Kế hoạch ôn tập hè môn tiếng Việt vào lớp 6

*Từ ngữ:

+ Từ phân loại từ theo chức năng: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.

+ Từ phân loại từ theo cấu tạo: từ đơn, từ phức( từ ghép, từ láy).

+ Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

- Biết phân biệt từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy; danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ trong văn bản.

- Nhận biết và phân biệt được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.

- Vận dụng để làm bài tập điền từ, đặt câu.

*Câu:

+ Các thành phần câu: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

+ Các kiểu câu theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép.

+ Các kiểu câu chia theo mục đích nói: câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm - Nắm được cấu tạo, khái niệm các thành phần câu, biết phân tích các thành phần câu.

- Nắm được cấu tạo, khái niệm câu đơn, câu ghép. Nhận biết câu ghép, biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.

- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng QHT,nhận biết và biết cách sử dụng các QHT, cặp QHT để nối các vế câu ghép.

- Phát hiện, phân biệt các kiểu câu hỏi, kể, cầu khiến, cảm.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch ôn tập hè môn tiếng Việt vào lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ÔN TẬP HÈ MÔN TIẾNG VIỆT VÀO LỚP 6
Buổi
Đơn vị kiến thức
Nội dung ôn tập
Giúp học sinh 
1
Luyện từ và câu
*Từ ngữ:
+ Từ phân loại từ theo chức năng: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.
+ Từ phân loại từ theo cấu tạo: từ đơn, từ phức( từ ghép, từ láy).
+ Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Biết phân biệt từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy; danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ trong văn bản.
- Nhận biết và phân biệt được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
- Vận dụng để làm bài tập điền từ, đặt câu.
2
*Câu: 
+ Các thành phần câu: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
+ Các kiểu câu theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép.
+ Các kiểu câu chia theo mục đích nói: câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm
- Nắm được cấu tạo, khái niệm các thành phần câu, biết phân tích các thành phần câu.
- Nắm được cấu tạo, khái niệm câu đơn, câu ghép. Nhận biết câu ghép, biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng QHT,nhận biết và biết cách sử dụng các QHT, cặp QHT để nối các vế câu ghép.
- Phát hiện, phân biệt các kiểu câu hỏi, kể, cầu khiến, cảm.
3
* Biện pháp tu từ: 
- So sánh 
- Nhân hóa 
- Ẩn dụ
- Điệp ngữ.
* Chữa lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
- Nhận biết được các biện pháp tu từ.
- Biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của các biện pháp tu từ .
- Có ý thức vận dụng các biện pháp ấy khi viết văn.
- Có khả năng phát hiện lỗi diễn đạt, lỗi chính tả và sửa lỗi.
- Khi viết không mắc lỗi.
4
Tập làm văn
Văn miêu tả
- Đặc điểm kiểu bài văn miêu tả.
- Các dạng bài văn miêu tả.
- Các bước làm một bài văn miêu tả.
- Cách lập dàn ý.
- Vận dụng viết bài văn miêu tả.
5
Văn kể chuyện
- Đặc điểm kiểu bài văn kể chuyện.
- Các dạng bài văn kể chuyện.
- Các bước làm một bài văn kể chuyện.
- Cách lập dàn ý.
- Vận dụng viết bài văn kể chuyện.
6
- Ôn luyện về văn kể chuyện và văn miêu tả.
- Văn viết thư.
7
Cảm thụ văn học
Cảm thụ văn bản văn xuôi.
- Có khả năng phát hiện cái hay, cái đẹp của cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng hình ảnh trong một đoạn thơ hoặc đoạn văn
- Nắm được kĩ năng viết một đoạn cảm thụ văn học.
- Một số dạng bài tập về cảm thụ văn học.
- Có kỹ năng viết đoạn cảm thụ văn học.
8
Cảm thụ tác phẩm thơ.
9
Luyện tập
Luyện tập tổng hợp
10
Luyện tập tổng hợp
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài 1:
Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) Các từ ghép : b) Các từ láy :
 - mềm ..... - mềm.....
 - xinh..... - xinh.....
 - khoẻ..... - khoẻ.......
 - mong.... - mong.....
 - nhớ..... - nhớ.....
 - buồn..... - buồn.....
Bài 2:
Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm : T.G.P.L ; T.G.T.H ; Từ láy :
Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.
Bài 3: Cho đoạn văn sau:
“Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói,nở nụ cười tươi đỏ”
Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu văn trong đoạn văn và chỉ rõ các chủ ngữ và vị ngữ ấy thuộc loại từ nào?
Đọc kĩ đoạn văn trên, tìm và lập bảng phân loại các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn.
Bài 4:
Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong từng câu dưới đây :
Tôi đang học bài thì Nam đến.
Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Cả nhà rất yêu quý tôi.
Anh chị tôi đều học giỏi.
Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Bài 5:
Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa :
a) Già : - Quả già
 - Người già
 - Cân già
b) Chạy : - Người chạy
 - Ôtô chạy
 - Đồng hồ chạy
c) Chín : - Lúa chín
 - Thịt luộc chín
 - Suy nghĩ chín
Bài 6: Trong các câu sau đây, câu nào chứa từ đồng âm? Hãy gạch dưới các từ đồng âm và giải nghĩa các từ đó?
 - Ánh nắng chiếu trên mặt chiếc chiếu trải ngoài hiên nhà.
 - Mượn chiếc cáng cứu thương để cáng người đi viện.
 - Mua muối để muối dưa.
 - Mượn xe bò để xe gạch.
 Ngồi vào bàn để bàn công việc
Bài 7: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đang biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông(1). Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga và đậm nét(2). Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất (3). Thành phố như bồng bềnh giữa một biển hơi sương (4). Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một (5). Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm (6). Ánh đèn từ muôn vàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt (7).”
a. Đoạn văn trên trích trong bài nào? Của tác giả nào?
b. Chỉ ra các tính từ có trong đoạn văn trên?
c. Chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn trên?
d. Cảnh thành phố trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông được tác giả miêu tả sinh động nhờ biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ, hình ảnh nào cho biết điều đó?
Bài 8: Các câu sau đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép; vì sao em biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Lớp em có nhiều bạn học giỏi.
Chúng em chăm chỉ học tập và rèn luyện sức khoẻ. 
Nếu em học giỏi thì cha mẹ em rất vui lòng.
Em học bài và chị em nấu cơm.
Bài 9: Tham khảo một số đề tập làm văn sau:
1. Em hãy kể lại một câu chuyện từng để lại ấn tượng đẹp đẽ về tình bạn dưới mái trường tiểu học.
 2. Hãy tả hình dáng người mà em yêu quý nhất.
 3. Hãy viết tiếp để hoàn thành đoạn văn có câu mở đầu sau: “Các bạn hãy tưởng tượng xem, điều gì sẽ xảy ra khi một ngày nào đó, nguồn nước sạch của chúng ta bị cạn kiệt?”
4. Hãy viết thư cho một người bạn thân để kể lại một hoạt động hè mà em thấy thú vị (ví dụ: cắm trại; du lịch; đấu bóng; tập bơi; văn nghệ...)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_tieng_viet_lop_6_TS.doc