Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 7 - Trường THCS Tam Thanh

A. Trắc nghiệm: (7 điểm)

 Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

1. Vì sao ta nhìn thấy một vật?

 A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.

 C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Vì vật được chiếu sáng.

2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

 A. Mặt Trời. B. Ngọn nến đang cháy. C. Con đom đóm lập lòe. D. Mặt trăng.

3. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì?

 A. Bản thân bông hoa có màu đỏ. B. Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền vào mắt ta.

 C. Bông hoa là một vật sáng. D. Bông hoa là một nguồn sáng.

4. Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng?

 A. Trong môi trường trong suốt.

 B. Trông môi trường đồng tính.

 C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý 7 - Trường THCS Tam Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT 
HỌ VÀ TÊN: MÔN: VẬT LÝ 7
LỚP: 7.. TUẦN: 10 - TIẾT: 10
 Điểm:
A. Trắc nghiệm: (7 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: 
1. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
 A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.	 B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
 C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.	D. Vì vật được chiếu sáng.
2. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
 A. Mặt Trời.	B. Ngọn nến đang cháy.	 C. Con đom đóm lập lòe.	D. Mặt trăng.
3. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì?
 A. Bản thân bông hoa có màu đỏ.	B. Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền vào mắt ta.
 C. Bông hoa là một vật sáng.	D. Bông hoa là một nguồn sáng.
4. Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng?
 A. Trong môi trường trong suốt.
 B. Trông môi trường đồng tính.
 C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính.
 D. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
5. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực.
 A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.
 B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
 C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
 D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
6. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Góc tới có giá trị nào sau đây?
M
 A. 200.	B. 800. 	C. 400. 	D. 600.
7. Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên
I
 một gương phẳng như hình vẽ, ta thu được tia phản
S
 xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI
 và mặt gương có giá trị nào sau đây?
N
 A. 300. 	B. 450.	C. 600.	D. 900.
8. Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào 
dưới đây là đúng?
 A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.	 B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
 C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.	 D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.
9. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’.
 A. d = d’.	 B. d > d’. C. d < d’. D. Không so sánh được vì ảnh là ảnh ảo, vật là thật.
10. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?
 A. Ảnh thật, bằng vật. B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.	 
 C. Ảnh ảo, bằng vật. D. Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. 
11. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ.
 A. Song song.	 B. Hội tụ.	C. Phân kì.	D. Không truyền theo đường thẳng.
12. Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào sau đây?
 A. Nhỏ hơn vật.	B. Lớn bằng vật. 
 C. Lớn hơn vật.	D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
13. Vì sao nhờ có pha đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
 A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng. 
 B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
 C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
 D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.
14. Vì sao trên ôtô hay xe máy, người ta không gắn gương cầu lõm để cho người lái xe quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?
 A. Vì ảnh không rõ nét.	B. Vì vật phải để rất gần mới cho ảnh ảo.
 C. Vì ảnh ảo nhỏ hơn vật nhiều lần.	D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt.
B. Tự luận: (3 điểm).
 Câu 15: (2 điểm).
 a) Ta có thể dùng một gương phẳng hứng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao? (1 điểm).
 b) Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn cùng loại ở các vị trí khác nhau? (1 điểm)
 Câu 16: Một vật hình mũi tên AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_1_TIETN_LY.doc