Kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 6 (tiết 10)

KIỂM TRA 1 TIẾT LỊCH SỬ 6 – PPCT 10

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Nắm vững các kiến thức về ý nghĩa của việc học lịch sử, xã hội và thành tựu văn hóa cổ đại.

- Kĩ năng: Trình bày bài giải rõ ràng, chính xác, biết tính thời gian trong lịch sử, liên hệ thực tế.

- Thái độ: Tính trung thực nghiêm túc trong làm bài.

II/ Chuẩn bị:

GV: Thiết lập ma trận, đề kiểm tra và đáp án, hướng dẫn chấm.

HS: Các dụng cụ làm bài kiểm tra: Bút bi xanh hoặc đen, giấy nháp, thước kẻ

III/ Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm +Tự luận.

IV/ Tổ chức kiểm tra:

 1 .Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số – điểm danh và phát đề.

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1122Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 6 (tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT LỊCH SỬ 6 – PPCT 10
I/ Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững các kiến thức về ý nghĩa của việc học lịch sử, xã hội và thành tựu văn hóa cổ đại.
- Kĩ năng: Trình bày bài giải rõ ràng, chính xác, biết tính thời gian trong lịch sử, liên hệ thực tế.
- Thái độ: Tính trung thực nghiêm túc trong làm bài.
II/ Chuẩn bị:
GV: Thiết lập ma trận, đề kiểm tra và đáp án, hướng dẫn chấm.
HS: Các dụng cụ làm bài kiểm tra: Bút bi xanh hoặc đen, giấy nháp, thước kẻ
III/ Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm +Tự luận.
IV/ Tổ chức kiểm tra:
 1 .Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số – điểm danh và phát đề.
 2.Kiểm tra: 
MA TRẬN MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Chủ đề hoặc mạch kiến thức, kỹ năng
Số
tiết
Tầm quan trọng
Trọng số
Tổng điểm
Theo ma trận
Thang điểm 10
1. Bài 1:Sơ lược về môn lịch sử
1
20
2
40
2
2.Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
1
20
3
60
3
3. Chủ đề 1:Xã hội cổ đại trên thế giới.
3
60
2
120
5
Tổng
5
100%
220
10
KHUNG MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT
Chủ đề hoặc mạch nội dung kiến thức, kỹ năng
Mức độ nhận thức - Hình thức câu hỏi
Tổng điểm
1
Biết
2
Thông hiểu
3
Vận dụng thấp
4
Vận dụng 
cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Bài 1:Sơ lược về môn lịch sử
1 câu
2.0
2.Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
2 câu
2 câu
1 câu
3.0
3. Chủ đề 1:Xã hội cổ đại trên thế giới.
2 câu
1 câu
2 câu
1 câu
5.0
Tổng
2.0
1.0
1.0
2.0
2.0
1.0
1.0
10.0
3.0
3.0
2.0
2.0
MÔ TẢ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập môn lịch sử . 
Câu 2: Giải thích được mục đích ghi thông tin Âm lịch trên tờ lịch.
Câu 3: Biết về xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 4: Liên hệ thực tế về các giá trị văn hóa cổ đại có mặt cho đến hôm nay.
IV. Thu bài, kiểm tra số lượng và nhận xét giờ kiểm tra:
..
..
..
V. Dặn dò: Các em chuẩn bị chủ đề 2: Sự chuyển biến về đời sống kinh tế, xã hội cuối thời nguyên thủy trên đất nước ta.
TRƯỜNG DTNT THCS NINH PHƯỚC
TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI
KIỂM TRA 1 TIẾT 
Môn: Lịch sử 6 (Tiết 10) 
Năm học: 2017-2018
ĐỀ:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm-8 câu; mỗi câu 0.5 điểm). 
Em hãy chọn và ghi ra một chữ cái đứng đầu câu đáp án đúng của các câu sau.
Câu 1:Một thiên niên kỉ là
A. 100 năm 	 B. 10 năm 	 C. 1000 năm 	D. 10.000 năm
Câu 2: Năm 2017 thuộc thiên niên kỉ
A. thứ I	 B. thứ II	 C. thứ III	 	D. thứ IV
Câu 3: Cư dân của các quốc gia cổ đại phương Đông sống chủ yếu bằng
A. nghề đánh cá.	B. nghề thủ công.
C. nghề chăn nuôi. 	D. nghề nông trồng lúa nước.
Câu 4: Cách tính Âm lịch dựa vào	
A. Sự di chuyển của Mặt trời quanh Trái đất.	B. Sự di chuyển của Mặt đất quanh Mặt trời.
C. Sự di chuyển của Trái đất quanh đại dương.	D. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất.
Câu 5: Bảng chữ cái tiếng Anh (alphabet) gồm có 
A. 20 chữ cái.	B. 21chữ cái.	C. 24 chữ cái.	D. 26 chữ cái.
Câu 6: Bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô mê thuộc
A. Văn học Trung Quốc.	 B. Văn học Ấn Độ. 	 C. Văn học Hy Lạp.	 D. Văn học Ai Cập.
Câu 7: Bộ phận đông đạo nhất và có vai trò lớn trong sản xuất ở Phương Đông thời cổ đại là
A. Nông dân công xã.	B. Nô lệ.	 C. Binh lính.	 D. Quí tộc.
Câu 8: Giai cấp tham gia lao động chính tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội Phương Tây là
A. Nông dân công xã.	B. Nô lệ.	 C. Binh lính.	 D. Chủ nô.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6.0 điểm). 
Câu 1(2.0 điểm): Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
Câu 2(1.0 điểm): Năm nay là năm 2017 thuộc thế kỉ 21, Triệu Đà xâm lược nước ta vào năm 179 TCN thuộc thế kỉ II. TCN. Vậy Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày này là bao nhiêu năm?
Câu 3(1.0 điểm): Thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Câu 4(2.0 điểm): Theo em, những thành tựu văn hóa nào thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
TRƯỜNG DTNT THCS NINH PHƯỚC 	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT.HỌC KÌ I ( 2017 – 2018)
 TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 6 –THỜI GIAN: 45 PHÚT
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM :
I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM):
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
C
C
D
D
D
C
A
B
II. TỰ LUẬN ( 4 ĐIỂM):
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
- Chúng ta cần phải học lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc;
- Để biết được loài người chúng ta đã đấu tranh sinh tồn và phát triển như thế nào.
- Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có;
- Nhằm góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
2 điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2
Năm nay là năm 2017 thuộc thế kỉ 21, Triệu Đà xâm lược nước ta vào năm 179 TCN thuộc thế kỉ II. TCN. Vậy Triệu Đà xâm lược Âu Lạc cách ngày này là bao nhiêu năm?
- Kết quả: cách đây là 2196 năm.
- Cách tính: 2017(TNK III) + 179 (TNK II) =2196, vì:
+ 100 năm là 1 thế kỉ;
+ 1000 năm là 1 thiên niên kỉ (TNK)
1 điểm
0.5
0.5
Câu 3
Thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
- Giai cấp chủ nô không những chiếm hữu mọi tư liệu sản xuất mà còn chiếm hữu cả bản thân người lao động sản xuất (giai cấp nô lệ).
- Là xã hội lần đầu tiên phân hoá thành các giai cấp, có bóc lột, có nhà nước.
1 điểm
0.5
0.5
Câu 4
Theo em, những thành tựu văn hóa nào thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
Thời cổ đại đã có nhiều thành tựu văn hóa được khám phá và tạo ra. Tuy nhiên, chỉ có một số những thành tựu văn hóa của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay đó là:
+ Lịch, Chữ viết ( c, b c)
+ Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số Pi, các chữ số, kể cả chữ số 0, các định lí như Ta lét, Pi- ta – go hay định luật Ác – si – mét.
+ Những công trình kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp, đền Pac – tê – nông, tượng lực sĩ ném đĩa
- Những kiệt tác về các công trình kiến trúc có giá trị đến ngày nay thu hút khách du lịch gần xa đến tham quan và chiêm ngưỡng.
2 điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
Duyệt của TTCM	Giáo viên lập
................................	Đổng Thị Mỹ Thừa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxKIEM TRA 1 TIET LICH SU 6PPCT 10_12192510.docx