Hướng dẫn ôn tập học kì I – Môn Vật lý 9

LÍ THUYẾT

Câu 1: Nêu cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. Vẽ sơ đồ mạch điện.

a) Nêu cách xác định:

- Mắc mạch điện sao cho ampe kế nối tiếp với dây dẫn, vôn kế song song với dây dẫn :

- Ampe kế đo cường độ dòng điện I qua dây dẫn

- Vôn kế đo hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn

- Áp dụng công thức tính được điện trở của dây dẫn .

Câu 2: Phát biểu định luật Jun – Lenxơ, viết hệ thức và cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong hệ thức.

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

Hệ thức:

Trong đó:

I :cường độ dòng điện (A) R: điện trở ()

t : thời gian (s) Q: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn(J)

 

docx 10 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1029Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I – Môn Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌ VÀ TÊN: LỚP:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKI – MÔN VẬT LÝ 9
(Từ bài 1 đến bài 26)
LÍ THUYẾT
A
V
+
-
A
Câu 1: Nêu cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. Vẽ sơ đồ mạch điện.
a) Nêu cách xác định:
- Mắc mạch điện sao cho ampe kế nối tiếp với dây dẫn, vôn kế song song với dây dẫn : 
- Ampe kế đo cường độ dòng điện I qua dây dẫn
- Vôn kế đo hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn
- Áp dụng công thức tính được điện trở của dây dẫn .
Câu 2: Phát biểu định luật Jun – Lenxơ, viết hệ thức và cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong hệ thức.
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Q = I2.R.t
Hệ thức:	
Trong đó:
I :cường độ dòng điện (A)	R: điện trở (W)
t : thời gian (s)	Q: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn(J)
Lưu ý: Nếu đo nhiệt lượng Q bằng đơn vị Calo thì hệ thức được viết: 
Q = 0,24.I2.R.t 
Câu 3: Phát biểu định luật Ôm. Viết công thức và cho biết tên, đơn vị các đại lượng trong công thức.
* Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Trong đó : U : hiệu điện thế (V)
 I: Cường độ dòng điện (A)
 R : Điện trở (W)
Câu 4: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Điều đó có ý nghĩa gì?
220V là hiệu điện thế định mức của đèn .
75W là công suất định mức của đèn.
Câu 5: 	a/Khi sử dụng điện, để đảm bảo an toàn ta cần chú ý những điều gì?
 	b/Để sử dụng tiết kiệm điện năng, theo em cần làm những việc gì?
	c/ Lợi ích của việc tiết kiệm điện năng?
a/ Để đảm bảo an toàn điện , cần chú ý:
	- Ngắt điện khi sửa chữa, treo biển báo để cảnh báo .
	- Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện tốt.
	- Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (mang dép nhựa, đứng trên ghế nhựa) khi sửa chữa điện.
b/ Để tiết kiệm điện năng , cần làm những việc sau :
	- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
	- Sử dụng các dụng cụ điện có công suất phù hợp.
	- Thay bóng đèn dây tóc bằng các bóng đèn tiết kiệm điện.
c/ Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng
Giảm chi tiêu cho gia đình
Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm.
Câu 6: Điện trở của một dây dẫn tiết diện đều phụ thuộc vào các yếu tố nào của dây dẫn ? Viết công thức tính điện trở của dây dẫn theo các yếu tố ấy và cho biết tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức.
	Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn:
	* Lưu ý: ĐIỆN TRỞ SUẤT càng LỚN thì dây dẫn làm bằng chất dó DẪN ĐIỆN càng KÉM.
R = ρ.lS
Trong ñoù: 
 R : Điện trở (W)	: ñieän trôû suaát (.m)
 l : chieàu daøi daây daãn (m)	S: tieát dieän daây daãn (m2)
Câu 7: a) Biến trở là gì? 
b) Giải thích nguyên tắc hoạt động của biến trở? 
c) Trên biến trở con chạy có ghi (100W - 2A) có ý nghĩa gì?
a) Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
b) Khi di chuyển con chạy, điện trở của biến trở thay đổi, làm cường độ dòng điện trong mạch bị thay đổi theo.
c) (100W -2A )có ý nghĩa:
	- Điện trở lớn nhất của biến trở là 100W.
	- Cường độ dòng điện lớn nhất mà biến trở chịu được là 2A.
Câu 8 : Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng ?
	- Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng.
 Khi quạt điện , bàn là , bóng đèn dây tóc hoạt động , điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào ?
* Quạt điện : Điện năng chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng.
* Bàn là : Điện năng chuyển hóa hầu hết thành nhiệt năng .
* Bóng đèn dây tóc : Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng .
Câu 9: Định nghĩa công của dòng điện ? Viết công thức và cho biết tên , đơn vị của các đại lượng trong công thức. 
Định nghĩa: Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Coâng thöùc : 
 P.
Trong ñoù:
	U: hieäu ñieän theá(V)	I: cöôøng ñoä doøng ñieän(A)
	t: thôøi gian(s)	P :Công suất (W)
	A: coâng cuûa doøng ñieän(J)
Câu 10: Nêu công dụng và phát biểu qui tắc nắm tay phải ?
* Công dụng : dùng để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
* Phát biểu : Naém baøn tay phaûi, roài ñaët sao cho boán ngoùn tay höôùng theo chieàu doøng ñieän chaïy qua caùc voøng daây thì ngoùn tay caùi choaõi ra chæ chieàu cuûa ñöôøng söùc töø trong loøng oáng daây.
Câu 11: Viết công thức tính I ,U ,R trong đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2
 I = I1 = I2
 U = U1 + U2
 Rtđ = R1+ R2 
Câu 12: Viết công thức tính I ,U ,R trong đoạn mạch gồm R1 song song R2
 I =I 1+ I2
 U = U1 = U2
 1 Rtđ=1R1+1R2 hay Rtđ = R1.R2 R1+R2
Câu 13: R1 nối tiếp R2 , chứng minh : =
 Vì R1 nt R2: I1 = I2 
 ð = 
 ð=
Câu 14: R1 song song R2 , chứng minh : 
 vì R1 ¤¤ R2 : U1 = U2
	 Þ I1.R1= I2.R2 	
 Þ 
Câu 15: Bảng đại lượng
Ký hiệu
Tên
Đơn vị
Ký hiệu
Tên
Đơn vị
R
Điện trở
Ω
l
Chiều dài
m
ρ
Điện trở suất
Ωm
S
Tiết diện
m2
I
Cường độ dòng điện
A
U
Hiệu điện thế 
V
P
Công suất
W
A
Công của dòng điện (Lượng điện năng tiêu thụ)
J
Q
Nhiệt lượng
J
t
Thời gian
s
 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP BÀI TẬP KIỂM TRA HKI
1/ Dạng 1: Tính điện trở của dây dẫn
R = ρ.lS
	Công thức: 
	* Lưu ý: nếu tiết diện có đơn vị là mm2 thì phải đổi sang m2: a (mm2) = a. 10-6 (m2)
Bài 1: Một cuộn dây có chiều dài 3,2 m được quấn bằng dây nikêlin có tiết diện 0,1mm2 và điện trở suất 0,4.10-6 Ωm. Tính điện trở của dây dẫn nikêlin trên.
Lời giải: S = 0,1 mm2 = 0,1. 10-6 m2
Điện trở: R= ρls=0,4.10-6.3,20,1. 10-6=12,8Ω
Bài 2: 
	a/ Tính điện trở của một dây đồng có chiều dài 4m , tiết diện 2mm2 , điện trở suất 1,7.10-8 Ωm.
	b/ Nếu kéo dây đồng ra cho chiều dài tăng gấp đôi thì điện trở của dây bằng bao nhiêu? (thể tích dây không đổi)
Bài 3: 
	a/ Tính điện trở của một dây đồng có chiều dài 12 m , tiết diện 5 mm2 , điện trở suất 1,7.10-8 Ωm.
	b/ Nếu cắt đôi dây đồng trên thành 2 phần bằng nhau, thì điện trở 1 phần là bao nhiêu? 
Bài 4: 
	a/ Tính điện trở của một thỏi sắt có chiều dài 20 cm , tiết diện 10 mm2.
	b/ Nếu mài mòn thỏi sắt trên sao cho tiết diện còn một nửa, chiều dài như cũ. So sánh điện trở của thỏi sắt mới và thỏi sắt cũ.
Bài 5: Xem bảng điện trở suất ở 20oC của một số kim loại.
Kim loại
Điện trở suấtρ (Ω.m)
Bạc
1,6. 10-8
Đồng
1,7. 10-8
Nhôm
2,8. 10-8
Vônfam
5,5. 10-8
Sắt
12,0. 10-8
a) Trong các kim loại ở bảng trên, hãy cho biết kim loại nào dẫn điện tốt nhất? Kim loại nào dẫn điện kém nhất? (DẪN ĐIỆN TỐT NHẤT KHI ĐIỆN TRỞ SUẤT NHỎ NHẤT)
	b) Một dây dẫn dài 3,6m; tiết diện 0,03mm2 làm bằng hợp kim có điện trở suất 0,5.10-6 Ωm. Tính điện trở của dây dẫn.
	c) Một dây nhôm có chiều dài 4.2 m; tiết diện 2,5. 10-6 m2 . Tính điện trở của dây nhôm.
2/ Dạng 2: Bài tập về biến trở.
Bài 6: Hình 1
 Một biến trở con chạy như hình 1. Để tăng điện trở của biến trở, thì cần di chuyển con chạy C về phía điểm nào? Tại sao?
Lời giải: 
+ Di chuyển con chạy C về phía điểm B.
+ Vì điện trở R tỉ lệ thuận với chiều dài l nên chiều dài của biến trở tăng dẫn đến điện trở của biến trở tăng.
Bài 7: Một biến trở con chạy như hình 1. Để giảm điện trở của biến trở, thì cần di chuyển con chạy C về phía điểm nào? Tại sao?
Bài 8: Một biến trở con chạy như hình 1. Di chuyển con chạy C về phía điểm A thì điện trở của biến trở tăng hay giảm? Tại sao?
Bài 9: Một biến trở con chạy như hình 1. Di chuyển con chạy C về phía điểm B thì điện trở của biến trở tăng hay giảm? Tại sao?
Bài 9*: Cho sơ đồ mạch điện như hình 1. Khi đẩy con chạy C về sát điểm N thì biến trở có điện trở lớn nhất.
Hãy cho biết con chạy của biến trở được di chuyển như thế nào trong sơ đồ mạch điện trên để đèn sáng nhất? Vì sao? 
3/ Dạng 3: Bài tập về định luật Jun – Len xơ:
Bài 10: a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.
b) Dòng điện có cường độ 2A chạy qua một dây dẫn có điện trở 500Ω trong vòng 7 giờ. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.
Lời giải:
a) Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Q = I2.R.t
Hệ thức:	
Trong đó:
I :cường độ dòng điện (A)	R: điện trở (W)
t : thời gian (s)	Q: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn(J)
b) Nhiệt lượng tỏa ra: Q = I2Rt = 22.500.7 = 14000 J
Bài 11: a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.
b) Dòng điện có cường độ 0,5A chạy qua một dây dẫn có điện trở 400Ω trong vòng 10 phút. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.
Bài 12: a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.
b) Dòng điện có cường độ 2,5A chạy qua một dây dẫn có điện trở 600Ω trong vòng 2 giờ. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.
Bài 13: a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.
b) Dòng điện có cường độ 1,2A chạy qua một dây dẫn có điện trở 300Ω trong vòng 3 giờ. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.
Bài 14: a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.
b) Dòng điện có cường độ 1,5 A chạy qua một dây dẫn có điện trở 300Ω trong vòng 3 phút. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.
Bài 15: a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.
b) Dòng điện có cường độ 0,2A chạy qua một dây dẫn có điện trở 30Ω trong vòng 15 phút. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.
4/ Dạng 4: Bài tập về thông số định mức:
Bài 16: Một bóng đèn có ghi 12V-6W. Đèn được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức. 
a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.
b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 1 giờ.
Lời giải: 
a) 12V là hiệu điện thế định mức của đèn. 6W là công suất định mức của đèn.
b) Vì Uđ = Uđm è Pđ = Pđm = 6 W = 6. 10-3Kw
Lượng điện năng tiêu thụ: A = P. t = 6. 10-3. 1 = 6.10-3 kWh
Bài 17: Một bóng đèn có ghi 220V-60W. Mắc vào 2 đầu bóng đèn một hiệu điện thế 220V. 
a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.
b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 2 giờ.
Bài 18: Một bóng đèn có ghi 12V- 4W. Đèn được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức. 
