Kế hoạch giảng dạy năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí 7

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Các kiến thức cơ bản về: Quang học như: Định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kiến thức về âm học, kiến thức điện học về sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích, dòng điện – nguồn điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế.

2. Về kỹ năng: Các kỹ năng cơ bản về: Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, ảnh của vật qua gương cầu lồi, gương cầu lõm, vẽ sơ đồ mạch điện, đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu doạn mạch nối tiếp và song song.

3. Về tư duy: Rèn tư duy sáng tạo, logic.

4. Về thái độ ( giáo dục): Nghiêm túc, cẩn thận.

 

doc 25 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2421Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy năm học 2012 - 2013 môn: Vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật phản xạ ánh sáng, ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kiến thức về âm học, kiến thức điện học về sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích, dòng điện – nguồn điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế.
2. Về kỹ năng: Các kỹ năng cơ bản về: Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, ảnh của vật qua gương cầu lồi, gương cầu lõm, vẽ sơ đồ mạch điện, đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu doạn mạch nối tiếp và song song.
3. Về tư duy: Rèn tư duy sáng tạo, logic.
4. Về thái độ ( giáo dục): Nghiêm túc, cẩn thận.
II. NỘI DUNG:
Cả năm: Chương trình: 37 tuần = 35 tiết 
Học kỳ I: 19 tuần = 18 tiết 
Học kỳ II: 18 tuần = 17 tiết
Cả năm: 35 tiết
Phân môn (nếu có)
VD: Đại số: ..... tiết
Phân môn (nếu có)
VD: Hình học:..... tiết
Học kỳ I
19 tuần = 18 tiết
Học kỳ II
18 tuần = 17 tiết
II. ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ LỚP GIẢNG DẠY VÀ CHỈ TIÊU NĂM HỌC 2012 -2013
Lớp
Năm học 2011- 2012
Năm học 2012- 2013
7A
Giỏi: 0 = 0%, Khá: 8 = 23.5%, TB: 17 = 50%, 
Yếu: 9 = 26.5%, Kém: 0 = 0%.
Giỏi: 0 = 0%, Khá: 9 = 27.3%, TB: 17 = 51.5%, 
Yếu: 7 = 21.2%, Kém: 0 = 0%.
7B
Giỏi: 2 = 6.3%, Khá: 7 = 21.9%, 
TB: 14 = 43.6%, Yếu: 10 = 31.2%, Kém: 0 = 0%.
Giỏi: 2 = 6.5%, Khá: 8 = 25.8%, TB: 13 = 41.9%,
Yếu: 8 = 25.8%, Kém: 0 = 0%.
II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ 
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Mức độ cần đạt
Chuẩn bị
Nội dung cần dạy
Loại hình kiểm tra
1
1
Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng
- Kiến thức: 
- Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm
- Tư duy: sáng tạo
- Thái độ: Nghiêm túc quan sát hiện tượng khi chỉ nhìn thấy vật mà không cầm được
- Thầy: Hộp kín bên trong có bóng đèn và pin
- Trò: Đọc trước bài
2
2
Sự truyền ánh sáng
 - Kiến thức
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng ( tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
- Nhận biết được ba chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
- Kỹ năng: Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm, biết dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
- Tư duy: sáng tạo
- Thái độ: Giáo dục tính trung thực cho học sinh.
- Thầy: 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng, 1 đèn pin, 3 màn chắn có đục lỗ như nhau, 3 ghim có mủi nhọn
- Trò: Đọc trước bài 
3
3
Ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Kiến thức: Nhận biết được bóng tối, nửa bóng tối và giải thích. Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
- Kĩ năng: Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Giáo dục học sinh khỏi sự mê tín và yêu thích môn học. Giáo dục về thế giới quan cho học sinh.
- GV: 1 đèn pin, 1 cây nến, 1 vật cản bằng bìa dày, 1 màn chắn, 1 trang vẽ nhật thực và nguyệt thực.
- HS: Đọc trước bài 
4
4
Định luật phản xạ ánh sáng
- Kiến thức: 
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. Vễ được tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại theo cách áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
- Kĩ năng: Biết làm thí nghiệm, biết đo góc, quan sát hướng truyền ánh sáng, quy luật phản xạ ánh sáng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Giáo dục, tính thận cho học sinh.
- GV: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng, 1 tờ giấy dán trên tấm gỗ phẳng, 1 thước đo độ.
- HS: Đọc trước bài.
5
5
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Kiến thức: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
- Kĩ năng: Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm được (hiện tượng trừu tượng)
- GV: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tấm kính trong có giá đỡ, 2 cây nến, 1 tờ giấy, 2 vật bất kì giống nhau.
- HS: Đọc trước bài.
6
6
TH: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Kiến thức: Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Kĩ năng: Biết nghiên cứu tài liệu, bố trí thí nghiệm để rút ra kết luận.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Giáo dục tính trung thực, cẩn thận cho học sinh .
GV: Nội dung thực hành.
HS: Mỗi nhóm: 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 cái bút chì, 1 thước đo độ, 1 thước thẳng và mẫu báo cáo.
Kiểm tra 15phút
7
7
Gương cầu lồi
- Kiến thức: Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
 Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
- Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định đúng tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, sáng tạo.
GV: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước, 1 miếng kính trong lồi (phòng thí nghiệm nếu có), 1 cây nến, diêm đốt nến.
HS: Đọc trước bài
8
8
Gương cầu lõm
- Kiến thức: Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.
- Kĩ năng: 
Bố trí được thí nghiệm để quan sát được ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm, quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong khi sử dụng các dụng cụ
- GV: 1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng, 1 gương lõm trong, 1 gương phẳng có cùng đường kính với gương cầu lõm, 1 cây nến, diêm, 1 màn chắn có giá đỡ di chuyển.
- HS: Đọc trước bài
9
9
Tổng kết chương I: Quang học
- Kiến thức: 
Cùng ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy của gương cầu lồi, vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm, xác định vùng nhìn thấy của gương, so sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- Kĩ năng: 
- Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng nhìn quan sát được trong gương phẳng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Học sinh có ý thức học tập bộ môn vật lí.
- GV: Vẽ sẵn ô chữ
- HS: Ôn tập kiến thức đã học
10
10
Kiểm tra một tiết
- Kiến thức: 
Kiểm tra kiến thức về sự nhìn thấy vật sáng,sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gơng phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm, cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gơng phẳng.
- Kĩ năng
Vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
- GV: Ma trận đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm
- HS: Ôn tập kiến thức đã học
11
11
Nguồn âm
- Kiến thức: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là vật dao động.
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,...
- Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: 1 cốc không và 1 cốc có nước.
- HS: 1 sợi dây cao su mảnh, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 tờ giấy và mẫu lá chuối.
12
12
Độ cao của âm
- Kiến thức: Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
- Kĩ năng: : Làm thí nghiệm để hiểu được tần số là gì. Làm thí nghiệm để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
- Tư duy: sáng tạo
- Thái độ: Nghiêm túc, chăm chỉ học.
- GV: Đàn ghi ta hoặc một cây sáo, 1giá thí nghiệm, 1con lắc đơn có chiều dài 20cm, 20cm, 1đĩa phát âm có 3 lỗ vòng quanh, 1mô tơ 3V-6V 1chiều, 1miếng phim nhựa, 1 thép lá (0,7 x 15 x 300)mm
- HS: Đọc trước bài
13
13
Độ to của âm
- Kiến thức: Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
- Nêu được thí dụ về độ to của âm.
- Kĩ năng: Qua thí nghiệm rút ra được khái niệm biên độ dao động. Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: Nội dung kiến thức
- HS: 1 trống + dùi, 1 giá thí nghiệm, 1 con lắc bấc, 1 lá thép (0,7 x 15 x 300) mm
14
14
Môi trường truyền âm
- Kiếnthức: Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
- Kĩ năng: Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ -> âm phát ra nhỏ.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích mon học.
- GV: Tranh phóng H13.3; 2 trống, 2 quả cầu bốc, một nguồn âm, một bình nước.
- HS: Đọc trước bài mới
Kiểm tra 15 phút
15
15
Phản xạ âm – Tiếng vang
- Kiến thức: Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
- Kĩ năng: Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: 1giá đỡ, 1tấm gương, 1nguồn phát âm dùng vi mạch, 1bình nước.
- HS: Đọc trước bài
16
16
Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Kiến thức: Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kĩ năng: Biết phương pháp tránh tiếng ồn, làm giảm tiếng ồn.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: 1trống + dùi, 1hộp sắt.
- HS: Đọc trước bài
17
17
Tổng kết chương II: Âm học
- Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh
Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. Hệ thống hóa lại kiến thức của chương II.
- Kĩ năng: Giải thích một số hiện tượng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: Nội dung ôn tập
- HS: Ôn tập kiến thức đã học.
18
18
Kiểm tra học kì I
- Kiến thức: Đánh giá nhận thức của HS về vấn đề lỉnh hội kiến thức đã học.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỉ năng vận dung vào việc giải các bầi tập trong chương.
- Tư duy: sánh tạo.
- Thái độ: Rèn tính trung thực trong kiểm tra, độc lập sáng tạo làm bài.
- GV: Ma trận đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm ( theo pgd).
- HS: Ôn tập kiến thức đã học.
19
19
Sự nhiễm điện do cọ xát
- Kiến thức: Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
- Kĩ năng: Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc.
- GV: 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông (thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 130 x 250 mm, 1 quả cầu nhựa xốp (hoặc bấc) đường kính 1 hoặc 2 cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo, 1 mảnh len hoặc 1 mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước 150 x 150 mm, cẩn phải sấy khô nếu thời tiết ẩm, 1 số mẫu giấy vụn, 1 mảnh tôn kích thước khoảng (80 x 80 mm), 1 mảnh nhựa kích thước (130 x 180 mm), 1 bút thử điện thông mạch (hoặc 1 bóng đèn nêon của bút thử điện)
- HS: Đọc trước bài.
20
20
Hai loại điện tích
- Kiến thức: Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các eelectron mang điện tíc âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
- Kĩ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
- Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- GV: Tranh phóng to mô hình đơn giản nguyên tử. Bảng phụ ghi sẵn nội dung. Điền từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược cấu tạo nguyên tử.
- HS: Hai mảnh ni lông kích thước 70 x 12mm hoặc một mảnh 70 x 250 mm, 1 bút chì gỗ hay nhựa, + 1kẹp nhựa, 1mảnh dạ hoặc len cở 150 x 150 mm, 1mảnh lụa cở 150 x 150 mm, 1thanh thủy tinh hữu cơ kích thước (5x10x200)mm, 2đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước 10 dài 20 mm, 1mũi nhọn đặt trên đế nhựa
21
21
Dòng điên – Nguồn điện
- Kiến thức: Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
- Nêu được dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
- Kĩ năng: Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
- Tư duy: sáng tạo, óc tưởng tượng.
- Thái độ: trung thực, cẩn thận.
- GV:Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 (SGK) 1 ắc quy.
 - HS: Một số loại pin thật (mỗi loại 1 chiếc), 1 mảnh tôn kích thước khoảng (80 x 80)mm, 1 mảnh nhựa kích thước khoảng (130 x 180)mm, 1 mảnh len.
1 bút thử điện thông mạch ( hoặc bóng đèn nê on của bút thử điện)
1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có võ cách điện
22
22
Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại
- Kiến thức: Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
- Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản, làm thí nghiệm xác định vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Có thói quen sử dụng điện an toàn
- GV: 1 bóng đèn, đai ngạch hợc đui xoắn được nối với phích cắm điện bằng đoạn dây điện.
- 02 pin, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mơ kẹp, 1 số vật cần xác định xem là vật dẫn điện hay cách điện: 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dât thép, 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ.
- HS: Bảng phụ, phiếu học tập cho mỗi nhóm
23
23
Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện
- Kiến thức: Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã quy ước.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
- Kĩ năng: Vẽ mạch điện đơn giản và mắc mạch điện đơn giản.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: Pin đèn, bóng đèn pin, công tắc, dây dẫn, giá lắp thiết bị.
Tranh vẽ các kí hiệu, các bộ phận của mạch điện, các sơ đồ mạch điện đơn giản.
- HS: Đọc trước bài
Kiểm tra 15 phút
24
24
Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
- Kiến thức: Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.
Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.
Nêu được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng quang của dòng điện.
- Kĩ năng: Nhận biết và phân biệt các tác dụng của dụng cụ điện về t/d nhiệt và phát sáng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
- GV: 2pin 1,5V, 01 Bđèn lắp sẳn vào đế đèn, 01 công tắc, bút thử điện, đèn điôt huỳnh quang.
Biến thế chỉnh lưu, dây nối, công tắc. 01 đoạn dây sắt mảnh, một số cầu chì thật.
- HS: Đọc trước bài.
25
25
Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện
- Kiến thức: Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện.
Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng hóa học của dòng điện
Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện.
- Kĩ năng: Nhận biết và phân biệt các tác dụng của dụng cụ điện về t/d từ, hoá học, sinh lí.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Say mê môn học
- GV: Nam châm, mẫu sắt thép đinh nhỏ, đồng nhôm, chuông điện với HĐT 6V, nguồn điện một chiều, công tắc, Bđèn 6V, Dây dẫn, dung dịch CuSO4.
- HS: Đọc trước bài
26
26
Ôn tập
- Kiến thức: HS nắm hệ thống kiến thứcđã học ở chương điện học đã nghiên cứu trên cơ sở hệ thống câu hỏi tự ôn tập. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề: Trả lời các câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng vật lí liên quan.
