I. MỤC TIÊU
Đánh giá nhận thức của HS về các kiến thức đã được học ở HKI.
1. Kiến thức
Chủ đề I: Đo độ dài, đo thể tích chất lỏng và vật rắn không thấm nước, đo khối lượng.
I.1. Đo thể tích chất lỏng và vật rắn không thấm nước
I.1.1 Học sinh hiểu được cách đo thể tích chất rắn không thấm nước bằng bình chia độ.
I.1.2 Học sinh biết các đơn vị đo thể tích và các dụng cụ đo thể tích.
Chủ đề II: Lực, hai lực cân bằng, trọng lực - đơn vi lực, lực đàn hồi, lực kế - phép đo lực, trọng lượng và khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng.
II.1 Lực - Hai lực cân bằng
II.1.1 Học sinh hiểu được thế nào là hai lực cân bằng.
II.1.2 Học sinh biết cách xác định hai lực cân bằng tác dụng vào một vật khi vật đó đứng yên.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I Năm học: 2015 - 2016 Môn: Vật Lý - lớp 6 I. MỤC TIÊU Đánh giá nhận thức của HS về các kiến thức đã được học ở HKI. 1. Kiến thức Chủ đề I: Đo độ dài, đo thể tích chất lỏng và vật rắn không thấm nước, đo khối lượng. I.1. Đo thể tích chất lỏng và vật rắn không thấm nước I.1.1 Học sinh hiểu được cách đo thể tích chất rắn không thấm nước bằng bình chia độ. I.1.2 Học sinh biết các đơn vị đo thể tích và các dụng cụ đo thể tích. Chủ đề II: Lực, hai lực cân bằng, trọng lực - đơn vi lực, lực đàn hồi, lực kế - phép đo lực, trọng lượng và khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng. II.1 Lực - Hai lực cân bằng II.1.1 Học sinh hiểu được thế nào là hai lực cân bằng. II.1.2 Học sinh biết cách xác định hai lực cân bằng tác dụng vào một vật khi vật đó đứng yên. II.2 Trọng lực - Đơn vị lực II.2.1 Học sinh hiểu được trọng lực là lực hút của Trái Đất, trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía Trái Đất. II.2.2 Học sinh biết được đơn vị đo trọng lực là niutơn, kí hiệu là N. II.3 Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng II.3.1 Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị khối lượng riêng và trọng lượng riêng. II.3.2 Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản. Chủ đề III: Máy cơ đơn giản, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. III.1 Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường. III.2 Nêu được tác dụng của từng máy cơ đơn giản. 2. Kỹ năng 2.2 Kiểm tra, đánh giá kỹ năng đổi đơn vị đo thể tích. 2.3 Kiểm tra, đánh giá kỹ năng xác định thể tích của một vật rắn không thấm nước. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Kiểm tra theo hình thức tự luận III.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết (cấp độ 1) Thông hiểu (cấp độ 2) Vận dụng Cấp độ thấp (cấp độ 3) Cấp độ cao (cấp độ 4) Chủ đề I. Đo độ dài, đo thể tích chất lỏng và vật rắn không thấm nước, đo khối lượng (4 tiết LT / TS 4 tiết) Chuẩn KT, KN kiểm tra: I.1.1; I.1.2; 2.2; 2.3 Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Chủ đề II: Lực, hai lực cân bằng, trọng lực - đơn vi lực, lực đàn hồi, lực kế - phép đo lực, trọng lượng và khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng. (6 tiết LT / TS 7 tiết) Chuẩn KT, KN kiểm tra: II.3.1 Chuẩn KT, KN kiểm tra: II.1.1; II.1.2; II.2.1; II.2.2 Chuẩn KT, KN kiểm tra: II.3.2 Số câu: 3 Số điểm: 6,5 Tỉ lệ: 65% Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Số câu: 1 Số điểm: 2,5 Số câu: 1 Số điểm: 2,5 Chủ đề III: Máy cơ đơn giản, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc (4 tiết LT / TS 4 tiết) Chuẩn KT, KN kiểm tra: III.1; III.2 Số câu : 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tổng số câu: 5 T số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% Số câu: 2 Số điểm: 3,5 Tỷ lệ: 35% Số câu: 1 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25 % Số câu: 2 Số điểm: 4 Tỷ lệ: 40% IV.ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: 1. Đề đề nghị Câu 1: (2,5 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ về vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ rõ hai lực đó. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Câu 2: (1,5 điểm) Một bình chia độ đựng nước, mực nước trong bình ngang vạch 25cm3, người ta thả vào trong bình một hòn bi thì thấy mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 50cm3.Tính thể tích của hòn bi. Đổi ra đơn vị là m3. Câu 3 : (1,5 điểm) Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Câu 4: (2,5 điểm) Một vật đặc khối lượng 2,7 kg, thể tích 1 dm3 a. Tính khối lượng riêng của chất làm vật. b. Tính trọng lượng riêng của chất làm vật. Câu 5: (2 điểm) Kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học ? Nêu tác dụng của từng loại máy cơ đơn giản. 2. Hướng dẫn chấm Câu 1: 2,5 điểm a. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. 0,5đ Nêu đúng ví dụ và chỉ rõ hai lực cân bằng. 1đ b. Trọng lực là lực hút của Trái Đất. 0,5đ Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái đất. 0,5đ Câu 2: 1,5 điểm Thể tích của hòn bi: V = 50 - 25 = 25 (cm3) 1đ = 0,000025 (m3) 0,5đ Câu 3: 1,5 điểm - Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy. 0,5đ - Công thức tính khối lượng riêng: 0,4đ Trong đó: D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3. 0,2đ m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg. 0,2đ V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3. 0,2đ Câu 4: 2,5 điểm Tóm tắt: 0,5đ m = 2,7 kg V = 1 dm= 0,001 m a) D =? (kg/m) b) d =? (N/m) Giải: a) Khối lượng riêng của vật là: D = 0,5đ = 2,70,001 = 2700 ( kg/m3) 0,5đ b) Trọng lượng riêng của vật là: d = 10.D 0,5đ = 10.2700 = 27000 (N/m3) 0,5đ Học sinh có cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Câu 5: 2 điểm Kể tên các loại máy cơ đơn giản: - Ròng rọc, đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng 0,5đ - Tác dụng của máy cơ đơn giản: Giúp con người làm việc dễ dàng hơn 0,5đ + Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy: có thể kéo (nâng) vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. 0,5đ + Ròng rọc động: kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. 0,25đ + Ròng rọc cố định: làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. 0,25đ
Tài liệu đính kèm: