lipit, protein trong thực phẩm; Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá của cơ thể người; Sơ đồ biến đổi hoá học thức ăn trong ruột non.
- Chuẩn bị trò chơi ô chữ, trò chơi đuổi hình bắt chữ.
- Sử dụng các phiếu học tập về nhà cho HS chuẩn bị trước buổi ngoại khoá và sau buổi ngoại khoá .
b. Học sinh : Chuẩn bị tốt cho buổi ngoại khoá
 * Tham khảo lại các kiến thức có liên quan đến buổi ngoại khoá.
- Sách giáo khoa Sinh học 8: Chương V-Tiêu hoá (Từ bài 24 đến bài 30); Chương VI-Trao đổi chất và năng lượng (Từ bài 31 đến bài 37) ;Bài 54-Vệ sinh hệ thần kinh . 
 - Sách giáo khoa Sinh học 10 (Chương trình Chuẩn): Chương I- Thành phần hoá học của tế bào (Từ bài 03 đến bài 06); Bài 11-Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Sách giáo khoa Hoá học 12 (Chương trình Chuẩn): Bài 2 – Lipit; Chương 2: cacbohiđrat; Bài 11: peptit và protein .
-Sách giáo khoa Công nghệ 10. Bài 40-Mục đích , ý nghĩa của công tác bảo quản , chế biến nông, lâm , thuỷ sản . Bài 42-Bảo quản lương thực , thực phẩm.Bài 43-Bảo quản thịt, trứng , sữa và cá . Bài 44- Chế biến lương thực, thực phẩm 
* Trả lời phiếu học tập Giáo viên giao về nhà.
c. Phiếu học tập: (Dùng cho hoạt động của học sinh trước buổi ngoại khoá về nhà tìm hiểu thêm kiến thức)
Phiếu học tậpsố 1: 
Họ và tên: ............................... Lớp 12A1
Tại sao dầu mỡ sau khi dùng để rán nếu dùng lại dầu mỡ này sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Glicogen được hình thành như thế nào?
Tại sao khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng như chì, thuỷ ngân... thì bị ngộ độc ? Khi bị ngộ độc các kim loại nặng người ta thường uống sữa hoặc lòng trắng trứng ?
Phiếu học tập số 2: 
Họ và tên: ............................... Lớp 12A1
	Cho biết sơ đồ khái quát về các hoat động của quá trình tiêu hoá và sơ đồ khái quát về thức ăn và các hoạt động chủ yếu của quá trình tiêu hoá .
Phiếu học tập số 3: 
Họ và tên: ............................... Lớp 12A1
	Nguyên nhân nào dẫn tới bị suy dinh dưỡng hay béo phì ?
Cần phải có chế độ ăn uống sinh hoạt như thế nào đối với người bị suy dinh dưỡng hay béo phì ?
3.Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động 
(thời gian 7 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
* Ổn định hội trường. 
* Khởi động bằng việc cho học sinh quan sát các hình ảnh và tìm ra từ khoá phù hợp.
Hình 1: Khí nào được nói đến trong hình ảnh này? 
Sau khi tìm được từ khoá cho Hình 1, giáo viên cung cấp thêm thông tin vai trò của oxi.
Hình 2: chất lỏng nào được nói đến trong hình ảnh này? 
Sau khi tìm được từ khoá cho Hình 2, giáo viên cung cấp thêm thông tin vai trò của nước với cơ thể.
Hãy quan sát các hình ảnh trong Hình 3 và cho biết để tồn tại con người phải làm gì? 
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và giới thiệu nội dung buổi ngoại khoá:
“Người bình thường có thể nhịn thở không quá 3 phút, nhịn uống vài ngày và nhịn ăn vài tuần, nhưng không thể nhịn ăn mà sống được. Vậy các chất dinh dưỡng cơ bản mà con người ăn là gì? Chúng có vai trò và được tiêu hoá như thế nào trong cơ thể. Buổi ngoại khoá hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi này.
* GV Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động.
* Mời các đội tham gia thi lên sân khấu
* HS cả lớp nhanh chóng ổn định chỗ ngồi và giữ trật tự.
HS quan sát các hình ảnh, tìm từ phù hợp với câu hỏi cho các hình ảnh được đưa ra.
 Hình 1
Hình 1
 Hình 2
Hình 3
* 3 đội thi đã được chọn lên sấu khấu lần lượt tự giới thiệu sơ qua về đội của mình và về vị trí mà ban tổ chức đã sắp xếp.
Hình 1: Đáp án là khí Oxi.
Khí oxi quyết định đối với sự sống của con người và động vật. Mỗi người, mỗi ngày cần 20-30m3 không khí để thở.
Hình 2: Đáp án là Nước.
Nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể. Vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. Là môi trường của các phản ứng sinh hoá. Nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hoá vật chất duy trì sự sống.
Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một người trưởng thành cần bổ sung 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Hình 3: Đáp án: Muốn tồn tại con người cần phải: thở, uống nước và ăn.
Hoạt động 2: Trò chơi giải ô chữ tìm từ chìa khóa. ( Thời gian 20 phút )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* GV thông qua thể lệ của vòng thi thứ nhất.
Luật chơi: Có 3 bảng ô chữ, mỗi bảng có các hàng và các cột. 
* 3 đội nắm được thể lệ vòng thi thứ nhất.
Trong mỗi hàng ngang có một ô chữ được tô màu là một trong những kí tự của từ chìa khóa. Từ chìa khóa là tên một hợp chất hoá học mà cơ thể con người cần. 
- Sau khi đưa ra câu hỏi, đội nào có tín hiệu xin trả lời trước sẽ được phép trả lời
- Trả lời từ hàng ngang (thời gian đưa ra câu trả lời tối đa 30 giây): 
 + Dành quyền trả lời trước: Đúng được 10 điểm; Sai thì nhường quyền trả lời cho đội khác.
 + Dành quyền trả lời lượt 2, lượt 3 (Khi đội trả lời trước có câu trả lời sai): Đúng được 5 điểm.
- Trả lời từ hàng dọc (Từ khoá-thời gian đưa ra câu trả lời tối đa 60 giây): 
 + Trả lời đúng từ khoá khi chưa mở hết từ hành ngang được cộng 30 điểm; Trả lời sai sẽ mất quyền chơi ở Bảng ô chữ này.
+ Trả lời đúng từ khoá khi đã mở hết từ hành ngang được cộng 20 điểm; Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội khác; Nếu đội trả lời tiếp theo trả lời đúng, thì được cộng 20 điểm.
* Giáo viên tổ chức trò chơi giúp Học sinh tìm ra từ khoá cho bảng ô chữ 1.
* Sau khi tìm ra từ chìa khoá GV bổ sung thêm kiến thức cho Học sinh về: khái niệm lipit, vai trò của lipit đối với cơ thể người.
* Giáo viên tổ chức trò chơi giúp Học sinh tìm ra từ khoá cho bảng ô chữ 2.
* Sau khi tìm ra từ chìa khoá GV bổ sung thêm kiến thức cho Học sinh về: khái niệm gluxit, vai trò của gluxit đối với cơ thể người.
* Giáo viên tổ chức trò chơi giúp Học sinh tìm ra từ khoá cho bảng ô chữ 3.
* Sau khi tìm ra từ chìa khoá GV bổ sung thêm kiến thức cho Học sinh về: khái niệm protein, vai trò của protein đối với cơ thể người.
GV : Công bố điểm từng đội và chuyển chương trình sang hoạt động tiếp theo.
* Các thành viên trong đội trao đổi, thảo luận nhanh chóng đưa ra đáp án cho mỗi từ hàng ngang và dựa vào đó tìm ra từ chìa khoá của ô chữ số 1
* Học sinh ghi nhận thêm thông tin về khái niệm lipit và vai trò của lipit đối với cơ thể người
* Các thành viên trong đội trao đổi, thảo luận nhanh chóng đưa ra đáp án cho mỗi từ hàng ngang và dựa vào đó tìm ra từ chìa khoá của ô chữ số 2
* Học sinh ghi nhận thêm thông tin về khái niệm gluxit và vai trò của gluxit đối với cơ thể người.
* Các thành viên trong đội trao đổi, thảo luận nhanh chóng đưa ra đáp án cho mỗi từ hàng ngang và dựa vào đó tìm ra từ chìa khoá của ô chữ số 3
* Học sinh ghi nhận thêm thông tin về khái niệm protein và vai trò của protein đối với cơ thể người.
* HS ghi nhận điểm số đã đạt được của đội mình.
Bảng ô chữ 1: với từ chìa khóa : LIPIT
1. Khái niệm lipit (SGK Hoá 12 chương trình chuẩn)
Là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. 
+ Về mặt cấu tạo phần lớn lipit là các este phức tạp bao gồm chất béo, sáp, steorit và photpholipit.
2. Vai trò của lipit đối với cơ thể người (SGK Sinh 10 chương trình chuẩn).
- Lipit được dùng làm nhiên liệu, kiến tạo xây dựng tế bào chất và màng tế bào. Đặc biệt trong thành phần của mô thần kinh có rất nhiều.
- là nguồn cung cấp các axit béo cho cơ thể.
- là dung môi hoà tan các vitamin tan trong chất béo như A,D,E,K.
- Lipit trong cơ thể được dự trữ trong các lớp mô mỡ. Mô mỡ bao quanh cơ quan và dưới da có vai trò bảo vệ và cách nhiệt.
Bảng ô chữ 2: với từ chìa khóa : GLUXIT
1. Khái niệm Gluxit (cacbohiđrat )(SGK Hoá 12 chương trình chuẩn) Là hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
Gluxit chia làm 3 loại:
+ monosaccarit: C6H12O6 (glucozơ, Fructozơ)
+Đi Saccarit: C12H22O11 (mantozơ, saccarozơ)
+ Poli Saccarit: (C6H10O5)n (tinh bột và xenlulozơ)
2. Vai trò của Gluxit 
(SGK Sinh 10 chương trình chuẩn).
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào cơ thể. Ví dụ: glicogen (tinh bột động vật)
- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể, là thành phần cấu tạo của máu (trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ với nồng độ hầu như không đổi 0,1%).
Bảng ô chữ 3: với từ chìa khóa : PROTEIN
1. Khái niệm Protein (SGK Hoá 12 chương trình chuẩn)
Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Protein được phân làm hai loại: 
+ protein đơn giản: là loại Protein khi thuỷ phân cho 
α-aminoaxit.
Ví dụ: anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tầm
+ protein phức tạp: gồm protein đơn giản và thành phần “phi protein”.
Ví dụ: nucleoprotein chứa axit nucleic 
2. Vai trò của lipit đối với cơ thể người (SGK Sinh 10 chương trình chuẩn).
- Cấu tạo nên tế bào cơ thể (ví dụ: colagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết).
- Dự trữ các axit amin.
Ví dụ: protein sữa, protein dự trữ trong các hạt cây.
- vận chuyển các chất. Ví dụ: hemoglobin.
- Bảo vệ cơ thể. Ví dụ các kháng thể.
- Thu thập thông tin. Ví dụ các thụ thể trong tế bào.
- Xúc tác cho các phản ứng sinh học. Ví dụ: các enzim.
 Hoạt động 3: Phần thi dành cho khán giả:
 Đuổi hình bắt chữ tìm Từ chìa khoá.( Thời gian 15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* GV thông qua thể lệ của phần thi .
Luật chơi: Học sinh quan sát các hình ảnh và tìm tên các loại lương thực, thực phẩm tương ứng.
 Có 4 hình ảnh ứng với tên của 4 loại loại lương thực, thực phẩm khác nhau.
 Đáp án tìm ra ở mỗi hình ảnh có chứa một hoặc một số chữ cái (trong ô màu xanh) có trong từ khoá cần tìm.
* GV lần lượt trình chiếu các hình ảnh 
 - Hình 1: tìm từ khoá ứng với hình 1, từ khoá có 7 chữ cái?
- Hình 2: tìm từ khoá ứng với hình 2, từ khoá có 6 chữ cái?
- Hình 3: tìm từ khoá ứng với hình 3, từ khoá có 6 chữ cái?
- Hình 4: tìm từ khoá ứng với hình 4, từ khoá có 8 chữ cái?
* Sau khi tìm ra từ chìa khoá GV bổ sung thêm kiến thức cho Học sinh về:
+ Năng lương cung cấp của 1gam protein,lipit,gluxit 
+ Nguồn thực phẩm chứa các chất sinh năng lương protein,lipit,gluxit .
+ Bảng tóm tắt vai trò chủ yếu của một số vitamin.
+ Bảng tóm tắt vai trò chủ yếu của một số muối khoáng .
* Khán giả nắm được thể lệ vòng thi thứ ba.
* Khán giả nhanh chóng đưa ra đáp án cho mỗi câu hỏi mà GV đưa ra.
* Học sinh ghi nhận thêm thông tin về +Năng lương cung cấp của 1gam protein,lipit,gluxit 
+Nguồn thực phẩm chứa các chất sinh năng lương protein,lipit,gluxit .
+Bảng tóm tắt vai trò chủ yếu của một số vitamin.
+Bảng tóm tắt vai trò chủ yếu của một số muối khoáng .
Đáp án Hình 1: 
NHO CHÍN
Đáp án Hình 2: 
HẠT LẠC
Đáp án Hình 3: 
BẮP NGÔ
Đáp án Hình 4: 
ĐƯỜNG MÍA
Từ chìa khóa là: 
NĂNG LƯỢNG
Các hợp chất hữu cơ protein, lipit, gluxit là những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể:
 + 1 gam protein được oxi hoá hoàn toàn giải phóng 4,1kcal
 + 1 gam lipit được oxi hoá hoàn toàn giải phóng 9,3 kcal.
 + 1 gam gluxit được oxi hoá hoàn toàn giải phóng 4,3kcal.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lí cần phân bố các chất dinh dưỡng sinh năng lượng 
*Với người lớn : 
Chất bột đường
Chất
đạm
Chất
béo
65%
15%
25%
*Với trẻ em:
Chất bột đường
Chất
đạm
Chất
béo
55%
15%
30%
 Những loại thực phẩm chứa chất béo(lipit) là: mỡ gà, mỡ lợn,mỡ bò, dầu lạc, dầu vứng, dầu cọ, dầu oliu, dừa,  
 Những loại thực phẩm chứa chất đường bột (gluxit) là: gạo, ngô, khoai, sắn, quả ngọt, đường mía, mật ong 
 Những loại thực phẩm chứa chất đạm (protein) là: các loại thịt, cá, tôm, cua, ốc, ếch, trứng, sữa, gạo, đậu đỗ, vừng, lạc, 
 Những chất dinh dưỡng không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, các chất khoáng và nước. Trong đó vitamin và muối khoáng tuy không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống, cần cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và muối khoáng theo một tỉ lệ hợp lý bằng cách phân phối các loại thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày
Hoạt động 4: Thi trình bầy về:
Sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong cơ thể người.
(Thời gian 20 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Giáo viên: các chất dinh dưỡng có trong thức ăn của con người (lipit, 
gluxit, protein ) dù đã được chế biến nấu chín nhưng vẫn còn rất “thô” so với tiêu chuẩn hấp thụ của cơ thể người. Bởi vậy cần hoạt động tiêu hoá. Bằng kiến thức các em đã học về cấu tạo cơ thể người, tiêu hoá ở môn sinh học lớp 8; bài 11-Vận chuyển các chất qua màng sinh chất (Sinh học 10 chương trình chuẩn).
Hãy trình bầy về sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng (thức ăn) trong cơ thể người.
Giáo viên chiếu Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá của con người và biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non trên màn hình lớn đồng thời phát cho đội chơi sơ đồ trên để các đội thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu các đội chơi ghi lại những ý chính cần làm rõ, nạp lại cho Ban giám khảo trước khi lên trình bầy . 
* Giáo viên thông báo:
- Thời gian thảo luận của các đội là 5 phút.
- Thời gian cho các đội lên trình bầy là 3 phút.
 + Trình bầy đúng, mạch lạc, đầy đủ được cộng 15 điểm.
 + Trình bầy đúng, đầy đủ nhưng chưa mạch lạc được 10 điểm 
+ Trình bầy chưa đầy đủ nhưng đúng được 5 điểm.
+ Điểm thời gian: Đúng quy định thời gian được cộng 10 điểm
+ Qúa thời gian theo quy đinh (từ 1 phút trở xuống) được cộng 5 điểm; Qúa thời gian theo quy đinh (từ 1 phút trở lên) được cộng 2 điểm.
- giáo viên công bố điểm cho các đội ở vòng 2.
- ba đội nắng vững luật chơi.
- Mỗi đội sử dụng sơ đồ 
giáo viên cung cấp và bằng kiến thức của mình các thành viên trong nhóm thảo luận đưa ra nội dung chính sau đó cử đại diện của nhóm lên trình bầy .
* HS ghi nhận điểm số đã đạt được của đội mình.
Các chất dinh dưỡng sau khi chế biến nấu nướng hợp vệ sinh được đưa vào khoang 
miệng ở đây diễn ra các hoạt động: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, hoạt động của enzim (men) amilaza trong nước bọt, tạo viên thức ăn.
Kết quả phân tích hoá học cho biết enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ .
Viên thức ăn được nuốt, đẩy xuống thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày. Nhờ cấu tạo đặc biệt của dạ dày nên thức ăn xuống đây được làm nhuyễn và đảo lộn cho thấm đều dịch vị. Loại thức ăn protein được phân cắt một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin. Thức ăn được tiêu hoá ở đây từ 3 – 6 giờ, rồi được đẩy từng đợt xuống ruột non, thức ăn xuống đến ruột non biến đổi tiếp về mặt lí học và hoá học, nhưng hoá học là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hoá hỗ trợ, như gan, tụy, các tuyến ruột nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, protein) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, glixerin, axit béo, 
axit amin). Các tế bào lông 
nhu của ruột hấp thụ theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
+ Cơ chế thụ động: tuân theo nguyên lý khuyếch tán. Đó là chất dinh dưỡng vận chuyển qua màng tế bào đi từ nơi có nồng độ chất cao đến nơi có nồng độ chất thấp.
+ Cơ chế chủ động: tế bào chủ động hấp thụ chất cần thiết ở môi trường, ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với bên trong tế bào. Các chất hấp thụ tuy đi theo hai đường: máu và bạch huyết, nhưng cuối cùng vẫn được hoà chung và phân phối đến các tế bào cơ thể.
Gan tham gia điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất độc có hại với cơ thể .
 Thức ăn xuống ruột già, nước trong phần còn lại của dịch thức ăn tiếp tục được hấp thụ, phần chất bã còn lại trở nên rắn đặc hơn và vi khuẩn tại đây lên men thối rồi thải thành phân. Sự co bóp của các cơ ở hậu môn hối hợp với các cơ thành bụng giúp ta thải phân ra ngoài khi đại tiện. 
Hoạt động 5: Thảo luận, đưa ra những chú ý trong sinh hoạt và ăn uống để có sức khoẻ tốt.
( Thời gian 15 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* GV đặt vấn đề: 
 Để có sức khoẻ học tập tốt trong sinh hoạt và ăn uống em cần chú ý những gì ?
*GV bổ sung thêm các hình ảnh về 
+Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người khác nhau .
+Tháp dinh dưỡng thức ăn .
+Video dinh dưỡng mùa thi
*GV bổ sung thêm một số sai lầm cần tránh khi ăn uống và sinh hoạt của học sinh trong các kì thi :
+ Quan niệm sai lầm kiêng 1 số thực phẩm như: trứng, bí, lạc, chuối , hay ăn não bổ não, dùng thuốc bổ não, ăn chay.
Cần cung cấp một khẩu phần ăn uống hợp lí, dựa vào thành phần giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Cần đảm bảo 3 bữa chính và thêm 1-3 bữa phụ.
 Mà trong bữa chính cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm bột đường (gluxit), nhóm chất đạm (protein), nhóm chất béo (lipit) và nhóm vitamin, khoáng chất, nước. 
+ Không nên thức quá khuya phải đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một 
ngày làm việc căng thẳng 
* HS thảo luận và giơ tay phát biểu ý kiến.
*HS ghi nhận thêm thông tin mà GV cung cấp .
- Làm việc khoa học: có kế hoạch cụ thể, học tập liên tục bền bỉ tránh học tập quá căng thẳng dồn ép trước kì thi.
- Cần cung cấp một khẩu phần ăn uống hợp lí, dựa vào thành phần giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Cần đảm bảo 3 bữa chính và thêm 1-3 bữa phụ.
 Mà trong bữa chính cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm bột đường (gluxit), nhóm chất đạm (protein), nhóm chất béo (lipit) và nhóm vitamin, khoáng chất, nước. 
- Biết các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng có hiệu quả .
+Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng .
+Ăn uống vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hoá .
+Ăn chậm nhai kĩ ,ăn đúng giờ ,đúng bữa,hợp khẩu vị .Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn .Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để có sự tiêu hoá chất dinh dưỡng được hiệu quả .
- Kết hợp giữa lao động, học tập và vui chơi hợp lí .
- Tuyên truyền lên án những hành vi vì lợi nhuận mà làm mất vệ sinh an toàn lương thưc ,thực phẩm hưởng đến sức khoẻ của con người .
Hoạt động 6: Tổng kết buổi ngoại khoá. ( Thời gian 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 * GV thông bảo điểm số mỗi đội. Trao quà cho đội giải nhất, nhì ba.
* GV thu phiếu học tập về nhà đã phát từ trước 
*GV phát phiếu học tập để học sinh về nhà làm .
* GV tổng kết nhận xét, đánh giá buổi ngoại khoá của lớp.
 *HS theo lắng nghe. 
* HS nộp lại phiếu học tập
* HS nhận phiếu học tập về nhà làm. 
* 3 đội thi lên nhận giải.
Phiếu học tập về nhà : 
Họ và tên: ............................... Lớp 12A1
 Dựa vào bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam và bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm, em hãy xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân và gia đình sao cho phù hợp. 
Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 
(Theo viện dinh dưỡng – Bộ y tế Việt Nam, 2000)
Bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm
(Theo viện dinh dưỡng – Bộ y tế Việt Nam, 2000)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lien_mon_thpt.doc