I, Mục đích yêu cầu
Học sinh được luyện tập về các kháI niệm , điểm thuộc đường , tập hợp, điểm không thuộc tập hợp , tập con, biết cách tìm sồ phần tử của tập hợp
Rèn kĩ năng làm bài và tính toán cho học sinh
II,Phương tiện dạy học,
Giáo viên : Nghiên cứu bài soạn ,chuẩn bị bảng phụ ghi nội bài tập
Học sinh : Ôn tập lý thuyết
III, Tiến hành
A.Ổn định tổ chức
B.Kiểm tra (trong giờ)
C.Luyện tập
Bài tập trắc nghiệm
1. Đánh dấu X vào câu đùng (học sinh dứng tại chỗ trả lời từng câu)
Bài1 : các ví dụ sau đây là tập hợp
a, Các bông hoa trên cây b, 1+2+3+4+5
c, Tất cả học sinh lớp 6A d, câu a và c đúng
7 đều vừa đủ a, Số học sinh lớp 6B là BCNN của 2; 3; 7 b, Số học sinh lớp 6B là BC của 2; 3; 7 không vượt quá 50 c, Số học sinh lớp 6B bằng 2; 3; 7 d, Cả ba câu trên đều đúng Bài 5: Gọi m là số tự nhiên khác 0 nhỏ nhất chia hết cho cả a và b a, m là BC của a và b b, m là ƯC của a và b c, m là ƯCLN của a và b d, m là BCNN của a và b Cho học sinh suy nghĩ làm bài độc lập trong 7 phút. Sau đó gọi học sinh chữa từng câu 1 Đối với mỗi lựa chọn của học sinh đều yêu cầu học sinh giải thích ví sao chọn đáp án đó Bài tập tự luận Bài 1: Tìm BCNN rồi tìm các BC a, 40 và 52 b, 42; 70; 180 c, 9; 10; 11 d, 12; 480; 96 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phần a Phân tích 40 và 52 ra thừa số nguyên tố 40 = 23 . 5 52 = 22 . 13 BCNN(40;52) = 23 . 5 . 13 = 520 BC (40;52) = {520; 1040; 1560; } Tương tự cho học sinh làm phần b c, GV: Có nhận xét gì về 3 số 9; 10; 11? HS: 3 số trên đôi một nguyên tố cùng nhau GV: BCNNcủa chúng tính như thế nào? HS: BCNN(9;10;11) = 9 . 10 . 11 = 990 BC(9;10;11) = {990; 1980; 2970; } Giáo viên nhấn mạnh nếu các số đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN của chúng bằng tích của các số trên d, 12; 480; 96 cho học sinh làm theo cách thông thường (qua 3 bước) GV: Ngoài cách trên còn cách nào khác? HS: Vì nên BCNN(12;96;480) = 480 Giáo viên chốt: Khi tìm BCNN của hai hay nhiều số các em phải quan sát kỹ các số đã cho để tìm ra cách làm nhanh, ngắn gọn, ít sai sót Bài 2: a, Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0, biết rằng b, Tìm số tự nhiên x biết rằng và 0< x< 500 c, Tìm các bội chung của 15 và 25 mà nhỏ hơn 400 a, GV: Số a có quan hệ như thế nào với số 126 và 198 HS: Số a là BCNN(126;198) Giáo viên giảng giải và hướng dẫn học sinh cách trình bày bài Vì và a nhỏ nhất khác 0 Nên a là BCNN(126;198) 126 = 2 . 32 . 7 198 = 2 . 32 . 11 BCNN(126;198) = 2 . 32 . 7 . 11 = 1386 b, GV: Các số x ở phần b khác các số a ở phần a như thế nào? HS: ở phần b tìm BC của 12; 25; 30 nằm trong khoảng từ 0 đến 500 Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày Vì x là BC(12;25;30) và 0< x< 500 12 = 22 . 3 25 = 52 30 = 2 . 3 . 5 BCNN(12;25;30) = 22 . 3 . 52 = 300 BC(12;25;30) = {0; 300; 600; 900; } x = 300 Vậy số tịư nhiên x cần tìm là 300 Tương tự cho học sinh làm phần c d, Tìm số tự nhiên x biết rằng 46 là bội của x – 1 GV: 46 là bội chung của x – 1 thì x – 1 có quan hệ như thế nào với 46? HS: x – 1 là ước của 46 GV: Hãy tìm tập hợp Ư(46) HS: Ư(46) = {1; 2; 23; 46} GV: Các em cho x – 1 lần lượt bằng các ước của 46 từ đó ta tìm được x? Ví dụ : x – 1 = 1 x = 2 N Cho học sinh tìm tiếp và trả lời Đối với các bài tập tìm x các em phải xác định xem số cần tìm thoả mãn các điều kiện gì từ đó đưa ra cách giải Bài 3: Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đều vừa đủ bó. Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500.Tính số sách Gọi học sinh đọc và tóm tắt đầu bài, giáo viên ghi góc bảng GV: Số sách có quan hệ như thế nào với 10; 12; 15 và 18? HS: Số sách chia hết cho 10; 12; 15 và 18. Nên là ƯC của 10; 12; 15 và 18 và nằm trong khoảng 200 đến 500 Gọi học sinh lên bảng làm, giáo viên quan sát học sinh ở dưới làm và sửa sai Gọi số sách là a Vì và 200< a< 500 Nên a là BC(10;12;15;18) và 200< a< 500 Ta có 10 = 2 . 5 12 = 22 . 3 15 = 3 . 5 18 = 32 . 2 BCNN(10;12;15;18) = 22 . 32 . 5 = 180 BC(10;12;15;18) = {0;180;360;540} a = 360 Vậy số sách là 360 cuốn Bài 4: Hai bạn Tùng và Hải thường đến thư viện đọc sách. Tùng cứ 8 ngày đến thư viện một lần. Hải 10 ngày một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện? Tương tự bài tập 3. Gọi 1 học sinh lên bảng làm các học sinh khác làm vào trong vở. Giáo viên quan sát học sinh làm và sửa sai Gọi số ngày cần tìm là a Vì và a là nhỏ nhất Nên a là BCNN(8;10) 8 = 23 10 = 2. 5 BCNN(8;10) = 23 . 5 = 40 a = 10 Vậy sau ít nhất 40 ngầy hai bạn lại cùng đến thư viện Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn Giáo viên chốt: Đối với mỗi bài tập các em phải đọc thật kỹ đầu bài; sau đó xác định bài cho cái gì? bắt tìm cái gì? Từ đó xác định cái cần tìm liên quan đến các yếu tố đã biết như thế nào? Ví dụ: Như bài tập 3 ta tìm BC nhưng bài 4 ta lại tìm BCNN Khi làm bài các em cần phải lưu ý đến cách lập luận bài chặt chẽ, lôgic E. Hướng dẫn về nhà Xem lại dạng bài tập đã chữa tại lớp Ôn tập cách tìm ƯCLN và BCNN Làm bài tập 193- 196/SBT F. Rút kinh nghiệm Tuần 15: luyện tập các bài tập về ƯC, ƯCLN và BCNN I. Mục đích yêu cầu Cho học sinh được rèn cách giải các bài toán có liên quan đến ƯC, ƯCLN và BCNN Rèn cách lập luận chặt chẽ cho học sinh Phát triển tư duy lôgic và khả năng tổng hợp của học sinh II. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn bài Trò : Học bài và làm bài tập đầy đủ III. Tiến trình lên lớp a.ổ định tổ chức b. Kiểm tra(trong giờ học) C. Luyện tập GV: Trong giờ học thêm hôm nay ta đi giải các bài tập có liên quan đến ƯC, ƯCLN, và BCNN Bài 1: Người ta muốn chia 240 bút bi, 210 bút chì và 180 tập giấy thành một số phần thưởng như nhau. Hỏi có thể chia được nhiều nhất là bao nhiêu phần thưởng, mỗi phần thưởng có bao nhiêu bút bi, bút chì, tập giấy? Gọi học sinh đọc đầu lbài GV: Bài cho cái gì? Bắt tìm cái gì? Trong bài lưu ý nhất từ nào? ( Nhiều nhất bao nhiêu phần thưởng) Gọi một học sinh đứng tại chỗ làm giáo viên ghi bảng Gọi số phần thưởng được chia là a (a N*) Vì và a lớn nhất Nên a là ƯCLN(180;210;240) 180 = 22 . 32 . 5 210 = 2 . 3 . 5 . 7 240 = 24 . 3 . 5 ƯCLN(180;210;240) = 2 . 3 . 5 = 30 a = 30 Vậy có thể chia được nhiều nhất 30 phần thưởng Số bút bi trong mỗi phần thưởng là 240 : 30 = 8 (chiếc) Số bút chì trong mỗi phần thưởng là 240 : 30 = 7 (chiếc) Số tập giấy trong mỗi phần thưởng là 180 : 30 = 6 (tập) Trong quá trình làm học sinh có sai xót gì thì giáo viên sửa luôn và chỉ ra nguyên nhân sai của học sinh Bài 2: Lớp 6A có 54 học sinh, lớp 6B có 42 học sinh, lớp 6C có 48 học sinh. Trong ngày lễ kỷ niệm 20 - 11, ba lớp cùng xếp thành một số hàng dọc như nhau để điều hành mà không lớp nào có người lẻ hàng. Tính số hàng dọc nhiều nhất có thể xếp được? Một hàng dọc của mỗi lớp có bao nhiêu học sinh Các làm như bài tập 1, gọi học sinh lên bảng làm Bài 3: Bình có 8 túi mỗi túi đựng 9 viên bi đỏ, 6 túi mỗi túi đựng 8 viên bi xanh, Bình muốn chia đều số bi vào các túi sao cho mỗi túi đều có cả hai loại bi. Hỏi Bình có thể chia số bi đó vào nhiều nhất là bao nhiêu túi? Mỗi túi có bao nhiêu bi đỏ? Bao nhiêu bi xanh? GV: Đối với bài tập này trước tiên ta phải làm như thế nào? HS: Phải tìm xem có bao nhiêu viên bi đỏ, bao nhiêu viên bi xanh Gọi học sinh đứng tại chỗ làm Số viên bi đỏ là 9 . 8 = 72 (viên) Số viên bi xanh là 6 . 8 = 48 (viên) GV: Đến đây ta tiếp tục làm như phần 1 Gọi số túi được chia là a (a N*) Ta có và a lớn nhất Nên a là ƯCLN của 72;48 72 = 23 . 32 48 = 24 . 3 ƯCLN(72;48) = 23 . 3 = 24 Ta có thể chia được nhiều nhất 24 túi Số bi đỏ chia trong mỗi túi là 72 : 24 = 3 (viên) Số bi xanh chia trong mỗi túi là 48 : 24 = 2 (viên) Bài 4: Một liên đội thiếu niên khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 đều thừa 1 người. tính số đội viên của liên đội biết rằng số đó trong khoảng từ 100 đến 150 Gọi học sinh đọc đầu bài, sau đó tóm tắt đầu bài: Cho: số đội viên xếp hàng 2; hàng3; hàng 4; hàng 5 đều thừa 1 Số đội viên trong khoảng từ 100 đến 150 Tìm : Số đội viên của chi đội GV: Nếu gọi số đội viên của chi đội là a () thì a – 1 có quan hệ như thế nào với 2; 3; 4; 5? HS: Ta có GV: Tại sao (a – 1 ) lại chia hết cho 2; 3; 4; 5? HS: Vì a chia hết cho 2; 3; 4;5 đều dư 1 GV: Như vậy a – 1 là BC(2;3;4;5) và Gọi 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở Gọi số đội viên của chi đội là a () Ta có và Nên a – 1 là BC(2;3;4;5) và BCNN(2;3;4;5) = 120 BC(2;3;4;5) = { 0; 120; 240; 360; } a – 1 = 120 Nên a = 121 Vậy số đội viên của liên đội là 121 người Bài 5: Một khối học sinh khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5, hàng 6, đều thiếu 1 người. Nhưng xếp hàng 7 thì vừa đủ. Biết số học sinh chưa đến 300. Tính số học sinh Gọi học sinh đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài giáo viên ghi góc bảng GV: Bài 4 khác bài 5 ở điểm nào? HS: Bài 4 thì xếp hàng thừa 1 còn bài 5 xếp hàng 2; 3; thiếu 1, số học sinh còn chia hết cho 7 và số học sinh nhỏ hơn 300 Cho 2 học sinh ngồi gần nhau trao đổi tìm ra cách làm của bài Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày bài Gọi số học sinh của khối là a Vì số học sinh xếp hàng 2; hàng 3; hàng 4; hàng 5; hàng 6; đều thiếu 1 nên: và 1< a+1 < 301 ( a + 1) là BC(2;3;4;5;6) BCNN(2;3;4;5;6) = 60 BC (2;3;4;5;6) = { 0; 60; 120; 180; 240; 300; } a = { 59; 119; 179; 239; 299; } Mà và a< 300 nên a = 119 Vậy số học sinh của khối là 199 Tương tự cho học sinh làm bài tập sau Bài 6: Một số tự nhiên a khi chia hết cho 4 thì dư 3, chia cho 5 thì dư 4, chia 6 thì dư 5. Tìm số a, biết rằng D.Củng cố Khi làm bài tập ở dạnh toán đố như trên các em cần đọc kỹ đầu bài, sau đó tóm tắt bài cho cái gì, bắt tìm cái gì Phân tích tìm mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm Vận dụng kiến thức đã học để làm bài Chú ý: Khi lập luận phải chặt chẽ, gọn, tránh viết dài dẫn đến sai sót E. Hướng dẫn về nhà Xem lại dạng bài tập đã chữa tại lớp Làm bài tập 197- 212/ SBT F. Rút kinh nghiệm Tuần 16 : luyện tập các dạng bài tập cơ bản của chương I I. Mục đích yêu cầu Vận dụng các kiến thức của chương I vào làm các dạng bài tập cơ bản Rèn kỹ năng làm bài, tính toán, suy đoán và trình bày bài cho học sinh Phát triển tư duy cho học sinh II. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn bài Trò : Ôn tập lý thuyết theo câu hỏi ở cuối chương III. Tiến trình lên lớp a.ổ định tổ chức b. Kiểm tra ( Kết hợp trong giờ) C. Luyện tập Bài 1: thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố a, 160 – (23 . 52 – 6 . 25) b, 4 . 52 – 32 : 24 c, 5871: [928 – (247 – 82) . 5] d, 777 : 7 + 1331 : 113 GV: Nêu thứ tự thực hiện phép tính? HS: + Nếu biểu thức không có dấu ngoặc thì Nâng lên luỹ thừa → nhân chia → cộng trừ + Nếu biểu thức có ngoặc thì làm ( )→ [ ] →{ } và tronh mỗi ngoặc lại áp dụng thứ tự làm như biểu thức không có ngoặc Gọi 1 học sinh thực hiện phần a, giáo viên ghi lên bảng 160 – (23 . 52 – 6 . 25) = 160 – (8 . 25 – 150) = 160 – (200 – 150) = 160 – 50 = 110 Ta có 110 = 2 . 5 . 11 Tương tự gọi 3 học sinh lên bảng làm 3 phần b, c, d Giáo viên lưu ý học sinh cách trình bày bài Bài 2: Tìm x, y biết: a, 128 - 3(x + 4) = 23 b, [(4x + 28) . 3 + 55] : 5 = 35 c, (12x – 43 ) . 83 = 4 . 84 d, 720 : [41 – (2x – 5)] = 23 . 5 GV: Để tìm được x trong các phần trên ta phải dựa vào kiến thức nào đã học? HS: Dựa vào phép toán, và thứ tự thực hiện trong bài tìm x để làm Gọi học sinh đứng tại chỗ làm phần a giáo viên ghi lên bảng a, 128 - 3(x + 4) = 23 3(x + 4) = 128 – 23 3(x + 4) = 105 x + 4 = 105 : 3 x + 4 = 35 x = 35 – 4 x = 31 Vậy x = 31 Tương tự gọi 3 học sinh lên bảng làm 3 phần còn lại e, Tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 5 rồi cộng thêm 16. sau đó chia cho 3 thì được 7 GV: Từ đầu bài trên ta có đẳng thức nào? HS: (5x + 16) : 3 = 7 Gọi 1 học sinh lên bảng giải bài tập (5x + 16) : 3 = 7 5x + 16 = 7 . 3 5x + 16 = 21 5x = 21 – 16 5x = 5 x = 1 Vậy x = 1 GV: Đối với các bài tập dạng trên, ta phải đọc kỹ đầu bài, rồi chuyển về dạng biểu thức để giải tìm x Bài 3: Thay các chữ x, y bởi các chữ số thích hợp để số a, Chia hết cho 2 b, Chia hết cho 5 c, Chia hết cho 2; 3; 5 d, Chia hết cho 2; 9; 5 e, Chia hết cho 45 GV: Để làm bài tập trên ta sử dụng kiến thức nào đã học? HS: Ta sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; và 9 để làm bài GV: Để số chia hết cho 2 thì x,y phải thay các số nào ? HS: y nhận các gía trị 0; 2; 4; 6; 8, còn x tuỳ ý nhận các giá trị từ 0 đến 9 GV: Vậy ta có thể thay được bao nhiêu số chia hết cho 2? HS: Ta có thể thay được 9 . 5 = 45 số Tương tự cho học sinh làm các phần còn lại Gợi ý e, chia hết cho 45 thì phải chia hết cho 5 và 9 GV: như vậy bài tập đưa về tìm x , y để số chia hết cho 9; 5 Bài 4: Một vườn hình chữ nhất có chiều dài 105 m, chiều rộng 60 m. Người ta muốn trồng cây xung quanh vườn sao cho góc vườn có một cây và khoảng cách giữa hai cây liên tiếp bằng nhau. Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp (khoảng cách giữa hai cây là một số tự nhiên với đơn vị là m) khi đó tổng số cây là bao nhiêu? GV: Bài sử dụng kiến thức nào đã học để làm bài? HS: Ta sử dụng ƯCLN GV: Vì mỗi góc vườn trồng một cây nên muốn tìm số cây trồng xung quanh vườn ta làm như thế nào? HS: Ta tìm chu vi của mảnh vườn rồi chia cho khoảng cách lớn nhất giữa 2 cây Gọi 1 học sinh lên bảng làm, các học sinh khác làm vào vở Gọi khoảng cách giữa hai cây là a (mét) Vì và a lớn nhất Nên a là ƯCLN(105;60) 105 = 3 . 5 . 7 60 = 22 . 3 . 5 ƯCLN(105;60) = 3 . 5 = 15 a = 15 (m) Khoảng cách lớn nhất giữa hai cây là 15 (m) Chu vi của mảnh vườn là (105 + 60 ) . 2 = 330 (m) Số cây trồng được là 330 : 15 = 22 (cây) Bài 5: Có 133 quyển vở, 80 bút bi, 170 tập giấy. Người ta chia vở, bút bi, giấy thành các phần thưởng đều nhau, mỗi phần thưởng gồm cả ba loại. Nhưng sau khi chia còn thừa 13 quyển vở, 8 bút bi, 2 tập giấy không đủ chia vào các phần thưởng. Tính xem có bao nhiêu phần thưởng? Gọi học sinh đọc đầu bài và tóm tắt GV: Bài 5 khác bài 4 ở chỗ nào HS: trong mbài 5 có phép chia có dư GV: Để làm bài các em phải trừ phần dư rồi làm như bài tập 4 Bài tập này các em về ,nhà hoàn thành Bài 6: Ba con tầu cập bến theo cách sau: TàuI cứ 15 ngày cập bến một lần, tầu II cứ 20 ngày cập bến một lần, tầu III cứ 12 ngày cập bến một lần. Lần đầu cả ba tầu cùng cập bến vào một ngày.Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày cả ba tầu lại cùng cập bến ? Gọi học sinh đọc bài và tóm tắt đầu bài, giáo viên ghi góc bảng GV: Ta sử dụng kiến thức đã học nào để làm bài tập trên? HS: Tìm BCNN Gọi một học sinh đứng tại chỗ làm bài, giáo viên ghi bảng, sửa sai nếu có Gọi số ngày mà ba tàu lại cùng cập bến một lần nữa là a Vì và a nhỏ nhất Nên a là BCNN(15;12;20) 15 = 3 . 5 12 = 22 . 3 20 = 22 . 5 BCNN(12;15;20) = 22 . 3 . 5 = 60 a = 60 Vậy sau ít nhất 60 ngày thì 3 tàu lại cìng cập bến một lần nữa D.Củng cố Trong buổi học này thầy trò ta đã ôn lại một số bài tập cơ bản của chương I, về nhà các em xem lại bài tập và ghi nhớ phương pháp giải từng dạng bài Tuần 17 : luyện tập một số bài tập cơ bản về đoạn thẳng I. Mục đích yêu cầu Học sinh được luyện một số bài tập cơ bản vềđoạn thẳng như tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh điểm nằm giữa 2 điểm, chứng minh một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng Rèn kỹ năng về đoạn thẳng, vẽ trung điểm của đoạn thẳng, tính toán Phát triển tư duy lôgic cho học sinh II. Chuẩn bị Thầy: Nghiên cứu soạn bài Trò : Học bài và làm bài đầy đủ III. Tiến trình lên lớp a.ổ định tổ chức b. Kiểm tra Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi 1, Khi nào có đẳng thức AM + MB = AB? 2, Nêu định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng? C. Luyện tập Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: a, Hai đoạn thẳng bao giờ cũng cắt nhau tại hai điểm b, Đoạn thẳng và tia cho trước bao giờ cũng cắt nhau tại một điểm c, Đường thẳng và đoạn thẳng không thể có điểm chung d, Đoạn thẳng có thể cắt, có thể không cắt một đoạn thẳng khác, một tia một đường thẳng Câu 2: (xem hình vẽ) a, Đoạn thẳng AB cắt tia Ot , cắt đường thẳng xy , không cắt đoạn thẳng CD b, Đoạn thẳng AB không cắt đoạn thẳng CD, không cắt dường thẳng xy, cắt tia Ot c, Đoạn thẳng AB cắt tia Ot và đường thẳng xy d, Đoạn thẳng AB cắt cả tia Ot, đoạn thẳng CDvà đường thẳng xy Câu 3: Trên đường thẳng x, y lấy 3 điểm M, N, P. Có bao nhiêu đoạn thẳng? a, Hai đoạn thẳng MN, NP b, Ba đoạn thẳng NM, MP, NP c, Bốn đoạn thẳng MN, NM, NP, PN d, Sáu đoạn thằng MN, NM, MP, PM, NP, PN Câu 4: Một đường thẳng xy vẽ qua hai điểm A và B.Trên đoạn thẳng AB lấy điểm C không trùng A và không trùng B a, C và A nằm cùng phía đối với B b, C và B nằm cùng phía đối với A c, C nằm giữa B và A d, Cả ba câu trên đều đúng Câu 5: Để đo độ dài đoạn thẳng người ta dùng các dụng cụ a, Thước gấp b, Thước xích c, Thước dây d, Cả ba câu trên đều đúng Câu 6 : Hình vẽ bên là: a, Đoạn thẳng AB b, Đoạn thẳng BA c, Tia AB d, Đường thẳng AB Câu 7: Cho 3 điểm A, B, C biết AB = 2 cm, AC = 3 cm ta nói: a, B nằm giữa A và C b, A nằm giữa B và C c, C nằm giữa A và B d, Không kết luận được điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại Câu 8: Cho 3 điểm thẳng hàng A, B, C theo thứ tự đó và biết AC = 2AB a, A là trung điểm BC b, B là trung điểm AC c, C là trung điểm AB d, Không có điểm nào là trung điểm Câu 9: Ta có AM = MB = 6 cm a, M là trung điểm của đoạn thẳng AB b, A trùng với B c, M không phải là trung điểm của AB d, M là trung điểm của AB khi M nằm giữ A và B Câu 10: Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi a, MI = IN b, MI = IN = MN : 2 c, I nằm giữa M và N d, Cả ba câu ở trên đều đúng Cho học sinh suy nghĩ làm bài trong thời gian 10 phút sau đó gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời lần lượt từng câu một Bài tập tự luận Bài 1: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 5 cm, OB= 8 cm.Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? (khi đó độ dài AB = ?) Gọi học sinh lên bảng vẽ hình O A B x GV: Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? Vì sao? HS: Vì trên tia Ox có OA = 5 cm, OB = 8 cm OA < OB (vì 5 < 8) Nên A nằm giữa 2 điểm O và B Bài 2: Trên đoạn thẳng AB = 7 cm, lấy điểm I sao cho AI = 3,5 cm. Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Gọi học sinh lên bảng vẽ hình (giáo viên dọc chậm cho học sinh vẽ) A I B Cho AB = 7 cm, AI = 3,5 cm .Hỏi điểm I có phải là trung điểm của AB? GV: Để trả lời I là trung điểm của AB ta phải chỉ ra điều gì? HS: I nằm giữa 2 điểm A và B ; IA = IB Cho học sinh suy nghĩ làm bài độc lập sau đó gọi học sinh lên bảng trình bày Ta có AB = 7 cm , AI = 3,5 cm mà I AB AI < AB ( 3,5 < 7) Nên điểm I nằm giữa 2 điểm A và B (1) AI + IB = AB Thay số 3,5 + IB = 7 IB = 7 – 3,5 = 3,5(cm) Do đó IA = IB (2) Từ (1) (2) I là trung điểm của đoạn AB Bài 3: Cho đoạn thẳng PQ = 10 cm, trên đoạn thẳng PQ lấy hai điểm A và B sao cho PB = QA = 8 cm. Gọi I là trung điểm đoạn thẳng AB. a, Tính độ dài hai đoạn thẳng IA, IB b, Chứng tỏ I là trung điểm của đoạn thẳng PQ Gọi học sinh đọc đầu bài, sau đó gọi học sinh lên bảng vẽ hình, giáo viên đọc chậm P A I B Q GV: Bài cho gì và bắt tìm gì? HS: Cho : PQ = 10 cm, PB = 8 cm, QA = 8 cm I là trung điểm AB Tìm: IA = ?, IB = ? Chứng tỏ I là trung điểm PQ? GV: Để tính được IA = ?, IB = ? ta phải làm gì? HS: Ta phải tính được AB Gọi học sinh lên bảng tính AB Trên PQ có PB = 8 cm, PQ = 10 cm Nên PB < PQ ( 8 < 10) Do đó điểm B nằm giữa 2 điểm P và Q PB + BQ = PQ Thay số 8 + BQ = 10 BQ = 10 – 8 BQ = 2 ( cm) Trên tia PQ có QB = 2 cm, QA = 8 cm Nên QB < QA (2 < 8) Do đó điểm B nằm giữa 2 điểm A và Q AB + BQ = QA Thay số AB + 2 = 8 AB = 8 – 2 = 6 (cm) Vì I là trung điểm của AB Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ làm, học sinh khác làm vào vở phần tiếp theo Chứng tỏ I là trung điểm PQ Ta có B nằm giữa 2 điểm I và Q Nên IB + BQ = IQ Thay số ta có 3 + 2 = IQ IQ = 5 (cm) Ta có I nằm giữa 2 điểm P và Q Nên PI + IQ = PQ Thay số PI + 5 = 10 PI = 10 – 5 = 5 (cm) Và I nằm giữ 2 điểm P và Q Nên I là trung điểm PQ Giáo viên lưu ý học sinh bài tập này là bài tập tổng hợp nên các em cần phải suy nghĩ kỹ trước khi làm Tương tự cho học sinh làm bài tập sau Bài 4 : Cho đoạn thẳng AB = 5 cm, gọi I là trung điểm AB. Trên tia BA lấy điểm M sao cho BM = 7 cm, trên tia AB lấy điểm N sao cho AN = 7 cm . I có là trung điểm đoạn thẳng MN không? Vì sao? Bài 5: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, N là trung điểm đoạn thẳng AM. Không đo độ dài các đoạn thẳng,hãy tính tỉ số độ dài của đoạn thẳng AN và AB Gọi học sinh đọc đầu bài, giáo viên đọc chậm gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình A N M B GV: M là trung điểm của AB thì tỉ số của bằng bao nhiêu? Vì sao? HS: Vì M là trung điểm của AB nên do đó GV: N là trung điểm AM ta suy ra tỉ số bằng bao nhiêu? HS: Ta có GV: Tỉ số HS: Cho học sinh trình bày hoàn chỉnh lời giải D.Củng cố :Trong buổi học hôm nay các em đã làm một số bài tập củng cố về vẽ đoạn thẳng, tính toán và so sánh độ dài đoạn thẳng dựa vào điểm nằm giữa 2 điểm và trung điểm của đoạn thẳng. Khi làm bài các em cần đọc kỹ đầu bài và tìm mối liên hệ giữa cái cho và cái phải tìm, lập luận chặt chẽ Bài tập củng cố: Bài 1: Cho đoạn thẳng AC = 5 cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 3 cm a)Tớnh AB b)Trờn tia đối của BA lấy điểm D sao cho BD = 6 cm. Tớnh AD, CD c, Điểm C cú là trung điểm của đoạn thẳng BD khụng ? Vỡ sao? Bài 2: Cho đoạn thẳng AB = 10cm và C là một điểm nằm giữa A và B sao cho AC = 4cm. Gọi điểm D và E lần lượt theo thứ tự là trung điểm của AC và CB. a/ Tớnh độ dài đoạn : DE b/ Gọi điểm I là trung điểm của DE. So sỏnh đoạn: IB và DE Bài 3: Cho đoạn thẳng MP, N là một điểm thuộc đoạn thẳng MP, I là trung điểm của MP. Biết MN=3cm, NP=5cm. Tớnh độ dài đoạn thẳng MI. Bài 4: Trờn tia Ox xỏc định hai điểm A; B sao cho OA = 8 cm; OB = 4 cm a, Tớnh độ dài đoạn thẳng BA. b, Điểm B cú phải là trung điểm đoạn thẳng OA khụng? Vỡ sao? Bài 5: Vẽ 3 điểm A, B, C nằm trờn tia Ox sao cho OA = 3cm; OB = 5cm; OC = 7cm. a.Tớnh AB, BC? b.Chứng tỏ B là trung điểm của AC? Bài 6 : Vẽ đoạn thẳng AB = 10cm. Trờn tia AB lấy điểm M và N sao cho AM = 4cm,AN = 6cm. a.Tớnh độ dài MB và NB, b.M cú phải là trung điểm của AN khụng vi sao? c.Vẽ I là trung điểm của AB, chứng tỏ I cũng là trung điểm của NM. Bài 7: Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Gọi C là trung điểm của AB. Lấy D và E sao cho AD = BE = 2cm. Vỡ sao C là trung điểm của DE? Bài 8: a) Đoạn thẳng AB là gỡ? Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm. b) Vẽ đoạn thẳng CD cắt đường thẳng xy tại K. Vẽ đoạn thẳng MN cắt đoạn thẳng CH tại O. c) Vẽ đoạn thẳng MN = 6cm.Trờn đoạn thẳng MN lấy điểm K sao cho MK = 3cm. Tớnh đ
Tài liệu đính kèm: