1. Tính chất hóa học của bazơ. Một số bazơ quan trọng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2. Tính chất hóa học của muối. Một số muối quan trọng. Phân bón hóa học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Ngày soạn: 25/10/2015 PHÒNG GIÁO DỤC & Đ.T. NAM ĐÀN KIỂM TRA TIẾT 20 NĂM HỌC 2015- 2016 Môn: Hóa học Lớp: 9 TRƯỜNG THCS PHÚC CƯỜNG Thời gian làm bài: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Tên chủ đề (nội dung, chương...) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Tính chất hóa học của bazơ. Một số bazơ quan trọng I.1, I.2 I.3, I.4 II.2 Số câu Số điểm Tỉ lệ % 4 1 10% 1 2 20% 5 3 30% 2. Tính chất hóa học của muối. Một số muối quan trọng. Phân bón hóa học I.6, I.7, I.8, I.10 II.3a II.3b II.3c Số câu Số điểm Tỉ lệ % 4 1 10% 1 1 10% 2 2 20% 7 4 40% 3. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ I.5, I.9, I.11, I.12 Câu II.1 Số câu Số điểm Tỉ lệ % 4 1 10% 1 2 20% 4điểm=40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 12 3 30% 2 3 30% 3 4 40% 13 10 ĐỀ KIỂM TRA LỚP 9 ĐỀ 1 I. Phần trắc nghiệm:( 3 điểm) Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng Câu 1: Khi cho dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH. Màu của dung dịch biến đổi như thế nào? A. Màu xanh từ từ xuất hiện và đậm dần B. Màu hồng nhạt dần C. Màu hồng từ từ xuất hiện và đậm dần D. Không có sự thay đổi màu Câu 2: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy là: A. NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 B. KOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2 C. Fe(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2 D. NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2 Câu 3: Canxi hiđroxit dùng để: A. Sản xuất xà phòng B. Khử độc các chất thải công nghiệp C. Dùng làm gia vị D. Chế tạo thuốc nổ đen Câu 4: NaOH được sản xuất bằng phương pháp: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn Điện phân nóng chảy NaCl Cả 3 phương pháp trên Câu 5: Phản ứng nào sau đây không xảy ra: A. Na2CO3 + NH4HSO4 → B. NaCl + HCl → C. CuSO4 + NaOH → D. BaCl2 + CuO → Câu 6: Muối được sản xuất nhiều ở bờ biển nước ta là: A. CaCO3 B. MgSO4 C. NaCl D. KNO3 Câu 7: Hóa chất dùng để nhận biết các dung dịch MgSO4, FeCl3, CuCl2 là A. HCl B. AgNO3 C. BaCl2 D. NaOH Câu 8: Muối nào sau đây được dùng để làm phân bón A. NaCl B. CaCO3 C. HgSO4 D. KNO3 Câu 9: Dãy gồm các chất sắp xếp theo thứ tự: oxit, axit, bazo, muối là: CaO, NaOH, NaHCO3, HCl CO2, HBr, KOH, KNO3 SO2, H2SO4, NaCl, Ca(OH)2 HNO3, FeO, Na2CO3, NaOH Câu 10: Nhóm nào sau đây không phải là phân bón đơn: A. CO(NH2)2, KCl, B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, C. KNO3, (NH4)2HPO4 D. NH4NO3, K2SO4 Câu 11: Dãy chất nào sau đây có thể tác dụng với Ba(OH)2? A. HCl, BaCl2, Ca(OH)2, H2SO4 B. ZnCl2, HCl, CO2, Mg(NO3)2 C. HCl, Mg(OH)2, NaCl, CO2 D. CuCl2, SO2, NaOH, HCl Câu 12: Một hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3 có khối lượng 21,6g tác dụng với dung dịch axit HCl thu được 2,24 khí (đktc). Khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp là: A. 16g B. 8g C. 24g D. 32g II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết các PTHH cho dãy chuyển đổi sau Cu(OH)2 (1) CuO (2) CuCl2 (3) Cu(OH)2 (4) CuCl2 Câu 2: (2 điểm) Chỉ dùng thêm quỳ tím để phân biệt các dung dịch sau chứa trong các lọ mất nhãn riêng biệt: H2SO4, NaCl, NaOH, Ba(OH)2, BaCl2, HCl. Câu 3: (3điểm) Cho dung dich 500ml MgCl2 tác dụng với 30g NaOH. Sau phản ứng tiếp tục lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì thu được 1 chất rắn. a. Viết PTHH xảy ra. b.Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. c. Tính nồng độ mol của dung dịch MgCl2 Đáp án - Biểu điểm I. Phần trắc nghiệm. Mỗi câu đúng được 0,25đ x 12 câu = 3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C B A A C D D B C B A II. Phần tự luận Câu Bài làm Điểm 1 (1) Cu(OH)2 (r) to CuO (r) + H2O (h) (2) CuO (r) + 2HCl (dd) CuCl2 (dd) + H2O (l) (3) CuCl2 (dd) + NaOH (dd) NaCl (dd) + Cu(OH)2 (r) (4) Cu(OH)2 + 2HCl(dd) CuCl2 (dd) + 2 H2O (l) 0,5 0,5 0,5 0,5 2 - Trích các mẫu thử vào 6 ống nghiệm có đánh số thứ tự. Nhúng 6 mấu giấy quỳ tím vào 6 dung dịch trên. Hai dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4 và HCl. Hai dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là NaOH và Ba(OH)2. Hai dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là NaCl và BaCl2. - Lần lượt lấy hai dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ cho tác dụng với 2 dung dịch làm quỳ tím hóa xanh. Nếu dung dịch tạo được 1 kết tủa trắng thì dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4 dung dịch tạo kết tủa với nó là Ba(OH)2. Còn lại dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là HCl, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh không tạo kết tủa là NaOH. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O trắng - Lấy dung dịch H2SO4 nhận được ở trên cho tác dụng với hai dung dịch không làm quỳ tím đổi màu. Dung dịch nào có kết tủa xuất hiện là dung dịch BaCl2 dung dịch không tạo kết tủa là dung dịch NaCl. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl trắng 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 3 PTHH MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (1) 0,375mol 0,75 mol 0,375mol Mg(OH)2 to MgO + H2O (2) 0,375mol 0,375mol b. Theo đề ra ta có số mol NaOH là: nNaOH= 30 : 40 = 0,75 mol Theo PTPƯ (1) ta có: nMg(OH)2 = ½ nNaOH = 0,75 : 2 = 0,375 mol Theo PTPƯ (2) ta có: nMgO = nMg(OH)2 = 0,375mol Þ Khối lượng MgO là: mMgO = 0,375 x 40 = 15g c. Theo PTPƯ (1) ta có: nMgCl2 = nMg(OH)2 = 0,375mol Þ Nồng độ mol dung dịch MgCl2là: 0,375 : 0,5 = 0,75 M 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: