PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3.0 Điểm )
Chọn và ghi vào bài làm chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng trong các câu sau:
Câu 1. Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?
A. pH = 3 - 9 B. pH < 6,5="" c.="" ph="6,6" -="" 7,5="" d.="" ph="">7,5
Câu 2. Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học?
A. Supe lân, phân heo, urê. B. Urê, NPK, Supe lân.
C. Phân trâu, bò; bèo dâu; DAP. D. Cây muồng muồng, khô dầu dừa, NPK.
Câu 3. Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tấng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển tốt?
A. Cày đất. B. Bừa đất. C. Đập đất. D. Lên luống.
Câu 4. Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng phương pháp gì?
A. Phương pháp canh tác. B. Phương pháp sử dụng giống chống sâu bệnh.
C. Phương pháp hóa học. D. Phương pháp thủ công.
Trường THCS Mỹ Hiệp KIỂM TRA HK I – NĂM HỌC 2014-2015 Họ và tên: ............................................ Môn: Công nghệ 7 - Ngày kiểm tra: 27/12/2014 Lớp: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời phê của giáo viên PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3.0 Điểm ) Chọn và ghi vào bài làm chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng trong các câu sau: Câu 1. Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào? A. pH = 3 - 9 B. pH 7,5 Câu 2. Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học? A. Supe lân, phân heo, urê. B. Urê, NPK, Supe lân. C. Phân trâu, bò; bèo dâu; DAP. D. Cây muồng muồng, khô dầu dừa, NPK. Câu 3. Công việc làm đất nào có tác dụng dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tấng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển tốt? A. Cày đất. B. Bừa đất. C. Đập đất. D. Lên luống. Câu 4. Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng phương pháp gì? A. Phương pháp canh tác. B. Phương pháp sử dụng giống chống sâu bệnh. C. Phương pháp hóa học. D. Phương pháp thủ công. Câu 5. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất? A. Đất cát. B. Đất thịt nặng. C. Đất thịt nhẹ. D. Đất cát pha. Câu 6. Muốn phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả nhất cần áp dụng biện pháp phòng trừ nào dưới đây? A. Biện pháp sinh học. B. Biện pháp tổng hợp và phối hợp các biện pháp. C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp phối hợp kiểm dịch và canh tác. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7.0 Điểm ) Câu 1 (2 điểm): Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta. Câu 2 (2 điểm): Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; còn phân đạm, kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc. Câu 3 (1,5 điểm): Thế nào là biến thái hoàn toàn? Biến thái hoàn toàn trải qua các giai đoạn nào? giai đoạn nào gây hại nhiều nhất cho cây trồng? Câu 4 (1,5 điểm): Kể tên 3 chủng loại côn trùng hoặc động vật có lợi (tiêu diệt sâu hại) và 3 chủng loại có hại (phá hoại mùa màng). BÀI LÀM. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM :(3 ĐIỂM) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án đúng PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7.0 Điểm ) ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM –CN 7 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM :(3 ĐIỂM) Mỗi lựa chọn đúng được : 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án đúng C B D D A B PHẦN II. TỰ LUẬN ( 7.0 Điểm ) Câu 1 (2 điểm): Ý Nội dung Điểm Vai trò trồng trọt - Lương thực, thực phẩm cho con người, cho chăn nuôi. - Nguyên liệu cho các nhà máy. - Nông sản cho xuất khẩu. 0,5 0,5 0,5 Nhiệm vụ trồng trọt Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 0,5 Câu 2 (2 điểm): Phân hữu cơ, phân lân Dùng để bón lót vì: Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. 1,0 Phân đạm, kali, phân hỗn hợp Dùng bón thúc vì: tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay. 1,0 Câu 3 (1,5 điểm): Khái niệm biến thái hoàn toàn Biến thái hoàn toàn là dạng biến thái trải qua giai đoạn nhộng. 0,5 Các giai đoạn biến thái hoàn toàn Biến thái hoàn toàn trải qua các giai đoạn sau: trứng sâu non nhộng sâu trưởng thành. 0,5 Giai đoạn biến thái gây hại mạnh nhất Ở biến thái hoàn toàn, giai đoạn sâu non sẽ gây hại nhiều nhất. 0,5 Câu 4 (1,5 điểm): Côn trùng có lợi Ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến... 0,75 Côn trùng có hại Châu chấu, bọ xít, sâu đục thân... 0,75
Tài liệu đính kèm: