Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8

A. Trắc nghiệm: ( 4 điểm )

I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (2 điểm)

Câu 1: Trường từ vựng nào không chính xác?

 a. Từ ngữ địa phương: cà ung, trái dứa, cái ly, củ mì.

 b. Từ ngữ địa phương: cái dù, con heo, cái muỗng, chiếc ghe .

 c. Từ ngữ toàn dân: cái ô, xấu hổ, cái bát, cây viết, buồn cười.

 d. Từ ngữ toàn dân: cái ô, xấu hổ , cái cốc, cây bút, buồn cười.

Câu 2: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình?

 a. lung linh b. long lanh c. lấp lánh d. lộp độp

Câu 3: Câu nào không chứa trợ từ?

 a. Bài thi khó thế mà nó làm có nửa tiếng là xong.

 b. Trước ngõ nhà em có trồng một cây bưởi.

 c. Hôm nay, lớp mình học có hai tiết đầu thôi.

 d. Mỗi buổi nó ăn có hai bát cơm.

Câu 4: Đâu là tình thái từ nghi vấn?

 a. đi, nào, với

 b. à, ư, hử, hả, chứ, chăng

 c. thay, sao.

 d. ạ, nhé, cơ, mà

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2522Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH 	 	 KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: 	 MÔN: NGỮ VĂN 8
LỚP: 	 TUẦN: 15 - TIẾT: 60 
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
Đề 2:
Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
 Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. (2 điểm)
Câu 1: Trường từ vựng nào không chính xác?
 a. Từ ngữ địa phương: cà ung, trái dứa, cái ly, củ mì.
 b. Từ ngữ địa phương: cái dù, con heo, cái muỗng, chiếc ghe .
 c. Từ ngữ toàn dân: cái ô, xấu hổ, cái bát, cây viết, buồn cười.
 d. Từ ngữ toàn dân: cái ô, xấu hổ , cái cốc, cây bút, buồn cười. 
Câu 2: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình?
 a. lung linh	b. long lanh	c. lấp lánh	d. lộp độp
Câu 3: Câu nào không chứa trợ từ?
 a. Bài thi khó thế mà nó làm có nửa tiếng là xong.
 b. Trước ngõ nhà em có trồng một cây bưởi. 
 c. Hôm nay, lớp mình học có hai tiết đầu thôi.
 d. Mỗi buổi nó ăn có hai bát cơm.
Câu 4: Đâu là tình thái từ nghi vấn?
 a. đi, nào, với 
 b. à, ư, hử, hả, chứ, chăng
 c. thay, sao.
 d. ạ, nhé, cơ, mà
Câu 5: Câu nào chứa tình thái từ cầu khiến?
 a. Ngày nào mẹ em cũng dậy từ rất sớm.
 b. Nhanh tay lên nào anh chị em ơi ! 
 c. Trong vườn nhà em, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý.
 d. Em thích trường nào thì thi vào trường đó.
Câu 6: Câu nào sau đây là câu ghép ?
a. Trời mùa thu dường như trong hơn, cao hơn.
b. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, phủ kín con đường một màu thương nhớ.
c. Lá gạo dần lớn dần, chẳng mấy chốc đã phủ kín cành cây gầy guộc.
d. Cây bàng trụi lá lúc vào đông nhưng khi xuân đến nó cũng mang trên mình những búp non chồi biếc..
Câu 7: Từ nào sau đây là từ tượng thanh?
 a. cong queo	b. lẻo khoẻo	c. kèn kẹt	d. mơn mởn
Câu 8: Câu nào không chứa thán từ? 
 a. Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy.
b. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được.
c. Vâng! ông giáo dạy phải.
d. Chao ôi ! Không khí hôm nay tuyệt quá.
II. Điền dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp : (1điểm)
 1. Bếp Hoàng Cầm một loại bếp dã chiến rất thịnh hành thời chiến tranh.
 2. Anh vẫn còn hô Việt Nam muôn năm!
 3. Không có gì quý hơn độc lập, tự do Hồ Chí Minh.
 4. Học vẹt, học tủ là những cách học rất đáng phê phán.
III. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống. (1điểm)
1. Hương hoa bưởi không chỉ đi vào thơ ca,...có mặt trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam.
2. Thân gạo rất dễ trèo..cành gạo thì giòn dễ gãy lắm.
3. Tôi không bao giờ quên được kỉ niệm thơ ấu về bàbây giờ tôi đã trưởng thành.
4. Lá cây có màu xanh làtrong lá có chứa chất diệp lục.
 B. Tự luận: ( 6 điểm )
Câu 1: Xác định các từ tượng hình có trong đoạn thơ sau và tác dụng của nó: ( 2 điểm )
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ tầng khói nhạt
Làn áo lóng lánh bóng trăng loe.
	( Nguyễn Khuyến)
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ nói quá và ý nghĩa của nó: ( 2 điểm )
a. Bát cơm chan đầy nước mắt
 Bay còn giằng khỏi miệng ta
b. Ôi những cánh đồng quê chảy máu
 Dây thép gai đâm nát cả trời chiều.
Câu 3: Đặt hai câu có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh. ( 2 điểm )
..	
ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau. ( 2 điểm) 
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
1d, 2c, 3a, 4d, 5d, 6b, 7a, 8b
 II. Điền dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp : (1điểm)
 (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
 1. Bếp Hoàng Cầm ( một loại bếp dã chiến) rất thịnh hành thời chiến tranh.
 2. Anh vẫn còn hô :  «  Việt Nam muôn năm! »
 3. Không có gì quý hơn độc lập, tự do (Hồ Chí Minh).
 4. « Học vẹt, học tủ » là những cách học rất đáng phê phán.
 III. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống. (1điểm) 
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
1. Hàng rào cúc tần dưới mưa xuân đẹp đến mơ hồ bởi những sợi tơ hồng đang vươn lên mơn mởn.
2. Thân gạo rất dễ trèo nhưng cành gạo thì giòn dễ gãy lắm.
3. Mùa hè, phượng vẫn cháy đỏ tiễn các em nghỉ hè, và mùa thu, bàng vẫn thắp nắng vàng trong vòm lá bằng những chùm quả chín.
4. Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm.
 B. Tự luận: ( 6 điểm )
 Câu 1: ( 2 điểm )
Từ tượng hình: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh
Tác dụng: từ tượng hình gợi tả được những hình ảnh cụ thể, sinh động, trong đoạn thơ này có tác dụng miêu tả để làm nổi bật cảnh sắc đặc trưng của làng quê Việt Nam.
 Câu 2: ( 2 điểm )
a. Chan đầy nước mắt: nhấn mạnh sự khó nhọc, gian khổ để có được bát cơm nhưng vẫn bị kẻ thù giằng mất -> thể hiện sự căm thù đến tột cùng.
 	b. Cánh đồng quê chảy máu, đâm nát cả trời chiều -> nhấn mạnh tội ác của giặc.
 Câu 3: ( 2 điểm )
	Hs đặt câu đúng nội dung và hình thức, có sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN_8_TUAN_15_TIET_60.doc