Kiểm tra 1 tiêt lần 1 môn: Hóa học 8

I.TRẮC NGHIỆM: (3đ)

 Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D mà em cho là câu trả lời đúng

1. Nguyên tử trung hòa về điện vì:

A. Số P = số e B. Số n = số p

C. Số p = số n D. Số electron như nhau

2. Dãy ký hiệu hóa học nào sau đây lần lượt chỉ các nguyên tố sắt, chì, kẽm, lưu huỳnh, Natri:

A. Fe, Al, Zn, Pb, Na B. Fe, Zn, S , Pb, Na

C. Fe, Pb , Zn, S, Na D. Fe, Zn, S, Na, Pb

3. Phân tử khối của Al(OH)3 là :

A. 78 B. 98 C. 88 D. 87

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1201Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiêt lần 1 môn: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN DUYỆT
Họ và tên:..................................
Lớp:.................
KIỂM TRA 1 TIÊT LẦN 1
MÔN: HÓA HỌC 8
(Thời gian 45’)
Điểm
I.TRẮC NGHIỆM: (3đ)
 Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D mà em cho là câu trả lời đúng
1. Nguyên tử trung hòa về điện vì:
A. Số P = số e	B. Số n = số p
C. Số p = số n	D. Số electron như nhau
2. Dãy ký hiệu hóa học nào sau đây lần lượt chỉ các nguyên tố sắt, chì, kẽm, lưu huỳnh, Natri:
A. Fe, Al, Zn, Pb, Na 	 B. Fe, Zn, S , Pb, Na
C. Fe, Pb , Zn, S, Na	D. Fe, Zn, S, Na, Pb
3. Phân tử khối của Al(OH)3 là :
A. 78	B. 98	C. 88	D. 87
4. Các cách biễu diễn nào sau đây toàn là hợp chất :
A. Cl2, H2O, CO2, Al 	B. Cl2, CO2, Al, H2O
C. H2O , Cl2,CO2, CuO	D. H2O, HCl, CO2, NaCl 
5. Trong công thức hóa học H2SO4 :
A. Có 3 nguyên tố hóa học H, S, O ; B. Có 3 nguyên tử H, S, O
C. Có 3 phân tử H, S, O D. Có 2 nguyên tố H, 1 nguyên tố S và 4 nguyên tố O
6. Hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức sau với Ba (II), NO3 (I) :
A. BaNO3	B. Ba(NO3)3 C. Ba (NO3)2	 D. Ba2NO3
II : TỰ LUẬN ( 7,0 điểm )
	7. ( 1, 0 điểm) Có các chất sau : H2O, Cu, S, HCl, CO2, Al. Cách biễu diễn nào là đơn chất, cách biễu diễn nào là hợp chất ? 
 8. ( 2, 0 điểm) Hãy liệt kê các tính chất vật lí, các tính chất hóa học của oxi ở nội dung dưới đây: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, hóa lỏng ở – 1830C, hóa rắng ở 00C; Oxi tác dụng với phi kim tạo thành oxit axit , tác dụng với kim loại tạo thành oxit bazơ; tác dụng với hợp chất tạo thành nước và khí cacbonic.
9. ( 2, 0 điểm)
 a. Lập công thức hóa học của Al (III) và nhóm SO4(II)
 b. Cho biết ý nghĩa của công thức hóa học trên? 
10. ( 2,0 điểm )
Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất sau (biết Cl có hóa trị I) ZnCl2; AlCl3.
Tính hóa trị của sắt trong hợp chất FeSO4?
(Biết PTK: Al = 27 đvC, S = 32 đvC, O = 16 đvC, H = 1đvC)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HÓA HỌC 8 LẦN 1
Trắc nghiệm: (3 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
A
D
A
C
II. Tự luận: (7 đ)
Câu 7: (1 đ)
 Cách biễu diễn đơn chất : Cu, S, Al 	(0.5đ)
 Cách biễu diễn hợp chất : H2O, CO2 , HCl 	(0.5đ)
	Câu 8: (2 đ)
	- Tính chất vật lý: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, hóa lỏng ở – 1830C, hóa rắng ở 00C 	(1đ)
	- Tính chất hoa học: Oxi tác dụng với phi kim tạo thành oxit axit , tác dụng với kim loại tạo thành oxit bazơ; tác dụng với hợp chất tạo thành nước và khí cacbonic. 	(1đ)	Câu 9 (2đ)
	- Lập công thức hóa học đúng : Al2(SO4)3.	 	(0.5đ)
	- Ý nghĩa công thức hóa học cho biết: 	(0.5đ)
	+ Nguyên tố nhôm, lưu huỳnh và oxi.
	+ 2 nguyên tử nhôm, 3 nguyên tử lưu huỳnh và 12 nguyên tử oxi
	- PTK: 2Al + 3S + 12O = 2*27+3*32+16*12 = 342 đvC 	(1đ)	
	Câu 10: (2đ) 
	a. ZnaCl2I Gọi hoá trị của Zn là a. 	
	Theo quy tắc hoá tri 1.a = 2.I " a = II Vậy hoá trị của Zn là II 	 (0.5đ)
	 AlaCl3I Gọi hoá tri Al là a 
	 Theo quy tắc hoá tri 1.a = 3.I " a = III Vậy hoá trị của Al là III (0.5đ)
 b Gọi hoá trị của sắt là a 
	Theo quy tắc hoá trị ta có 1.a = 1.II " a = II Vậy hoá trị của Fe là II	(1đ)
 Khung ma trận đề kiểm tra:
Tên Chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chất
Xác định TCVL – TCHH của 1 chất (Câu 8)
Số câu: 1
Số điểm 2; Tỉ lệ 20 %
1
2,0
Số câu: 1
2 điểm=20 % 
Nguyên tử – Phân tử; Nguyên tố hóa học
Biết được cấu tạo hạt nhân nguyên tử
(Câu 1)
Xác định được KHHH của các nguyên tố, tính phân tử khối của hợp chất (Câu 2, 3)
Số câu: 3 
Số điểm: 1,5;Tỉ lệ 15%
1
0,5
2
1,0
Số câu: 3
1,5 điểm= 15% 
Đơn chất – Hợp chất
Phân biệt được CTHH của đơn chất, hợp chất
(Câu 4)
Xác định đúng cách biểu diễn đơn chất, hợp chất
(Câu 7) 
Số câu: 2 
Số điểm: 1,5; Tỉ lệ 15%
1
0,5
1
1,0
Số câu 2
1,5điểm=15% 
Công thức hóa học
Chọn đúng công thức hóa học của hợp chất, Dựa vào công thức chung xác định các nguyên tố, chỉ số trong công thức hóa học (Câu 5,6)
Số câu: 2 
Số điểm: 1; Tỉ lệ 10%
2
1,0
Số câu 2
1 điểm=10% 
Hóa trị
Dựa vào quy tắc hóa trị tìm hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ( Câu 10)
Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị của chúng. (Câu9)
Số câu: 2
Số điểm4;Tỉ lệ 40 %
1
2,0
1
2,0
Số câu 2
4điểm=40%
Tổng số câu 10
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
Số câu: 3
 Số điểm: 3,0
 30%
Số câu: 4
 Số điểm: 3
 30%
Số câu: 2
 Số điểm: 4
 40%
Số câu: 10
 Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_11_Bai_luyen_tap_2.doc