a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.
b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 15 phút.
Bài 19: Một bóng đèn có ghi 220V-40W. Mắc vào 2 đầu bóng đèn một hiệu điện thế 220V. 
a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.
b) Tính điện trở của đèn.
Bài 20: Một bóng đèn có ghi 220V- 24W. Công suất tiêu thụ hiện tại của đèn là 24W.
a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.
b) Tính điện trở của đèn.
Bài 21: Một bóng đèn có ghi 12V-6W. Đèn được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức. 
a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.
b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 10 phút.
Bài 22: Đèn có ghi (220V – 100W) , người ta dùng bóng đèn này ở hiệu điện thế 220V. Tính :
	a/ Điện năng mà đèn tiêu thụ trong 30 ngày biết mỗi ngày thắp sáng 5 giờ.
	b/ Tiền điện phải trả trong 30 ngày . Biết 1kWh là 2000 đồng
5/ Dạng 5: Bài tập về đoạn mạch cơ bản.
Bài 23: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 6Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 9V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở 
	b/ Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở và của đoạn mạch AB
Lời giải: 
a) Điện trở tương đương: Rtd = R1 + R2 = 12 + 6 = 18 Ω
Cường độ dòng điện: I1 = I2 = I = U / Rtd = 9 / 18 = 0,5 A
Hiệu điện thế của mỗi điện trở:
	U1 = I1R1 = 0,5.12 = 6V
	U2 = I2R2 = 0,5.6 = 3V
b) Công suất của mỗi điện trở:
	P1 = U1I1 = 6.0,5 = 3W
	P2 = U2I2 = 3..0,5 = 1,5W
Công suất của mạch:
	P = UI = 9.0,5 = 4,5W (hoặc P = P1 + P2 = 3 + 1,5 = 4,5W)
Bài 24: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 30 mắc nối tiếp với điện trở R2 . Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 7,2V. Tính R2
	b/ Tính nhiệt lượng tỏa ra ở R1 trong 5 phút
Bài 25: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 30Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 20Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
	b/ Tính công của dòng điện sản ra ở đoạn mạch trong 10 phút
Bài 26: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 20Ω mắc song song với điện trở R2 = 80Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở .
	b/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
Bài 27: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 10Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 20Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB. 
	a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở
	b/ Ở nhánh có điện trở R2 , mắc nối tiếp điện trở R3 với R2 . Trong cùng thời gian , để Q1=3Q23 . Tính R3
Bài 28: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 50Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 10Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở
	b/Tính công suất tiêu thụ của R1 và công mà đoạn mạch sản ra ở toàn mạch trong 1 phút
Bài 29: Đoạn mạch MN gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch MN.
	a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch MN và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
	b/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
Bài 30: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 6Ω mắc song song với điện trở R2 = 30Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a/Tính điện trở tương đương đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b/Tính công mà đoạn mạch AB sản ra trong 15 phút.
Bài 31: R1 = 30Ω mắc nối tiếp với R2 = 20Ω, đặt vào 2 đầu đoạn mạch trên một hiệu điện thế 60V . 
a/Tính điện trở tương đương đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b/Tính công mà đoạn mạch sản ra trong 15 phút.
Bài 32: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
	b/ Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở.
6/ Dạng 6: Bài tập về đoạn mạch nâng cao.
LƯU Ý: DẠNG NÀY THƯỜNG NẰM Ở Ý c, DỮ LIỆU LẤY TỪ ĐỀ BÀI LÀ HIỆU ĐIỆN THẾ U TOÀN MẠCH, ĐIỆN TRỞ R1 VÀ ĐIỆN TRỞ R2. KHÔNG LẤY GIÁ TRỊ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I Ở Ý a, b ĐƯỢC.
* Tính điện trở R3 khi biết thêm một giá trị cho trước. 
Cách giải chung: thuật toán bàn cờ kép.
Ví dụ: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 30 Ωmắc nối tiếp với điện trở R2 = 20Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
	b/ Tính nhiệt lượng tỏa ra ở R1 trong 5 phút
	c/ Mắc thêm R3 song song với R2 thì hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là 9V. Tính R3
LỜI GIẢI:
I1 = U1 / R1 = 9 : 30 = 0,3 A.
I = I23 = I1 = 0,3 A
Rtd = U / I = 12 : 0,3 = 40Ω
R23 = Rtd – R1 = 40 – 30 = 10 Ω
1/R23 = 1/R2 + 1/R3 ó 1/10 = 1/20 + 1/R3 ó 1/R3 = 1/10 – 1/20 = 1/20 ó R3 = 20 Ω
Bài 33: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 6Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 9V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở 
	b/ Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở và của đoạn mạch AB
	c/ Mắc thêm R3 song song với R1 thì cường độ dòng điện qua mạch là 0,9A . Tính R3 và công suất tiêu thụ của R3.
* Bài toán tỉ lệ của cường độ dòng điện.
Bài toán 1: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 20Ω nối tiếp điện trở R2 = 30Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 60V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Hình 9
b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
c) Mắc thêm điện trở R3 song song với điện trở R1 như hình 9. Tính điện trở R3 để cường độ dòng điện qua R3 bằng 1/5 cường độ dòng điện qua R1.
LỜI GIẢI ý c: Theo đề I3 = 1/5I1
I1I3=R3R1=I11/5I1=5↔R3=5.R1=5.20=100Ω
Bài toán 2: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 20Ω nối tiếp điện trở R2 = 30Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 60V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Hình 9
b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
c) Mắc thêm điện trở R3 song song với điện trở R1 như hình 9. Tính điện trở R3 để cường độ dòng điện qua R3 bằng 1/5 cường độ dòng điện qua R2.
LỜI GIẢI ý c: Theo đề I3 = 1/5I2 ó I2 = 5I3
Mà (R1 // R3) nt R2 nên I2 = I1 + I3 ó 5I3 = I1 + I3 ó I1 = 5I3 – I3 = 4I3
I1I3=R3R1=4I3I3=4↔R3=4.R1=4.20=80Ω
Bài 34: Giữa hai điểm A và B của mạch điện có điện trở R1 = 30W và R2 = 20W mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B luôn không đổi bằng 12V.
R2
R1
A
B
Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở 
-
+
Tính công mà đoạn mạch sản ra trong 5 phút. 
Hình 5
R3
Mắc thêm R3 song song với điện trở R2 sao cho dòng điện qua R1 có cường độ gấp 5 lần cường độ dòng điện qua R2. Tính điện trở R3. 
Bài 35: Giữa hai điểm A và B của mạch điện có điện trở R1 = 20W và R2 = 30W mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B luôn không đổi bằng 12V.
Hình 5
+
-
R2
R1
A
B
Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở .
Tính công mà đoạn mạch sản ra trong 15 phút. 
R3
Mắc thêm R3 song song với điện trở R2 sao cho dòng điện qua R1 có cường độ gấp 4 lần cường độ dòng điện qua R2. Tính điện trở R3. 
Bài 36: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 10Ω nối tiếp điện trở R2 = 40Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Hình 9
b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
c) Mắc thêm điện trở R3 song song với điện trở R1 như hình 9. Tính điện trở R3 để cường độ dòng điện qua R3 bằng 1/5 cường độ dòng điện qua R2.
* Các dạng bài tỉ lệ của U, P, Q, A thì cũng làm tương tự. Cách giải các bài toán tỉ lệ là dùng công thức tỉ lệ (ở câu 13, câu 14 phần LÝ THUYẾT)
Bài 37: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 20Ω mắc song song với điện trở R2 = 80Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở .
	b/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch
	c/ Mắc thêm R3 nối tiếp với hai điện trở R1 và R2 song song với nhau . Biết U3=2U1 , tính R3
Bài 38: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 32Ω nối tiếp điện trở R2 = 16Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
Mắc thêm điện trở R3 như thế nào vào mạch để hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 bằng hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2. Tính giá trị điện trở R3.
Bài 39: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 . Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB. Cường độ dòng điện qua R1= 0,8A , qua R2=0,4A.
	a/ Tính R1 và R2
	b/ Ở nhánh có điện trở R2 , mắc nối tiếp điện trở R3 với R2 . Trong cùng thời gian , để Q1=3Q23 . Tính R3
Bài 40: Đoạn mạch MN gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch MN.
	a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch MN và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở
	b/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
	c/ Mắc thêm R3 vào đoạn mạch để công suất tiêu thụ của đoạn mạch lớn gấp 2 lần công suất tiêu thụ của đoạn mạch khi chưa mắc R3 vào mạch. Tính R3 và vẽ sơ đồ các cách mắc.
Bài 41: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 6Ω mắc song song với điện trở R2 = 30Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a/Tính điện trở tương đương đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b/Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
 c/Mắc thêm điện trở R3 vào mạch để công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB trong trường hợp này chỉ bằng 1/2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB khi chưa mắc điện trở R3 vào mạch. Tính điện trở R3 và vẽ sơ đồ các cách mắc.
Bài 42: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
	a/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.
	b/ So sánh công suất tiêu thụ của mỗi điện trở.
	c/ Điện trở R1 thực chất bên trong là hai điện trở Ra và Rb mắc song song với nhau. Khi có dòng điện qua mạch thì Pa = 3 Pb. Tính Ra và Rb
7/ Dạng 7: Bài tập về TỪ TRƯỜNG. (cần nắm vững quy tắc NẮM BÀN TAY PHẢI)
Bài 43: 
A
B
N
S
Hình 1
Hình 2
Kim nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây đứng yên như hình 1. Xác định chiều dòng điện trong ống dây và tên các từ cực của ống dây.
Xác định từ cực của ống dây và từ cực của kim nam châm ở hình 2. 
Lời giải:
a) Đầu B: cực Nam.
Đầu A: cực Bắc.
Chiều dòng điện chạy trong ống dây theo hướng từ B đến A.
b) Đầu B: cực Bắc
Đầu A: cực Nam
Với kim nam châm: ở gần đầu B là cực Nam, ở xa đầu B là cực Bắc.
Hình 4
Bài 44: 
Kim nam châm khi đặt trước đầu ống dây dẫn có dòng điện chạy qua đứng yên như hình 4. Hãy xác định tên các từ cực của ống dây và của kim nam châm. 
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Bài 45: Vận dụng qui tắc nắm tay phải, hãy xác định tên các từ cực A, B, C, D của các ống dây có dòng điện chạy qua ở hình 6 hình 7 và hình 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong dan on tap hoc ki 1_12202979.docx