Kế hoạch giảng dạy Tin học môn: Tin học - Lớp 9

Mục tiêu tổng quát:

- Kiến thức: Trang bị cho hs một cách tương đối có hệ thống các khái niệm cơ bản nhất về tin học – một ngành khoa học với những đặc thù riêng.

- Kĩ năng:

+ Hs bước đầu biết sử dụng máy tính, biết sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và tải dữ liệu về máy.

+ Sử dụng các kiến thức đã học kết hợp với phần mềm Kompozer tạo trang web đơn giản.

+ Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu.

+ Thực hiện được các thao tác định dạng nội dung dạng văn bản trên trang chiếu.

+ Tạo được các sản phẩm theo yêu cầu của bài.

- Thái độ: Rèn luyện cho Hs phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong duy nghĩ và hành động, say mê môn học, cẩn thận trong công việc, hợp tác tốt với bạn bè.

 

doc 13 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2399Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy Tin học môn: Tin học - Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD-ĐT TIỀN GIANG	KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TIN HỌC
TRƯỜNG THPT LONG BÌNH	Môn: Tin học - Lớp 9
	Cả năm: 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết
	HKI: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết
	HKII: 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết
	Số tiết dạy/tuần: 2tiết/tuần.
Mục tiêu tổng quát:
Kiến thức: Trang bị cho hs một cách tương đối có hệ thống các khái niệm cơ bản nhất về tin học – một ngành khoa học với những đặc thù riêng.
Kĩ năng: 
+ Hs bước đầu biết sử dụng máy tính, biết sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và tải dữ liệu về máy.
+ Sử dụng các kiến thức đã học kết hợp với phần mềm Kompozer tạo trang web đơn giản.
+ Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu.
+ Thực hiện được các thao tác định dạng nội dung dạng văn bản trên trang chiếu.
+ Tạo được các sản phẩm theo yêu cầu của bài.
Thái độ: Rèn luyện cho Hs phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong duy nghĩ và hành động, say mê môn học, cẩn thận trong công việc, hợp tác tốt với bạn bè.
Tuần
Chương (Bài học)
Số tiết
Tiết CT
Mục tiêu bài học
Đồ dùng dạy học
Phương pháp dạy học
Phương pháp đánh giá
1
- Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính
2
1, 2
Kiến thức:
- Giúp HS hiểu vì sao cần mạng máy tính.
- Biết khái niệm mạng máy tính là gì.
- Các thành phần của mạng: Các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, các thiết bị kết nối mạng, giao thức truyền thông.
- Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.
- Biết lợi ích của mạng máy tính.
Giáo viên:
Hình ảnh, thông tin mới nhất về tin học.
Học sinh:
Đọc trước bài học ở nhà, sách giáo khoa, vở ghi chép.
Phát vấn, trình bày, liên hệ, minh hoạ hình ảnh trực quan.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
2
- Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet
2
3, 4
Kiến thức:
- Biết Internet là gì, những lợi ích của Internet
- Biết một số dịch vụ trên Internet: Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, tìm kiếm thông tin trên Internet, hội thảo trực tuyến, đào tạo qua mạng, thương mại điện tử và các dịch vụ khác.
- Biết làm thế nào để kết nối Internet.:
Giáo viên:
Hình ảnh về các dụng cụ kết nối mạng, tìm hiểu thông tin mới
Học sinh:
Đọc trước bài.
Phát vấn trình bày, liên hệ trực quan.
Hoạt động nhóm.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
3
- Bài 3: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet
2
5, 6
Kiến thức:
- HS nắm được cách tổ chức thông tin trên mạng Internet
- Biết phần mền trình duyệt trang web
- Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng
Hoạt động theo nhóm, cá nhân.
Phát vấn diễn giải, trình bày, liên hệ trực quan.
Giáo viên:
Hình ảnh, đĩa ghi hình
Học sinh:
Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
4
- Thực hành 1: Sử dụng trình duyệt để truy cập web
1
7
Kĩ năng:
- Biết khởi động trình duyệt web Firefox.
- Biết một số thành phần trên cửa sổ trình duyệt Firefox.
- Biết mở xem thông tin trên trang web: www.Vietnamnet.vn 
- Biết truy cập một số trang web bằng cách gõ địa chỉ tương úng vào ô địa chỉ,
- Lưu được những thông tin trên trang web.
- Lưu được cả trang web về máy mình.
- Lưu một phần văn bản của trang web.
Thái độ:
- Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính.
- Rèn luyện ý thức tôn trọng các qui định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên thông tin chung. 
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính đã kết nối Internet.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính đã kết nối Internet.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
- Thực hành 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet
2
8
Kĩ năng:
- Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Các máy tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
Thái độ:
- Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính.
- Rèn luyện ý thức tôn trọng các qui định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên thông tin chung.
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính đã kết nối Internet.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
5
- Thực hành 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet (tt)
9
- Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử
2
10
Kiến thức:
- Hiểu thư điện tử là gì?
- Hiểu hệ thống thư điện tử hoạt động là như thế nào? 
Kĩ năng:
- Biết thao tác mở tài khoản thư điện tử?
- Thực hiện được các thao tác nhận và gửi thư?
Giáo viên:
Hình ảnh, bảng phụ
Học sinh:
Đọc trước bài học.
Minh hoạ trực quan.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
6
- Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử
11
- Thực hành 3: Sử dụng thư điện tử
3
12
Kĩ năng:
- Biết thao tác mở tài khoản thư điện tử
- Biết cách đăng kí hộp thư điện tử miễn phí;
- Biết mở hộp thư điện tử đã đăng kí, đọc, soạn và gửi thư điện tử.
Thái độ:
- Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính.
- Rèn luyện ý thức tôn trọng các qui định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên thông tin chung.
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính..
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính.
- Minh hoạ trực quan.
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
7
- Thực hành 3: Sử dụng thư điện tử (tt)
13, 14
8
- Bài 5: Tạo trang web bằng phần mềm Kompozer
2
15, 16
Kiến thức:
- Biết các dạng thông tin trên trang web
- Biết Phần mềm thiết kế trang web Kompozer
- Biết cách thiết kế trang web bằng phần mềm Kompozer
Kĩ năng:
- Biết soạn thảo trang web đơn giản
- Biết chèn hình ảnh vào trang web;
- Biết tạo liên kết.
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính..
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính.
- Minh hoạ trực quan.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
9
- Thực hành 4: Tạo trang web đơn giản
4
17, 18
Kĩ năng:
- Làm quen với tạo trang Web bằng phần mềm Kompozer
- Tạo vài trang Web đơn giản có liên kết.
- Tạo vài trang Web đơn giản có hình ảnh, liên kết.
Thái độ
- Có thái độ học tập nghiêm túc
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính..
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính.
- Minh hoạ trực quan.
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
10
- Thực hành 4 (tt)
19, 20
11
- Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính
2
21, 22
Kiến thức:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính. 
- Biết khái niệm virus máy tính, đặc điểm và tác hại của virus máy tính. 
- Biết các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Giáo viên:
Thông tin liên quan về virus, hình ảnh minh hoạ trực quan.
Học sinh:
Đọc trước bài học, vở, bút ghi chép.
Dẫn dắt diễn giải, liên hệ thức tế, minh hoạ trực quan.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
12
- Thực hành 5: Sao lưu dự phòng và quét virus
2
23, 24
Kĩ năng:
- Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường.
- Thực hiện được thao tác sao lưu đơn giản.
Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ thông tin trên máy tính.
Giáo viên:
Máy vi tính, phần mềm diệt virus.
Học sinh:
Đọc trước bài.
Tạo tình huống có vấn đề.
Thảo luận nhóm.
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
13
- Bài 7: Tin học và xã hội
2
25, 26
Kiến thức:
- Nhận thức được tin học và máy tính ngày nay là động lực cho sự phát triển xã hội.
- Biết được xã hội tin học hóa là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
- Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
Thái độ:
- Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính.
- Rèn luyện ý thức tôn trọng các qui định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên thông tin chung.
Giáo viên:
Hình ảnh minh hoạ, tìm kiếm thông tin.
Học sinh:
Đọc trước bài học.
Phát vấn giảng giải
Thảo luận nhóm
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
14
- Ôn tập
1
27
- Củng cố kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 7
Giáo viên: Câu hỏi.
Học sinh: Ôn lại những kiến thức đã học
- Giáo viên phát vấn, đặt và mở rộng vấn đề.
- Học sinh giải quyết.
- Kiểm tra 1 tiết (Lý thuyết + TH)
1
28
- Ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về tổ chức, tìm kiếm thông tin trên Internet.
- Tạo được trang web đơn giản theo chủ đề bằng phần mềm Kompozer.
Đề kiểm tra
15
- Bài 8: Phần mềm trình chiếu
2
29, 30
Kiến thức:
- Biết được mục đích sử dụng các công cụ hỗ trợ trình bày và phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.
- Biết được một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.
Giáo viên:
Máy vi tính, projector, hình ảnh minh hoạ.
Học sinh:
Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
Phát vấn đặt vấn đề, minh hoạ bằng hình ảnh trực quan.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
16
- Bài 9: Bài trình chiếu
2
31, 32
Kiến thức:
- Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và các thành phần cơ bản của một bài trình chiếu.
- Biết cách bố trí nội dung trên trang chiếu và phân biệt được mẫu bố trí.
- Bố trí nội dung trên trang chiếu.
Giáo viên:
Máy vi tính, projector, hình ảnh minh hoạ.
Học sinh:
Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
Phát vấn diễn giải minh hoạ trực quan
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
17
- Ôn tập
2
33, 34
- Củng cố các kiến thức đã học, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
Giáo viên:
Máy vi tính, projector, hình ảnh minh hoạ.
Học sinh:
Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở ghi chép.
Giáo viên phát vấn, đặt và mở rộng vấn đề.
Học sinh giải quyết.
18
- Kiểm tra HKI
2
35, 36
- Từ bài 1 đến bài 4; bài 6, 7 kiểm tra trên giấy. 
- Bài 5 kiểm tra thực hành
19
- Thực hành 6: Bài trình chiếu đầu tiên của em
2
37, 38
Kĩ năng:
- Khởi động và kết thúc PowerPoint, nhận biết mànn hình làm việc của PowerPoint.
- Tạo thêm được trang chiếu mới, nhập được nội dung văn bản trên trang chiếu và hiển thị bài trình chiếu trong các chế độ trình chiếu.
Thái độ:
- Có ý thức và thái độ học tập đúng đắn, làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính có sẵn phần mềm trình chiếu PowerPoint.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa.
-Thực hành trên máy tính.
 Minh họa trực quan.
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
20
- Bài 10: Màu sắc trên trang chiếu
2
39, 40
Kiến thức:
- Vai trò của màu nền trang chiếu và cách tạo màu nền cho các trang chiếu.
- Cách định dạng nội dung văn bản trên trang chiếu.
- Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu.
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính có sẵn phần mềm trình chiếu PowerPoint.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa.
-Thực hành trên máy tính.
 Minh họa trực quan.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
21
- Thực hành 7: Thêm màu sắc cho bài trình chiếu
2
41, 42
Kiến thức:
- Tác dụng của mẫu bài trình chiếu và cách áp dụng bài trình chiếu có sẵn.
- Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu.
Kĩ năng: 
- Tạo được màu nền (hoặc ảnh nền) cho các trang chiếu.
- Thực hiện được các thao tác định dạng nội dung dạng văn bản trên trang chiếu.
- Áp dụng được các mẫu bài trình chiếu có sẵn.
Thái độ:
- Có ý thức và thái độ học tập đúng đắn, làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên:
Phòng máy vi tính có sẵn phần mềm trình chiếu PowerPoint.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa.
-Thực hành trên máy tính.
 Minh họa trực quan.
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
22
- Bài 11: Thêm hình ảnh vào trang chiếu
2
43, 44
Kiến thức:
- Vai trò của hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu và cách chèn các đối tượng đó vào trang chiếu.
- Biết được một số thao tác cơ bản để xử lý các đối tượng được chèn vào trang chiếu như thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.
Kĩ năng:
- Chèn được hình ảnh và các đối tượng.
- Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.
Giáo viên:
Máy vi tính, máy chiếu, màn hình lớn, hình ảnh trực quan.
Học sinh:
Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở bút ghi chép.
Minh hoạ trực quan.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
23
- Thực hành 8: Trình bày thông tin bằng hình ảnh
2
45, 46
Kĩ năng:
- Biết vai trò của hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu.
- Chèn được hình ảnh vào các trang chiếu và thực hiện được một số thao tác xử lí hình ảnh.
Thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
Giáo viên:
Phòng máy.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
24
- Bài 12: Tạo các hiệu ứng động
2
47, 48
Kiến thức:
- Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động
- Biết tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu
- Biết sử dụng các hiệu ứng một cách hợp lý
Giáo viên:
Máy vi tính, máy chiếu, màn hình lớn, hình ảnh trực quan.
Học sinh:
Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở bút ghi chép.
- Minh hoạ trực quan.
- Thực hành trên máy tính.
- Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
25
- Thực hành 9: Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động
2
49, 50
Kĩ năng:
- Biết vai trò của hiệu ứng trên trang chiếu.
- Tạo được các hiệu ứng động cho các trang chiếu.
Thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
Giáo viên:
Phòng máy vi tính.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
- Minh hoạ trực quan.
 Thực hành trên máy tính.
- Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
26
- Thực hành 10: Thực hành tổng hợp
4
51, 52
Kĩ năng:
- Ôn lại kiến thức và kỹ năng đã học trong các bài trước
- Tạo được một bài trình chiếu hoàn chỉnh dựa trên nội dung có sẵn.
Thái độ:
- Có ý thức và thái độ học tập đúng đắn, làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên:
Phòng máy vi tính.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính.
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
27
- Thực hành 10 (tt)
53, 54
28
- Ôn tập
1
55
- Củng cố kiến thức đã học từ bài thực hành 6 đến bài thực hành 10.
Phòng máy vi tính, máy chiếu.
 Thực hành + trắc nghiệm
- Kiểm tra 1 tiết (Lý thuyết + TH)
1
56
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm + thực hành.
29
- Bài 13: Thông tin đa phương tiện
2
57, 58
Kiến thức:
- Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
- Biết các thành phần của đa phương tiện.
- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
- Rèn kỹ năng phân tích, phán đoán.
- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
Giáo viên:
Tìm kiếm thông tin về đa phương tiện
Học sinh:
Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở, bút.
Phát vấn trình bày diễn giải.
Hoạt động nhóm.
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
30
- Bài 14: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động
2
59, 60
Kiến thức:
- Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động.
- Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Kĩ năng:
- Tạo được ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie GIF.
- Giáo dục tính thẩm mỹ, thái độ học tập nghiêm túc.
Giáo viên:
Máy vi tính, máy chiếu, màn hình lớn, hình ảnh trực quan.
Học sinh:
Đọc trước bài học, sách giáo khoa, vở bút ghi chép.
Minh hoạ trực quan
Củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm
31
- Thực hành 11: Tạo ảnh động đơn giản
2
61, 62
Kĩ năng:
- Biết nguyên tắc tạo các hình ảnh động.
- Biết khả năng tạo ảnh động của chương trình Beneton Movie GIF và các thao tác cần thực hiện để tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Thái độ:
- Có ý thức và thái độ học tập đúng đắn, làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên:
Phòng máy vi tính.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính.
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
32
- Thực hành 12: Tạo sản phẩm đa phương tiện
4
63, 64
Kĩ năng:
- Tạo được sản phẩm đa phương tiện đơn giản bằng phần mềm trình chiếu Power point.
Thái độ:
- Có ý thức và thái độ học tập đúng đắn, làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên:
Phòng máy vi tính.
Học sinh:
Đọc trước bài thực hành.
Thực hành trên máy tính
Gọi cá nhân Hs thực hành cuối giờ và nhận xét.
33
- Thực hành 12 (tt)
65, 66
34
- Ôn tập
2
67, 68
Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức đã học trong chương 3 
- Ôn luyện lại các dạng bài tập đã gặp trong chương 3 (thực hành trên máy).
- Hình thành kĩ năng tư duy tổng hợp, thành thạo các thao tác.
Thái độ:
- Hình thành thái độ học tập nghiêm túc
Giáo viên: Bài kiểm tra.
Học sinh: Ôn luyện trước..
- Thực hành trên máy tính.
- Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận.
35
- Kiểm tra HKII
2
69, 70
- Đánh giá khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của học sinh.
- Nội dung về Phần mềm trình chiếu, đa phương tiện.
- Trắc nghiệm + tự luận

Tài liệu đính kèm:

  • docKe_hoach_giang_day_Tin_hoc_9.doc