Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 6 (tiết 28)

A. Trắc nghiệm: (4 điểm)

I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm).

Câu 1: Trong các văn bản sau, văn bản nào kể về thời Hùng Vương?

 A. Thạch Sanh. B. Sự tích hồ Gươm.

 C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh D. Em bé thông minh

Câu 2: Câu văn:“ Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.” đã nói đến nhân vật nào trong truyền thuyết?

 A. Lạc Long Quân. B. Lê Lợi.

 C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh D. Thánh Gióng

Câu 3: Chi tiết nào sau đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Thánh Gióng?

 A. Bà mẹ ướm vào bàn chân to, về nhà mang thai.

 B. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi.

 C. Trong lúc đánh giặc roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường quật vào giặc.

 D. Để ghi nhớ công ơn Thánh Gióng, nhân dân đã lập đền thờ.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2314Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn 6 (tiết 28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT 
TÊN: ......................................... MÔN NGỮ VĂN 6
LỚP: .......... TUẦN 7- TIẾT 28
Điểm
Lời phê của thầy ( cô giáo).
A. Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm).
Câu 1: Trong các văn bản sau, văn bản nào kể về thời Hùng Vương?
 A. Thạch Sanh. B. Sự tích hồ Gươm.
 C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh D. Em bé thông minh
Câu 2: Câu văn:“ Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.” đã nói đến nhân vật nào trong truyền thuyết?
 A. Lạc Long Quân. B. Lê Lợi.
 C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh D. Thánh Gióng
Câu 3: Chi tiết nào sau đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Thánh Gióng?
 A. Bà mẹ ướm vào bàn chân to, về nhà mang thai.
 B. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi.
 C. Trong lúc đánh giặc roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường quật vào giặc.
 D. Để ghi nhớ công ơn Thánh Gióng, nhân dân đã lập đền thờ.
Câu 4: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta?
Muốn chế ngự thiên tai, bão lụt.
Có một người anh hùng cứu nước, chống giặc ngoại xâm.
Thế hệ sau luôn kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Có một xã hội công bằng, có công lí, nhân đạo, hòa bình.
Câu 5: Chi tiết nào sau đây không phải là yếu tố tưởng tượng kì ảo trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
 A. Hằng năm nước ta thường xuyên có những trận lũ lớn.
 B. Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phái Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi.
 C. Gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.
 D. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
Câu 6: Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong tuyện cổ tích?
 A. Nhân vật thông minh. B. Nhân vật bất hạnh.
 C. Nhân vật có tài năng kì lạ. D. Nhân vật là dũng sĩ
Câu 7: Mục đích của truyện truyền thuyết là:
Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
 Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái đẹp đối với cái xấu.
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Câu 8: Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đánh đuổi được giặc ( quân của mười tám nước chư hầu.) là nhờ:
A. Đàn thần và niêu cơm. B. Búa thần và đàn thần.
C. Búa thần và niêu cơm. D. Cung tên và búa thần.
II. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho thích hợp: ( 1 điểm)
Cột A
Cột B
Nối
1. Thánh Gióng
a. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
1 →
2. Em bé thông minh
b. Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy.
2 →
3. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
c. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
3 →
4. Thạch Sanh
d. Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
4 →
e. Bấy giờ trong rừng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người.
III. Hãy điền những từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu văn trong văn bản Thánh Gióng (1 điểm)
 a. Sứ giả vào, đứa bé nói: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con, một cái..và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. 
 b. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thành một ..mình cao hơn trượng, oai phong..
B. Tự luận: (6 điểm)
 Câu 1: Truyện cổ tích thường kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Đó là những kiểu nhân vật nào? Em hãy cho ví dụ về mỗi kiểu nhân vật ấy. ( 2 điểm)
 Câu 2: Thạch Sanh được xem là một người anh hùng, một dũng sĩ dân gian với sự tài giỏi, hiền lành, chân thật. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy kể về nhân vật này bằng lời văn của em. (4 điểm )
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm:( 4 điểm)
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng ( mỗi câu 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ/án
C
D
A
D
A
A
D
A
 II. Nối cột: ( 1 điểm)
1b, 2d, 3a, 4e.
 III. Điền từ:( 1 điểm)
 a. con ngựa sắt,roi sắt,.
 b. .tráng sĩ.lẫm liệt.
B. Tự luận::( 6 điểm)
Câu 1: Học sinh dựa vào khái niệm về truyện cổ tích để trả lời và cho ví dụ. ( 2 điểm).
Câu 2 ( 4 điểm)
- Giới thiệu được nguồn gốc, lai lịch của Thạch Sanh
- Kể cụ thể về nhân vật :
 Kể lại hình dáng, tính tình, tài năng của Thạch Sanh.
- Kể lại những việc làm của Thạch Sanh để thấy Thạch Sanh là một dũng sĩ:
+ Giết chằn tinh để đem lại cuộc sống bình yên cho dân làng.
+ Giết đại bằng để cứu công chúa.
+ Giết hồ tinh để giải thoát cho thái tử con vua Thủy Tề.
+ Dẹp giặc để đem lại hòa bình cho đất nước, cuộc sống cho muôn dân.
- Ý nghĩa về hình tượng Thạch Sanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docPham_Huu_Hien.doc