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập, tích cực chủ động, sáng tạo.
- GV: Nội dung ôn tập
- HS: Ôn tập và tự kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi SGK
27
27
Kiểm tra 1 tiết
- Kiến thức: HS nắm hệ thống kiến thức đã học ở chương điện học đã nghiên cứu. Biết vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề: trả lời các câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng vật lí liên quan
- Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải thích và làm bài tập.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra, tích cực chủ động, sáng tạo.
- GV: Ma trận đề kiểm tra, đáp án – biể điểm
- HS: Ôn tập hệ thống câu hỏi SGK, các kiến thức đã được ôn tập.
28
28
Cường độ dòng điện
- Kiến thức: Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
- Kĩ năng: Biết sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện (Chọn ampe kế phù hợp và mắc đúng quy tắc, vẽ được sơ đồ mạch điện.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc
- GV: Pin 1,5V, bóng đèn có đế lắp sẳn, ampe kế loại to (1A-0,05A), biến trở, vôn kế, ôm kế, dây dẫn.
- HS: 1,5V, bóng đèn, ampe kế (1A- 0,05A), công tắc, dây dẫn.
29
29
Hiệu điện thế
- Kiến thức: Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế
- Kĩ năng: Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc.
GV: Pin 1,5V, bóng đèn có đế lắp sẳn, vôn kế loại to (5V- 0,1V), biến trở, vôn kế, đồng hồ vạn năng, dây dẫn
HS: 1,5V, bóng đèn, ampe kế (5V- 0,1V), công tắc, dây dẫn.
30
30
Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dòng điện
- Kiến thức: Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó
- Kĩ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc
- GV: - 02pin loại 1,5V ( nguồn lấy từ biến áp)
 - 01 vôn kế (5V-0,1V)
 - 01 ampe kế ( 0,5A- 0,01A)
 - 01 bóng đèn 2,5V- 1W. hoặc 6V- 3W.
 - Công tắc, dây dẫn.
- HS: Đọc trước bài.
31
31
TH: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Kiến thức: Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng.
 Nêu và xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Kĩ năng: - Biết sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện, vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2đầu bóng đèn trong mạch điện kín, lắp đặt mạch điện, đo, đọc, sử dụng. 
- Tư duy: sáng tạo.
 - Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.
- GV: Nội dung thực hành.
- HS: 02 pin loại 3V hoặc 6V (nguồn lấy từ biến áp)
- 01 vôn kế (5V - 0,1V)
- 01 ampe kế 
(0,5A - 0,01A)
- 02 bóng đèn cùng loại 2,5V- 1W. hoặc 6V- 3W.
- Công tắc, dây dẫn.
- Mẫu báo cáo thực hành.
32
32
TH: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
- Kiến thức: Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.
- Nêu và xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song.
- Kĩ năng: Biết sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện, vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2đầu bóng đèn trong mạch điện kín, lắp đặt mạch điện, đo, đọc, sử dụng. 
- Tư duy: sáng tạo. 
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.
- GV: Nội dung thực hành.
- HS: 02pin loại 3V hoặc 6V ( nguồn lấy từ biến áp)
- 01 vôn kế (5V - 0,1V)
- 01 ampe kế (0,5A - 0,01A)
- 02 bóng đèn cùng loại 2,5V- 1W. hoặc 6V- 3W.
- Công tắc, dây dẫn.
- Mẫu báo cáo thực hành.
Kiểm tra 15 phút
33
33
An toàn khi sử dụng điện
- Kiến thức: Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
 Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng an toàn điện trong khi học tập và trong đời sống.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, an toàn trong học tập, hợp tác trong học tập.
- GV: - Nguồn điện 3V(nguồn lấy từ biến áp) Mô hình H29.1 (SGK).
 Công tắc, bóng đèn, ampe kế, cầu chì, dây dẫn.
- HS: Đọc trước bài
34
34
Tổng kết chương III: Điện học
- Kiến thức:
- HS tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 3.
 Vận dụng được một cách tổng hợpcác kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.
 - Kỹ năng: 
Rèn kĩ năng nhận biết, diễn đạt kiến thức, giải bài tập, vận dụng.
- Tư duy: sáng tạo.
- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực tự giác, hợp tác trong học tập.
- GV: Nội dung ôn tập.
HS: Ôn tập các nội dung theo hướng dẫn của GV.
Nghiên cứu SGK về kiến thức chương 3.
35
35
Kiểm tra học kì II
- Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài, vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
- Tư duy: sáng tạo.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_giang_day_vat_li_7_phuong.doc