Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 (tiết 115)

A. Trắc nghiệm: (4 điểm)

 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)

 Câu 1: Khái niệm câu trần thuật đơn là:

 a. Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C – V tạo thành.

 b. Là câu do một cụm C - V tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc hoặc nêu một ý kiến.

 c. Là câu dùng để nêu một ý kiến.

 d. Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc.

 Câu 2: Thành phần chính của câu là:

 a. Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu.

 b. Những thành phần thêm vào câu để câu thêm rõ nghĩa.

 c. Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.

 d. Những thành phần có thể có hoặc không cần thiết trong câu.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1496Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 (tiết 115)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
 HỌ VÀ TÊN: . MÔN: NGỮ VĂN 6
 LỚP: . TUẦN: 29 - TIẾT: 115
 Điểm 
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
 Câu 1: Khái niệm câu trần thuật đơn là:
	a. Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C – V tạo thành.
	b. Là câu do một cụm C - V tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc hoặc nêu một ý kiến.
	c. Là câu dùng để nêu một ý kiến.
	d. Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự vật, sự việc.
 Câu 2: Thành phần chính của câu là:
	a. Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu.
	b. Những thành phần thêm vào câu để câu thêm rõ nghĩa.
	c. Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
	d. Những thành phần có thể có hoặc không cần thiết trong câu.
 Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn?
 a. Nó lao vào ôm cổ tôi nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra.
 b. Trời mưa nên đường trơn.
 c. Cả cụ cũng thật chăm chú, giọng cụ run lên vì xúc động.
 d. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
 Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu không sử dụng phép nhân hoá là:
	a. Ông mặt trời mặc áo giáp đen ra trận. b. Bụi tre tần ngần gỡ tóc.
	c. Cây mía múa gươm. d. Kiến bò đầy đường.
 Câu 5: Phó từ chỉ quan hệ thời gian là:
	a. Rất, lắm b. Đã, sẽ, đang c. Vẫn, chưa, không d. Ra, vào
 Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu sử dụng phép so sánh không ngang bằng là:
	a. Các sinh hoạt của nó vui như một cái bến. b. Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất.
	c. Tre trông thanh cao, giản dị như người. d. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ. 
 Câu 7: Các từ in đậm trong những câu thơ dưới đây thuộc kiểu nhân hoá:
 Chú gà báo sáng: Ó .o”
 Bác cửa vội mở để cho nắng vào.
	a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
	b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
	c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. 
	d. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người 
 Câu 8: Câu “Cát lại vàng giòn hơn nữa”. Cụm từ in đậm thuộc kiểu ẩn dụ:
	a. Hình thức b. Phẩm chất c. Cách thức d. Chuyển đổi cảm giác
 II. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)
 So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.
 - Giống: Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên, sự vật hiện tượng khác.
 Đều có tác dụng làm tăng sức (1 ). cho sự diễn đạt.
 - Khác: Ẩn dụ Hoán dụ
 * Dựa vào quan hệ (2). * Dựa vào quan hệ gần gũi
 Cụ thể: Cụ thể: 
 . Hình thức . (4).
 . (3).. . Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
 . Phẩm chất . Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
 . Chuyển đổi cảm giác . Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
 Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả
 Đốt lửa cho anh nằm Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 III. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Nhân hoá
a. Khoẻ như voi
1®
2. So sánh
b. Bầu trời đầy mây đen.
2®
3. Ẩn dụ
c. Áo nâu liền với áo xanh,
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
3®
4. Hoán dụ
d. Trăng ơi, từ đâu đến?
4®
e. Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 B. Tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là? Lấy ví dụ về từng kiểu câu. ( 2 điểm )
 .. .
 Câu 2: Xác định chủ ngữ và vị ngữ và phân tích cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: 
 a. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
 . 
 b. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ.
.. 
Câu 3: Viết đoạn văn tả 1 cảnh đẹp trên quê hương em, trong đó có sử dụng phép tu từ như: So sánh, nhân hoá. (2 điểm)
 ... .. ..  .. ..
 ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
 Câu hỏi
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 Trả lời
 b
 c
 d
 d
 b
 d
 a
 d
 II. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm) 
 (1) gợi hình, gợi cảm
 (2) tương đồng
 (3) cách thức
 (4) Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
 III. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)
 1d 2a 3e 4c
 B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Mỗi kiểu câu đúng ( 0.25 điểm ), mỗi ví dụ đúng (0.25 điểm )
 Có 4 kiểu câu: định nghĩa, giới thiệu, miêu tả, đánh giá.
Câu 2: ( 2 điểm )
 a. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
 C ( cụm danh từ ) v ( cụm động từ và tính từ )
 b. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ.
 C ( đại từ ) v ( cụm động từ)
Câu 3: - HS viết được đoạn văn có vận dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá. (1,5 điểm)
 - Nội dung hay, chữ viết đẹp, sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kt_tiet_115.doc