Hướng dẫn tự học bài: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

I.Mục tiêu bài học

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại thông qua một số tri thức về thể loại đã được hình thành ở bài học trước như: tri thức về ngôn từ, hình tượng, biện pháp nghệ thuật, nhịp thơ

 - Phát triển năng lực tư duy, phân tích, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình của học sinh.

 

docx 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học bài: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn tự học bài: NHÀN ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
I.Mục tiêu bài học
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại thông qua một số tri thức về thể loại đã được hình thành ở bài học trước như: tri thức về ngôn từ, hình tượng, biện pháp nghệ thuật, nhịp thơ
 - Phát triển năng lực tư duy, phân tích, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình của học sinh.
II.Hướng dẫn tự học
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
 I.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sgk và tóm tắt những nội dung chính về tác giả, tác phẩm
 II.Hướng dẫn tự học
(phần này giáo viên chia nhóm lớp cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà)
- Gv chia lớp thành 4 nhóm
- nhóm 1,2 tìm hiểu về vẻ đẹp cuộc sống của tác giả, phát phiếu học tập cho nhóm 1,2. Trong phiếu học tập có các câu hỏi:
1, Đọc hai dòng thơ 1,2 cho biết tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ? Em có nhận xét gì về nhịp thơ? Nêu tác dụng?
2, Em có nhận xét gì về cuộc sống khi cáo quan về ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
3, So sánh với cuộc sống ở Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ta thấy có điểm gì chung?
4, Đọc 2 dòng thơ 5,6, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em có nhận xét gì về hình ảnh trong 2 câu thơ? Có ý kiến cho rằng cuộc sống ấy thật khắc khổ, ý kiến của em như thế nào?
Phiếu học tập số 2 dành cho nhóm 3,4: Tìm hiểu về vẻ đẹp nhân cách
1, Đọc câu thơ 3,4 cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
2, Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao”? từ đó em hiểu thế nào về cách nói: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, 
-Người khôn, người đến chốn lao xao”?
3, ta hiểu thực chất quan niệm sống của tác giả là như thế nào? Cách sống ấy thể hiện điều gì?
4, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở hai câu cuối? Cái say giấc chiêm bao của tác giả thể hiện ý nghĩa, quan niệm gì?
III.Câu hỏi vận dụng, mở rộng
(Làm cá nhân hoặc trao đổi theo cặp)
1, Có ý kiến cho rằng quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nối mạch tư tưởng từ Chu Văn An, Nguyễn Trãi: thân nhàn, tâm không nhàn. Về ở ẩn nhưng vẫn canh cánh một lòng lo cho dân, cho nước. Em có tán thành với ý kiến trên không? Tại sao?
2, Trong cuộc sống ngày nay, anh chị quan niệm thế nào là sống nhàn?
3, Sưu tầm những bài thơ mang quan niệm tương tự quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm (có thể giao về nhà)
 I.Đọc hiểu chung
 1.Tác giả
 - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ
-Quê: Hải Phòng
- Đỗ Trạng nguyên năm 1535 và từng làm quan dưới triều Mạc
- Là người có học vấn uyên thâm, được suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử
- Sự nghiệp sáng tác:là nhà thơ lớn của dân tộc.
+ tập thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập
+ tập thơ chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi.
 2.Tác phẩm
Nhàn là bài thơ Nôm in trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”
II. Đọc hiểu văn bản
Vẻ đẹp cuộc sống của tác giả
Sử dụng biện pháp liệt kê: mai, cuốc, cần câu 
Điệp số từ “một” kết hợp nhịp thơ 2/2/3
Từ láy “thơ thẩn”
=>tất cả đã sẵn sàng, chu đáo, cho thấy sự ung dung,thanh thản của con người
=>đó là cuộc sống lao động như một lão nông tri điềnở nông thôn, một ông tiều nơi rừng núi với những công cụ lao động thô sơ, giản dị, mai, cuốc, cần câu.
Cuộc sống đó gợi nhớ đến cuộc sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, hai nhà Nho, hai nhà thơ lớn ở hai thế kỉ nhưng gặp nhau ở một điểm chung, chung về lối sống, chung một tấm lòng, một lẽ nhân sinh.
*câu thơ 5,6:
- Hình ảnh thiên nhiên bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
- Món ăn: măng trúc, giá đỗ =>dân dã, đời thường
- Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao => sinh hoạt cũng bình thường như bao người
=>phép đối + liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng. Đó là cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ. Đạm bạc mà thanh nhã, thanh thản, thanh cao. Đó là cuộc sống chan hòa, hòa hợp với tự nhiên, thiên nhiên. Hai câu thơ như vẽ lên bộ tứ bình xuân, hạ, thu, đông với cảnh sinh hoạt mùa nào thức ấy.
2.Vẻ đẹp nhân cách
 - thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ:
Ta dại người khôn
Nơi vắng vẻ chốn lao xao
-Hình ảnh ẩn dụ:+ “Nơi vắng vẻ”: là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi
+ “chốn lao xao”: là nơi quan trường, tấp nập,nơi bon chen quyền lực và danh lợi
=>Cách nói ngược hóm hỉnh, mà thâm trầm, khôn mà dại, dại mà khôn
=> Với Nguyễn Bỉnh Khiêm lối sống nhàn là sống hào hợp với thiên nhiên, hòa hợp với đời sống bình dị, an nhiên, tránh xa vòng danh lợi, chon chen chốn vinh hoa phú quý. Đó là lẽ xuất xử của một nhà Nho thức thời, ưu thời mẫn thế.
*2 câu cuối:
- điển tích: rượu đến cội cây, sẽ uống, nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- nhà thơ tìm đến rượu, uống say, để chiêm bao, để nhận ra lẽ sống. Công danh, phú quý, của cải ở đời chỉ như một giấc mơ dưới gốc cây hòe. Cái tồn tại mãi mãi chính là thiên nhiên, nhân cách con người.
Mặt khác trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cuộc đời ông, thì quan niệm sống ấy là một nhân cách phản đối lại chế độ đương thời, phù hợp với tính cách của ông.

Tài liệu đính kèm:

  • docxNhan_12168770.docx