Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám đến hết thế kỉ XX

A. Mục tiêu bài học

 Giúp học viên:

1. Về kiến thức:

 - Nắm được một cách tổng quát các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám đến hết thế kỉ XX.

 - Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt là từ 1986 đến hết thế kỉ XX.

2. Về kĩ năng

a. Kĩ năng chuyên môn

 - Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3353Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Ngày kí:
Tiết 
Duyệt của lãnh đạo
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu bài học
	Giúp học viên:
1. Về kiến thức:
	- Nắm được một cách tổng quát các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám đến hết thế kỉ XX. 
	- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt là từ 1986 đến hết thế kỉ XX.
2. Về kĩ năng
a. Kĩ năng chuyên môn
	- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. 
b. Kĩ năng sống
	- Tự nhận thức và thảo luận nhóm để xác định những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
	3. Về thái độ
	- Biết trân trọng những thành tựu của văn học nước nhà trong giai đoạn này. 
B. Phương tiên thực hiện
	- Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1.
	- Thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp dạy học
	- Giáo viên tổ chức bài dạy bằng cách kết hợp các phương pháp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm, trao đổi tập thể về những đặc điểm quan trọng của văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
	- Giáo viên tóm tắt những điểm cần ghi nhớ, liên hệ với các tác giả, tác phẩm đã học ở bậc THCS, sử dụng bảng biểu để hệ thống hóa kiến thức.
D. Tiến trình dạy học
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi: Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX mà em đã học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
III. Giới thiệu bài mới
	Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Từ đây, nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và CNXH được khai sinh. Hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu một cách khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX để hiểu hơn bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn này. 
IV. Nội dung bài mới 
Hoạt động của GV và HV
Yêu cầu cần đạt
Tiết 1.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học viên tìm hiểu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Phương pháp: phát vấn.
- GV yêu cầu HV đọc phần I.1.
- GV: Em hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975.
- HV: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học viên tìm hiểu các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
Phương pháp: phát vấn, thảo luận nhóm.
GV yêu cầu HV đọc phần I. 2. 
GV: Em hãy cho biết, văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 phát triển qua mấy chặng đường?
HV: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. 
GV chia HV thành 3 nhóm, các nhóm HV tìm hiểu từng chặng đường phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 trên hai phương diện: nội dung chính, thành tựu.
Nhóm 1: Tìm hiểu chặng đường từ 1945 – 1954.
Nhóm 2: Tìm hiểu chặng đường từ 1955 - 1965
Nhóm 3: Tìm hiểu chặng đường từ 1965 – 1975
HV: thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. HV nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học viên tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.
GV: Từ việc phân tích những đặc điểm nội dung chính của các chặng đường phát triển văn học Việt Nam từ 1945 – 1975, em hãy nêu những đặc điểm chính của văn học Việt Nam giai đoạn này.
HV: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975
1.1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Đường lối lãnh đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
- Đất nước bị chia cắt, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, giao lưu quốc tế bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc. 
1.2. Các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 và những thành tựu chủ yếu.
a. Chặng đường từ 1945 -1954
- Nội dung chính:
+ Phản ánh không khí tưng bừng, hồ hởi, vui sướng của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập.
+ Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chồng thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống Cách mạng và kháng chiến, tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Thành tựu: 
+ Văn xuôi: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng (Nam Cao), Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Làng (Kim Lân), Xung kích (Nguyễn Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài),
+ Thơ: Hội nghị non song, Ngọn quốc kì (Xuân Diệu), Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Việt Bắc (Tố Hữu),
+ Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng),..
+ Nghiên cứu, lí luận, phê bình: Nói chuyện thơ ca kháng chiến (Hoài Thanh), Giảng văn “Chinh phụ ngâm” (Đặng Thai Mai),
b. Chặng đường từ 1955 – 1965
- Nội dung chính:
+ Phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
+ Phản ánh, ngợi ca phẩm chất của những con người lao động trong xây dựng đất nước.
+ Thể hiện tình cảm than thương, đau xót với miền Nam ruột thitkj, khát vọng và quyết tâm thống nhất đất nước.
- Thành tựu: 
+ Văn xuôi: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Vợ nhặt (Kim Lân), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Sông Đà (Nguyễn Tuân),
+ Thơ ca: Gió lộng (Tố Hữu). Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Quê hương (Giang Nam),
+ Kịch: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ),
c. Chặng đường từ 1965 – 1975
- Nội dung:
+ Phản ánh cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc.
+ Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Thành tựu: 
+ Văn xuôi: Người mẹ cầm sung (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), 
+ Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Tôi giàu đôi mắt (Xuân Diệu), Đầu sung trăng treo (Chính Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), 
+ Kịch: Đôi mắt (Vũ Dũng Minh), Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm),
1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b. Nền văn học hướng về đại chúng.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng làng mạn.
Tiết 2. 
Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học viên tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
Phương pháp: thảo luận nhóm.
GV chia HV thành 2 nhóm.
Nhóm1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội
Nhóm 2: Trình bày sự chuyển biến và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn này.
HV các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trả lời.
HV nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
2. Khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
2.1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của toàn Đảng, toàn dân đã kết thúc thắng lợi, miền Nam được giải phóng, non song thu về một mối.
- Đất nước phải dối phó với hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (1978 – 1979).
- Sau hơn 30 năm chiến tranh, nền kinh tế của nước ta kém phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
- Công cuộc đổi mới đất nước thúc đẩy sự đổi mới của văn học nghệ thuật. Nền văn hóa, văn học Việt Nam bước đầu mở rộng giao lưu với văn hóa, văn học thế giới.
- Sự phát triển của các phương tiện truyền thong có tác động mạnh mẽ tới sự phát triể của văn học.
 2.2. Sự chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
- Từ 1976 – 1985, Văn học Việt Nam dần chuyển mình, đổi mới từng bước.
- Từ 1986- 2000, văn học Việt Nam đổi mới mạnh mẽ hơn và đi vào bề sâu.
- Nội dung và xu hướng đổi mới: thấm nhuần tinh thần dân chủ hóa, giàu tính nhân văn.
- Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài; chủ đề phong phú, mới mẻ; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy mạnh.
- Văn học khám phá con người thong qua những mối quan hệ đa dạng, phức tạp; đi sâu khám phá thế giới nội tâm, quan tâm nhiều hơn đến than phận con người trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Thành tựu: 
+Văn xuôi: Đất trắng (Vũ Trọng Oánh), Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), 
+ Thơ ca: Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố ( Hữu Thỉnh), Tự hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi đan (Ý Nhi), Ánh trăng (Nguyễn Duy),
+ Kịch: Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân Trình),
Hoạt động 5: Tổng kết
Phương pháp: Phát vấn
GV yêu cầu HV đọc mục III. Kết luận
GV: Em hãy nhận xét khái quát những đặc điểm, thành tựu và sự phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
HV: Trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
5. Tổng kết
- Văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX đã kế thừa một cách xuất sắc những truyền thống tư tưởng lớn của văn học nước nhà: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
- Thành tựu văn học Việt Nam giai đoạn này là cơ bản, to lớn, thể hiện khát vọng độc lập, tự do của dân tộc, phản ánh hiện thực của đất nước trong một thời kì lịch sử đầy gian khổ.
- Văn học Việt Nam giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh khó khăn nên còn có những điểm hạn chế nhất định.
V. Củng cố, dặn dò
 - GV yêu cầu HV nhắc lại trọng tâm kiến thức của bài học.
- HV học bài.
- HV chuẩn bị bài mới:Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docKhai_quat_van_hoc_Viet_Nam_tu_1945_den_the_ki_XX.doc