Truyện truyền thuyết, cổ tích Kể tên các văn bản đã học
(1điểm) So sánh giống và khác nhau
(2điểm)
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo
(1điểm) Nêu ý nghĩa hình tượng ST, TT
(2điểm)
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2012 - 2013 TRƯỜNG TH&THCS THỦY TÂN Môn : Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ TỔNG SỐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng(1) Vận dụng (2) Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Truyện dân gian Truyện truyền thuyết, cổ tích Kể tên các văn bản đã học (1điểm) So sánh giống và khác nhau (2điểm) (3 điểm) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo (1điểm) Nêu ý nghĩa hình tượng ST, TT (2điểm) (3 điểm) Truyện truyền thuyết, cổ tích Cảm nghĩ về nhân vật đã học qua đoạn văn (4 điểm) (4 điểm) TỔNG SỐ 2 câu 3 điểm 2 câu 3 điểm 1 câu 4 điểm 05câu 10 điểm * Chú thích: a. Đề được thiết kế với tỉ lệ 30% nhận biết, 30% thông hiểu, 40% vận dụng (2), tất cả các câu trên đều tự luận. b. Cấu trúc bài: Thể loại truyền thuyết và cổ tích c. Cấu trúc câu hỏi: 3 câu PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2012 - 2013 TRƯỜNG TH&THCS THỦY TÂN Môn : Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU 1: (3 điểm) 1.1. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. 1.2. Kể tên các truyện truyền thuyết, truyện cổ tích đã học trong chương trình Ngữ văn 6 tập I (không kể các truyện đọc thêm, hướng dẫn đọc thêm). CÂU 2 (3 điểm) 2.1. Khi miêu tả tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh, tác giả dân gian đã sử dụng những yếu tố tưởng tượng kì ảo nào ? 2.2. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh ? CÂU 3 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-15 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật đã học trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích. PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2012 - 2013 TRƯỜNG TH&THCS THỦY TÂN Môn : Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU 1: (3 điểm) 1.1.HS phân biệt được sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích - Giống nhau: đều là truyện dân gian, có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo (0,5) - Khác nhau: + Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân.... (0,75) + Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu... (0,75) 1.2. HS nêu đúng bốn tên truyện truyền thuyết, cổ tích đã học: Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thạch Sanh; Em bé thông minh (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) 2.1: HS nêu được tài năng của hai nhân vật: - Tài năng của Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi (0,5điểm) - Tài năng của Thủy Tinh: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. (0,5điểm) 2.2: HS nêu được ý nghĩa hình tượng của mỗi nhân vật: + Thủy Tinh: tượng trưng cho hiện tượng mưa gió bão lụt ghê gớm hàng năm đã được hình tượng hóa. (1điểm) + Sơn Tinh: tượng trưng cho lực lượng cư dân đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa đã được hình tượng hóa (1điểm) CÂU 3 (4 điểm) - HS viết đúng hình thức một đoạn văn như yêu cầu. - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ý mạch lạc, có cảm xúc. - Cảm nhận được một nhân vật trong truyện truyền thuyết hoặc cổ tích để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. ************
Tài liệu đính kèm: