Kiểm tra học kì I môn: Vật lí 7

I/ Mục tiêu :

1) Kiến thức: Kiểm tra , đánh giá mức độ nhận thức kiến thức của từng HS

- HS hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng và bài tập liên quan.

2) Kỹ năng: - Cách làm bài tập và trình bày bài kiểm tra trên giấy

3)Thái độ : - Nghiêm túc làm bài

II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHÚ QUỐC	KIỂM TRA HỌC KÌ I.
TRƯỜNG TIỂU HỌC& THCS CỬA DƯƠNG MÔN: VẬT LÍ 7
	THỜI GIAN: 45 PHÚT
I/ Mục tiêu :
1) Kiến thức: Kiểm tra , đánh giá mức độ nhận thức kiến thức của từng HS 
- HS hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng và bài tập liên quan.
2) Kỹ năng: - Cách làm bài tập và trình bày bài kiểm tra trên giấy 
3)Thái độ : - Nghiêm túc làm bài 
II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI
MÔN : VẬT LÝ 7 
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Quang học
( 8 tiết)
Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng
Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
song.
Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại
Số1câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ 
1(1a,b; 3a)
2
20%
(1c; 3b)
1
10%
(3c)
0,5
5%
 2
3,5
35%
Âm học
(6 tiết)
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
Nêu được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
Nêu được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
Vận dụng được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
 (2a,b)
1
10%
 (2c)
0,5
5%
1(4)
2,5
25%
1(5)
3
30%
3
6,5
65%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
3
30%
1
1,5
15%
2
5,5
55%
5
10
100%
III. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (1,5 đ) 
Khi nào mắt ta nhận biết có ánh sáng? 
Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? 
Cho một ví dụ về nguồn sang?
Câu 2: (1,5 đ) 
	a)Các vật phát ra âm thanh đều có đặc điểm gì? 
	b)Tai người bình thường nghe được âm có tần số trong khoảng nào? 
	c)Độ to của âm được quy định bởi tần số hay biên độ dao động?
Câu 3: (2,0 đ) 
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. 
Khi góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ có độ lớn 125 o thì góc tới có độ lớn bao nhiêu? 
Vẽ hình minh họa và có ký hiệu độ lớn các góc.
Câu 4: (2,0 đ) 
Để đo độ sâu rãnh biển sâu nhất thế giới Mariana, người ta dùng phương pháp định vị hồi âm bằng sóng siêu âm. Sau khi phát ra siêu âm hướng xuống biển thì sau 14,628 giây, người ta mới nhận được tín hiệu phản xạ của nó từ đáy biển. Vận tốc truyền của siêu âm trong nước là 1500 m/s. Tìm độ sâu rãnh biển Mariana.
Câu 5: (3,0 đ) 
Vật A thực hiện 640 dao động trong 40 giây. Vật B thực hiện 23 040 000 dao động trong 4 phút. 
	a/ Tìm tần số dao động của mỗi vật. 
	b/ Tai người bình thường nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao? Tên gọi của hai âm do hai vật A, B phát ra là gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_vat_ly_7_hk1_nam_hoc_20152016_don_vi_Truong_TH_va_THCS_Cua_Duong.doc