Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên mầm non

B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

1. Thuận lợi

- Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.

- Bản thân cũng quen dần với công nghệ thông tin nên tạo thuận lợi cho công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, bồi dưỡng thường xuyên dễ dàng hơn .

- Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, dành nhiều thời gian và điều kiện để tiếp cận tri thức mới, có tinh thần ham hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn và các hoạt động khác.

- Bản thân an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao.

- Là một giáo viên yêu trường, mến trẻ và ý thức kỉ luật cao.

2. Khó khăn

- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa thể đảm bảo cho các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. (tài liệu, phòng máy cho giáo viên.)

C. MỤC TIÊU CỦA BỒI DƯỠNG.

- Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.

 

doc 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 4765Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT XÍN MẦN
TRƯỜNG MN KHUÔN LÙNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Khuôn Lùng , ngày 5 tháng 10 năm 2016
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN
Năm học 2016 -2017
Họ và tên : Dương Thị Mẩy
Chức vụ : Giáo viên Mầm Non
Nhiệm vụ: Giáo viên giảng dạy 
Trình độ chuyên môn: Đại học
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Khuôn Lùng – Xín Mần – Hà Giang 
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; các văn bản quy định về chương trình BDTX giáo viên mầm non. 
 Căn cứ kế hoạch số 105/KH-PGDĐT ngày 15/9/2016 của Phòng GD&ĐT Xín Mần về Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý trường học năm học 2016-2017. 
 Căn cứ vào kế hoạch BDTX của chuyên môn trường của tổ CM mẫu giáo 
 Bản thân tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2016 -2017 như sau:
B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi
- Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn. 
- Bản thân cũng quen dần với công nghệ thông tin nên tạo thuận lợi cho công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, bồi dưỡng thường xuyên dễ dàng hơn .
- Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, dành nhiều thời gian và điều kiện để tiếp cận tri thức mới, có tinh thần ham hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn và các hoạt động khác.
- Bản thân an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao.
- Là một giáo viên yêu trường, mến trẻ và ý thức kỉ luật cao.
2. Khó khăn
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa thể đảm bảo cho các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. (tài liệu, phòng máy cho giáo viên...)
C. MỤC TIÊU CỦA BỒI DƯỠNG.
- Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Nghiên cứu nắm vững Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, lựa chọn xác định nội dung tự bồi dưỡng sát hợp, thiết thực đối với thực tiễn yêu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. 
- Tiếp tục bồi dưỡng phương pháp dạy của cô, phương pháp tiếp thu của trẻ, tạo nền tảng để có sự tiến bộ đích thực về chất lượng dạy - học của nhà trường. Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện có, tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập được tốt hơn. Thường xuyên sử dụng nhóm phương pháp dạy học tích cực đi sâu vào bồi dưỡng phương pháp dạy học bằng mô hình, nhằm phát huy khả năng tư duy trí tưởng tượng của trẻ . 
 - Sau đợt bồi dưỡng giáo viên có kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học, có kĩ năng tổ chức các hoạt độngtrong công tác chủ nhiệm, có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm.
 	- Nâng cao chất lượng soạn giảng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, lồng ghép các nội dung tích hợp dân số, môi trường, an toàn giao thông ... vào từng bộ môn cụ thể.
- Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch đảm bảo chất lượng.
- Việc thực hiện BDTX phải được tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đạt được hiệu quả thiết thực.
 Mục đích, yêu cầu
- Bản thân học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phát triển năng lực dạy học, giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở từng cấp học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, phục vụ việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.
 - Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của bản thân; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức và quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng
 - Bồi dưỡng thường xuyên giúp bản thân luôn đạt chuẩn theo quy định.
	II. Căn cứ và nguyên tắc bồi dưỡng.
	1. Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non năm học 2016 - 2017 thực hiện theo Quy chế BDTX ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non; các văn bản hướng dẫn hiện hành Phòng GD&ĐT về công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên năm học 2016 - 2017.
2. Công tác chỉ đạo, quản lý, triển khai nhiệm vụ BDTX cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo cho BGH và giáo viên nhà trường tham gia bồi dưỡng, nội dung bám sát vào chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm và tập chung vào những vấn đề mới, thực tiễn đang gặp khó khăn, không gây quá tải đối với giáo viên nhà trường.
+ Tổng thời lượng BDTX đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học.
+ 100% giáo viên thuộc diện thực hiện nhiệm vụ BDTX đều được đánh giá, xếp loại BDTX vào cuối năm học và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX để làm cơ sở đánh giá giáo viên hàng năm.
	III. Đối tượng tham gia BDTX
 	Giáo viên đang giảng dạy trong trường
 IV. Nội dung, thời lượng BDTX
 1. Nội dung bồi dưỡng 1
 Giáo viên cần nắm vững và thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của các cơ quan quản lý giáo dục về bậc học, cấp học, ngành học mà mình đang đảm nhiệm. 
	Thời lượng: 30 tiết/năm học, bao gồm:
	- Những nội dung cốt lõi trong Chỉ thị 42-CT/TW, ngày 28/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2020” và chương trình của Đảng bộ tỉnh thực hiện chỉ thị này
	- Những nội dung cốt lõi trong Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hưỡng nghiên cứu đến năm 2030 
 - Nghị Quyết đại hội XII của đảng Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường tiềm lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ.
 - Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017.
 2. Nội dung bồi dưỡng 2
 Bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Thời lượng 30 tiết/ năm học
 - Bồi dưỡng về các hoạt động chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ nhà trẻ và phòng chống béo phì cho trẻ lứa tuổi mầm non.
 - Hướng dẫn tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ nhà trẻ.
 - Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non.
 - Giáo dục kỹ năng xã hội cần thiết để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1.
 - Hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
- Bồi dưỡng kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình bếp nấu một chiều, phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.
- Bồi dưỡng tổ chức chơi ngoài trời, hoạt động vui chơi thực hiện chương trình GDMN; hỗ trợ trẻ tự kỷ trong trường mầm non hòa nhập; 
- Bồi dưỡng thực hiện tích hợp trong các tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non; bồi dưỡng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, sử dụng kết quả quan sát trong việc lập kế hoạch; 
- Bồi dưỡng các chuyên đề: phát triển vận động và chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm.
- Giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển tình cảm xã hội và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Bồi dưỡng phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Hợp tác với cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
- Tổ chức bữa ăn và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non
- Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- Các văn bản khác có liên quan.
 3. Nội dung bồi dưỡng 3: 
 Thời lượng: 60 tiết/năm học.
 Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu giáo viên của nhà trường lựa chọn nội dung bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
* Nội dung bồi dưỡng
Yêu cầu bồi dưỡng
Mã mô đun
Tên và nội dung mô đun
Mục tiêu bồi dưỡng
Phân phối thời gian 
 ( ĐVT: tiết học)
Tự học
Tập chung
Lí thuyết
Thực hành
I. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng của giáo dục
MN3
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ 1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ;
2. Những mục tiêu phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non;
3. Kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ.
Cung cấp những kiến thức về đặc điểm phát triển ngôn ngữ , những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ, từ đó xác định được các mục tiêu và kết quả mong đợi giáo dục phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ về ngôn ngữ. Phân tích được đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ để vận dụng vào công tác giáo dục theo CTGDMN mới
9
6
0
MN5
Đặc điểm phát triển thẩm mỹ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mỹ 1. Đặc điểm phát triển thẩm mỹ;
2. Những mục tiêu phát triển thẩm mỹ ở trẻ mầm non;
3. Kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mỹ.
Cung cấp những kiến thức về đặc điểm phát triển thẩm mĩ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mĩ từ đó xác định được các mục tiêu và kết quả mong đợi giáo dục phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ về thẩm mỹ. Phân tích được đặc điểm phát triển thẩm mĩ của trẻ để vận dụng vào công tác giáo dục theo CTGDMN mới
9
6
0
VI Tăng cường năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên
MN21
Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất 1. Xác định nội dung phát triển thể chất;
2. Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển thể chất;
3. Thực hành phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển thể chất.
Mô đung cung cấp cách thức ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất, lựa chọn phương pháp và thực hành dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển thể chất. Giúp GVMN biết cách ứng dụng được phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ mầm non
9
6
0
X.Tăng cường năng lực quản lí lớp/trường của giáo viên
MN 39
Giáo dục kỹ năng sống chon trẻ mầm non. 1. Vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển nhân cách trẻ mầm non;
2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;
3. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;
4. Điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non.
Mô đun cung cấp kiến thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non, bao gồm: vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non, nội dung, phương pháp, điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Trang bị cho GVMN biết cách ứng dụng được các phương pháp tập kĩ năng sống cho trẻ mầm non
9
6
0
V. Thời gian thực hiện.
- Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017
VI. Hình thức tổ chức 
	- Tham gia các lớp bồi dưỡng về nội dung chính trị, nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 do các cấp tổ chức
	- Bồi dưỡng thường xuyên bằng việc tự học của giáo viên kết hợp với các buổi sinh hoạt tập thể về chuyên môn, ngiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường.
	- Bồi dưỡng thường xuyên tập chung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên, đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn ngiệp vụ và luyện tập kĩ năng.
	- Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức tập chung,....từ xa ( qua mạng Internet, các tài liệu tham khảo...)
	- Các lớp BDTX nội dung 1, nội dung 2 về chuyên môn nghiệp vụ được quy định tại 1, 2 mục II của kế hoạch này.
	- BDTX theo hình thức tự học theo các modun tự chọn nội dung bồi dưỡng 3 thực hiện trong suốt năm học.
D. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
- Lấy việc tự học là chính (tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thông tin trên mạng Internet), kết hợp với việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đồng thời tham gia đầy đủ các buổi học tập trung do các cấp tổ chức, nhằm tiếp thu kịp thời các hướng dẫn những nội dung khó, lắng nghe giải đáp thắc mắc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
- Tham gia đầy đủ các chuyên đề các buổi dạy thực nghiệm do trường, Phòng GD tổ chức.
- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tăng cường dự giờ để học hỏi kinh nghiệm, phương pháp của đồng nghiệp, ưu tiên hàng đầu dự giờ đúng chuyên môn đào tạo.
- Đăng ký các mô đun với nhà trường để có đầy đủ tài liệu học tập.
- Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm sau mỗi mô đun bài học.
 Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2016 - 2017 của bản thân tôi.
 ĐĂNG KÝ XẾP LOẠI
- Tự xếp loại: Tốt
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
Dương Thị Mẩy

Tài liệu đính kèm:

  • docKH boi duong thuong xuyen GV MN.doc