Kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 7 môn: Văn Học

Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

b) Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ?

c) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

d) Nêu nội dung của đoạn văn trên ?

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 7 môn: Văn Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 7 
 Trường THPT Phan Thị Ràng Môn : Văn học 
GV ra đề : Nguyễn Văn Vịnh Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề)
THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Tên
 Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1- Văn bản nghị luận 
HS nhận biết được tác giả, tác phẩm văn nghị luận 
HS nêu được nội dung của đoạn văn bản nghị luận
HS rút ra được bài học từ văn bản .
HS tìm được dẫn chứng bằng văn thơ.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu : 1,0 
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ :30 %
Số câu : ½ 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ :15,0 %
Số câu : ½ 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ :15,0 %
Số câu : 2,0
Số điểm :6,0
Tỷ lệ : 60% 
 2- Tiếng Việt 
HS xác định được các thành phần của câu
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : ½ 
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ :20 %
Số câu: ½ 
Số điểm 2,0
Tỉ lệ 20%
3- Tập làm văn 
HS nhận biết thể loại văn nghị luận và luận điểm trong đoạn văn
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu : ½ 
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ :20 %
Số câu: ½ 
Số điểm 2,0
Tỉ lệ 20%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu : 1,5 
Số điểm: 5,0
Tỉ lệ :50 %
Số câu :1/2 
Số điểm 1,50
Tỉ lệ : 15,0 %
Số câu : 1,0 
Số điểm: 3,50
Tỉ lệ :35,0 %
Số câu 3
Số điểm 10
Tỉ lệ 100%
DUYỆT CỦA BGH 	Thổ Sơn, ngày 11 tháng 03 năm 2016
	Người lập 
	 Nguyễn Văn Vịnh
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG 	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 7 
ĐỀ 1
Trường THPT Phan Thị Ràng 	 Thời gian : 45 phút 
Họ và tên : . ; Lớp : 7A/
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ? 
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Nêu nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất ” 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ? 
d) Bằng văn thơ em đã học hoặc đọc thêm hãy tìm dẫn chứng cho đoạn văn bản trên? 
đ) Em rút ra bài học gì từ văn bản trên.
Câu 3 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“... Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống...”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? 
d) Phân tích cấu tạo của câu : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. 
đ) Em hãy tìm dẫn chứng bằng văn thơ để chứng minh cho đoạn văn bản trên.
.HẾT..
Các em không được trao đổi khi làm bài 
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG 	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 7 
ĐỀ 2
Trường THPT Phan Thị Ràng 	 Thời gian : 45 phút
Họ và tên : . ; Lớp : 7A/
Câu 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng ” 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ? 
d) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.”.
Câu 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi 
“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ cò vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !...”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? Tìm luận điểm của đoạn văn trên ? 
d) Bằng văn thơ em đã học hoặc đọc thêm hãy tìm dẫn chứng cho đoạn văn bản trên? 
đ) Em rút ra bài học gì từ văn bản trên.
Câu 3 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
“...Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.. .”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
b) Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản nào ? 
d) Phân tích cấu tạo của câu : “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. 
đ) Em hãy tìm dẫn chứng bằng văn thơ để chứng minh cho đoạn văn bản trên. 
.HẾT..
Các em không được trao đổi khi làm bài
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG 	HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 
Trường THPT Phan Thị Ràng 	 Học kì 2 – Năm học 2015-2016
ĐỀ 1 :
Câu 1: 
a)Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ;
 Tác giả là : Hồ Chí Minh
b)Bài văn thuộc kiểu văn bản : Nghị luận 
 Luận điểm của đoạn văn: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”
c) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của ta câu: “ Dân ta / có một lòng nồng nàn yêu nước”.
	 CN 	VN
d)Nêu nội dung của đoạn văn trên: Lòng yêu nước của nhân dân ta ( Truyền thống yêu nước của ND)
Câu 2 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” 
 	Tác giả là : Phạm Văn Đồng
b) Nêu nội dung của đoạn văn trên : Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bác qua bữa cơm
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản : Nghị luận 
 Luận điểm của đoạn văn trên: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
d) Dẫn chứng cho đoạn văn bản trên bằng văn thơ em đã học hoặc đọc thêm: 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sang
Bàn đá chông chênh dịch sử đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
đ) Em rút ra bài học từ văn bản trên: Khiêm tốn, giản dị, không xa hoa lãng phí cầu kì sống cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình, bản thân
Câu 3 : 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản : “Ý nghĩa văn chương” ; Tác giả là : Hoài Thanh
b) Nội dung của đoạn văn trên : Nhiệm vụ của văn chương
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản : Nghị luận.
 Luận điểm của đoạn văn trên: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”
d) Phân tích cấu tạo của câu : “Văn chương / sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”.
	 CN 	VN 
đ) Dẫn chứng cho đoạn văn bản trên bằng văn thơ em đã học hoặc đọc thêm:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
ĐỀ 2
Câu 1 : 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
Tác giả là : Hồ Chí Minh 
b) Nội dung của đoạn văn trên : Tinh thần yêu nước được thể hiện trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc qua những trang lịch sử vẻ vang của thời đại.
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản : Nghị luận 
Luận điểm của đoạn văn trên: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta
d) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của ta câu : 
“Lịch sử ta / đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta.”
 CN 	VN 
Câu 2: 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” 
 	Tác giả là : Phạm Văn Đồng
b) Nêu nội dung của đoạn văn trên : Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bác qua Nơi ở 
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản : Nghị luận 
 Luận điểm của đoạn văn trên: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
d) Dẫn chứng cho đoạn văn bản trên bằng văn thơ em đã học hoặc đọc thêm: 
Nhà gác đơn sơ một góc vườn 
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối...
đ) Em rút ra bài học từ văn bản trên: Sắp xếp công việc một cách khoa học, ngăn nắp, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh môi trường
Câu 3 : 
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản : “Ý nghĩa văn chương” ; Tác giả là : Hoài Thanh
b) Nội dung của đoạn văn trên : Công dụng của văn chương
c) Bài văn thuộc kiểu văn bản : Nghị luận.
d) Phân tích cấu tạo của câu : “Văn chương / luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. 
	CN 	VN
đ) Dẫn chứng cho đoạn văn bản trên bằng văn thơ em đã học hoặc đọc thêm :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA VAN - HỌC KÌ 2 VĂN 7-156.doc