Lí thuyết cơ bản về Hóa học 12

 Công thức chung este no, đơn chức : CnH2nO2 hay CnH2n + 1COOCmH2m + 1. (axit trước , ancol sau)

+ Este no đơn chức : CnH2nO2

+ Este không no có 1 nối đôi, đơn chức mạch hở: CnH2n - 2O2 (n ≥ 3)

+ Este no 2 chức mạch hở: CnH2n - 2O4 (n ≥ 4)

+ Este của rượu đơn chức với axit đơn chức (este đơn chức): RCOOR’ ; CxHyO2

+ Este của axit đơn chức với rượu đa chức, có công thức dạng (RCOO)nR’

+ Este của axit đa chức với rượu đơn chức, có công thức dạng R(COOR’)n

+ Este của axit đa chức với rượu đa chức, có công thức dạng Rn(COO)n.mR’m

pdf 95 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 967Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lí thuyết cơ bản về Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6. 
Câu 494. Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni 
axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -
NH-CO-? 
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. 
Câu 495. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là 
A. tơ visco và tơ nilon-6,6 B. tơ tằm và tơ vinilon. 
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. 
Câu 496.Trong các polime sau: (1) poli (metyl metacrylat); (2) poli stiren; (3) nilon-7; (4) poli (etylen-
terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: 
A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (3), (4), (5). 
Câu 497.Giải trùng hợp polime ( CH2 – CH(CH3) – CH(C6H5) - CH2 ) n ta sẽ được monome: 
A. 2 - metyl - 3 - phenyl butan C. propylen và stiren 
B. 2 - metyl - 3 - phenyl but- 2- en D. isopren và toluen 
Câu 498.Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là 
A. stiren. B. isopren. C. propen. D. toluen. 
Câu 499.Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là 
A. propan. B. eten. C. etan. D. toluen. 
Câu 500. Tơ capron được điều chế từ monome nào sau đây ? 
A. axit metacrylic. B. caprolactam. C. phenol. D. axit axetic. 
Câu 501.Hệ số polime hoá của PE và PVC là bao nhiêu? Biết ptử khối của chúng lần lượt bằng 420000 và 250000 
A. 15000 và 5000 B. 15000 và 4000 C. 4000 và 14000 D. 5000 và 14000 
Câu 502.Hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon – 6,6 có phân tử khối (M = 2500) là 
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. 
Câu 503.Khối lượng phân tử trung bình của Xenlulozơ trong sợi gai là 590.000đvc. Số gốc C6H10O5 trong 
phân tư Xenlulozơ trên là: 
A. 3641 B. 3661 C. 3642 D 3773. 
Câu 504.Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 
17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là 
A. 113 và 152. B. 121 và 114. 
Trường THPT PHẠM THÀNH TRUNG Bộ môn Hóa học 
Tôi Yêu Hóa Học (fb.com/hoctothoahoc) sưu tầm và giới thiệu Hoá học 12 42
C. 121 và 152. D. 113 và 114. 
Câu 505.Mô tả ứng dụng của polime nào dưới đây là không đúng? 
A. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện. 
B. PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa, ... 
C. Poli (metyl metacrilat) làm kính máy bay, ôtô, dân dụng, răng giả,... 
D. Nhựa novolac dùng để sản xuất đồ dùng, vỏ máy, dụng cụ điện, ... 
Câu 506.Điền từ thích hợp vào trỗ trống trong định nghĩa về vật liệu composit: "Vật liệu composit là vật 
liệu hỗn hợp gồm ít nhất ... (1)... thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà ...(2)... 
A. (1) hai; (2) không tan vào nhau B. (1) hai; (2) tan vào nhau 
C. (1) ba; (2) không tan vào nhau D. (1) ba; (2) tan vào nhau 
Câu 507.Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Tơ visco là tơ tổng hợp. 
B. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). 
C. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. 
D. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng 
Câu 508.Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo 
tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC? 
A. 1 B. 2 
C. 3 D. 4 
Câu 509.Cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong CCl4. Hỏi tỉ lệ mắt 
xích butadien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu? 
A. 1/3 B. ½. 
C. 2/3 D. 3/5 
Câu 510.Muốn tổng hợp 120kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần 
dùng là bao nhiêu ? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. 
A. 215kg và 80kg. B. 171kg và 80kg. C. 65kg và 40kg. D. 175kg và 70kg. 
Câu 511.Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%) 
A. 2,55 B. 2,8 C. 2,52 D.3,6 
Câu 512.Từ 150 kg metyl - metacrylat có thể điều chế bao nhiêu kg thủy tinh hữu cơ với hiệu suất 90%? 
A. 135n (Kg). B. 135 (kg). C. 150n (kg). D. 150 (kg). 
Câu 513.Cho 0,3 mol phenol trùng ngưng với 0,25 mol HCHO (xt H+,t0) (hspư 100%) thu được bao nhiêu 
gam nhựa phenolfomanđehit (PPF) mạch thẳng? 
A. 10,6 gam B. 15,9 gam 
C. 21,2 gam D. 26,5 gam 
Câu 514.P.V.C được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ: 
 CH4 15% C2H2 95% CH2 = CHCl 90% PVC 
 Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế ra một tấn P.V.C là bao nhiêu ?(khí thiên nhiên chứa 95% 
metan về thể tích) 
A.1414 m3 B. 5883,242 m3 C. 4202 m3 D. 6154,144 m3 
CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI. 
1. Vị trí của kim loại trong BHTTH 
Câu 515. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là 
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
Trường THPT PHẠM THÀNH TRUNG Bộ môn Hóa học 
Tôi Yêu Hóa Học (fb.com/hoctothoahoc) sưu tầm và giới thiệu Hoá học 12 43
Câu 516. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là 
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
Câu 517.Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là 
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. 
Câu 518. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là 
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. 
Câu 519.Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là 
A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p6 3s23p1. 
Câu 520. Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là 
A. Sr, K. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Ca, Ba. 
Câu 521. Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là 
A. Sr, K. B. Na, K. C. Be, Al. D. Ca, Ba. 
Câu 522. Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là 
A. [Ar ] 3d6 4s2. B. [Ar ] 4s13d7. C. [Ar ] 3d7 4s1. D. [Ar ] 4s23d6. 
Câu 523.Nguyên tử Cu có Z = 29, cấu hình e của Cu là 
A. [Ar ] 3d9 4s2. B. [Ar ] 4s23d9. C. [Ar ] 3d10 4s1. D. [Ar ] 4s13d10. 
Câu 524.Nguyên tử Cr có Z = 24, cấu hình e của Cr là 
A. [Ar ] 3d4 4s2. B. [Ar ] 4s23d4. C. [Ar ] 3d5 4s1. D. [Ar ] 4s13d5. 
Câu 525.Nguyên tử Al có Z = 13, cấu hình e của Al là 
A. 1s22s22p63s23p1. B. 1s22s22p63s3. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p2. 
Câu 526.Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là 
A. Rb+. B. Na+. C. Li+. D. K+. 
Câu 527. Nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s1. Vị trí của X trong BTH các nguyên tố hoá học : 
A. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim B. Chu ki 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại 
C. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại D. Chu kì 4, nhómVIIA,là nguyên tố phi kim 
Câu 528. Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn 
là 
 A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA. B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB. 
C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB. 
2. Tính chất vật lí của kim loại 
Câu 529. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại? 
 A. Vonfam. B. Crom C. Sắt D. Đồng 
Câu 530. Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại? 
 A. Liti. B. Xesi. C. Natri. D. Kali. 
Câu 531.Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại? 
 A. Vonfam. B. Sắt. C. Đồng. D. Kẽm. 
Câu 532.Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại ? 
 A. Natri B. Liti C. Kali D. Rubidi 
Câu 533.Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại? 
 A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm. 
Câu 534.Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại? 
 A. Vàng. B. Bạc. C. Đồng. D. Nhôm. 
Câu 535. Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của các kim loại thay đổi theo chiều: 
A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. 
Câu 536.Cho các kim loại sau: Cu; Al ; Fe ; Au ; Ag. Chiều tăng dần tính dẫn điện của kim loại là (chiều từ trái 
sang phải) 
A. Fe, Al, Au, Cu, Ag. B. Fe, Al, Cu, Au, Ag. 
C. Fe, Al, Cu, Ag, Au. D. Al, Fe, Au, Ag, Cu. 
3. Tính chất hóa học của kim loại - dãy điện hóa của kim loại 
Tính oxi hóa tăng dần 
K+ Ba2+Ca2+Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Hg+ Ag+ Hg2+ Pt2+ Au3+ 
K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Hg Ag Hg Pt Au 
Trường THPT PHẠM THÀNH TRUNG Bộ môn Hóa học 
Tôi Yêu Hóa Học (fb.com/hoctothoahoc) sưu tầm và giới thiệu Hoá học 12 44
chất oxi hoá yếu chất oxi hóa mạnh 
 chất khử mạnh chất khử yếu 
Tính khử giảm dần 
+ Qui tắc an pha 
VD : Cho 2 cặp oxi hóa – khử sau :e2+/Fe và Cu2+/Cu 
 Cu2+ + Fe  Fe2+ + Cu 
 Chất oxi hóa mạnh chất khử mạnh chất oxi hóa yếu chất khử yếu 
 Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử theo qui tắc α: 
Phản ứng giữa 2 cặp oxi hóa khử xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn 
sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn. 
Câu 537.Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với ddịch AgNO3 ? 
A. Zn, Cu, Mg B. Al, Fe, CuO C. Fe, Ni, Sn D. Hg, Na, Ca 
Câu 538. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra ddịch có môi trường kiềm là 
A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. 
Câu 539.Nhóm kim loại không tan trong cả axit HNO3đ nóng và axit H2SO4đ nóng là 
 A. Ag, Pt B. Pt, Au C. Cu, Pb D. Ag, Pt, Au 
Câu 540. Dãy kim loại nào sau đây đều không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội? 
 A. Al, Fe, Au, Mg. B. Zn, Pt, Au, Mg. C. Al, Fe, Zn, Mg. D. Al, Fe, Au, Pt. 
Câu 541. Từ phương trình ion thu gọn sau: Cu + 2Ag+  Cu2+ + 2 Ag. Kết luận nào dưới đây không đúng ? 
 A. Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ag+. B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. 
C. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+. D. Cu bị oxi hoá bởi ion Ag+. 
Câu 542.Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại 
A. K B. Na C. Ba D. Fe 
Câu 543. Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi kim loại 
A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Zn. 
Câu 544. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư 
A. Kim loại Mg B. Kim loại Ba C. Kim loại Cu D. Kim loại Ag 
Câu 545.Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp 
chất không phản ứng với nhau là 
A. Cu và dung dịch FeCl3 B. Fe và dung dịch CuCl2 
C. Fe và dung dịch FeCl3 D. Cu và dung dịch FeCl2 
Câu 546.Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là 
A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl. 
C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2. 
Câu 547.Hai kim loại X, Y và các dd muối clorua của chúng có các phản ứng hoá học sau: 
 X + 2YCl3 XCl2 + 2YCl2 và Y + XCl2 YCl2 + X. Phát biểu đúng là: 
 A. ion Y2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+ B. kim loại X khử được ion Y2+ 
 C. kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y D. ion Y3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion X2+. 
Câu 548.Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được 
muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là 
A. Mg B. Al C. Zn D. Fe 
Câu 549.X là kim loại phản ứng được với ddịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch 
Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag) 
A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag. 
Câu 550.Hãy sắp xếp các cặp oxi hoá khử sau theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại: Fe2+/Fe 
(1); Pb2+/Pb (2); 2H+/H2 (3); Ag+/Ag (4); Na+/Na (5); Fe3+/Fe2+ (6); Cu2+/Cu (7). 
 A. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5). B. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4). 
C. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4). D. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7). 
Fe2+
Fe
Cu2+
Cu
Trường THPT PHẠM THÀNH TRUNG Bộ môn Hóa học 
Tôi Yêu Hóa Học (fb.com/hoctothoahoc) sưu tầm và giới thiệu Hoá học 12 45
Câu 551.Cho 1 lá sắt vào dung dịch chứa 1 trong những muối sau: ZnCl2 (1); CuSO4 (2); Pb(NO3)2 (3); 
NaNO3 (4); MgCl2 (5); AgNO3 (6). Các trường hợp xảy ra phản ứng là 
A. (1); (2); (4); (6). B. (1); (3); (4); (6). C. (2); (3); (6). D. (2); (5); (6). 
Câu 552. Chọn một dãy chất tính oxi hoá của các ion kim loại tăng 
A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+. 
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+. D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+. 
Câu 553. Cho dãy các ion kim loại K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là 
 A. Ag+ B. Fe2+ C. K+ D. Cu2+ 
Câu 554.Trong dãy điện hoá của kim loại, vị trí 1 số cặp oxi hoá – khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al; 
Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, Cu thì dãy các kim loại 
tác dụng được với dung dịch muối sắt III là: 
 A. Al, Fe, Ni, Cu. B. Al, Ag, Ni, Cu. C. Al, Fe, Ni, Ag. D. Ag, Fe, Ni, Cu. 
Câu 555.Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau 
khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là: 
 A. AgNO3 B. Fe(NO3)3 C. Cu(NO3)2 D. HNO3 
Câu 556.Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau 
phản ứng là: 
A. Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)3, HNO3 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3 
4. ĂN MÒN KIM LOẠI 
LÍ THUYẾT 
1. Ăn mòn kim loại: là sự phá hủy kim loại do tác dụng của các chất trong môi trường 
- Ăn mòn kim loại có 2 dạng chính: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. 
2. Ăn mòn hóa học: là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp 
đến các chất trong môi trường. 
- Ăn mòn hóa học thường xảy ra ở những bộ phận của thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên 
phải tiếp xúc vớ hơi nước và khí oxi 
3. Ăn mòn điện hóa: là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch 
chất điện li và tạo nên đong electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. 
- Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa: phải thỏa mãn đồng thời 3 điều sau 
 + Các điện cực phải khác nhau về bản chất 
 + Các định cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn 
 + Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li 
4. Các biện pháp chống ăn mòn kim loại. 
a. Phương pháp bảo vệ bề mặt 
- Phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo 
- Lau chùi, để nơi khô dáo thoáng 
b. Phương pháp điện hóa 
- dùng một kim loại là “ vật hi sinh” để bảo vệ vật liệu kim loại. 
VD: để bảo vệ vỏ tầu biển bằng thép, người ta gắn các lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chím trong 
nước biển ( nước biển là dung dịch chất điện li). Kẽm bị ăn mòn, vỏ tàu được bảo vệ. 
Một số quặng thường gặp 
1.Quặng photphorit. Ca3(PO4)2.  2. Quặng apatit: 3Ca3(PO4)2.CaF2 
3. Sinvinit: NaCl. KCl ( phân kali)  4. Magiezit: MgCO3  
5. Canxit: CaCO3  6. Đolomit: CaCO3. MgCO3  
7. Boxit: Al2O3.2H2O.   8. Mica: K2O. Al2O3.6SiO2.2H2O 
9. đất sét: Al2O3.6SiO2.2H2O  10. fensfat: K2O. Al2O3.6SiO2 
11. criolit: Na3AlF6.  12. mahetit: Fe3O4 ( có hàm lượng Fe cao nhất) 
13.hematit nâu: Fe2O3.nH2O.  14. hematit đỏ: Fe2O3 
15.xiderit: FeCO3  16.pirit sắt: FeS2 
17.florit CaF2.  18.Chancopirit ( pirit đồng ) CuFeS2 
5. PHẢN ỨNG NHIỆT PHÂN 
LÍ THUYẾT 
1. Nhiệt phân muối nitrat 
Trường THPT PHẠM THÀNH TRUNG Bộ môn Hóa học 
Tôi Yêu Hóa Học (fb.com/hoctothoahoc) sưu tầm và giới thiệu Hoá học 12 46
a. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại K, Ba,Ca, Na( kim loại tan) thì sản phẩm X là muối nitrit 
 VD: 2NaNO3 ot 2NaNO2 + O2 
 2KNO3 ot 2KNO2 + O2 
b. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại Mg → Cu thì sản phẩm X là oxit + NO2 
 VD: 2Cu(NO3)2 ot 2CuO + 4NO2 + O2 
 2Fe(NO3)3 otFe2O3 + 6NO2 + 32 O2 
Lưu ý: nhiệt phân muối Fe(NO3)2 thu được Fe2O3 ( không tạo ra FeO ) 
 2Fe(NO3)2 ot Fe2O3 + 4NO2 + ½ O2 
c. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu thì sản phẩm X là KL + NO2 
 VD: 2AgNO3 ot 2Ag + 2NO2 + O2 
2. Nhiệt phân muối cacbonat ( CO32- ) 
- Muối cacbonat của kim loại kiềm không bị phân hủy như Na2CO3, K2CO3 
- Muối cacbonat của kim loại khác trước Cu bị nhiệt phân thành oxit + CO2 
- Muối cacbonat của kim loại sau Cu bị nhiệt phân thành KL + O2 + CO2 
- Muối (NH4)2CO3 ot 2NH3 + CO2 + H2O 
3. Nhiệt phân muối hidrocacbonat ( HCO3-) 
- Tất cả các muối hidrocacbonat đều bị nhiệt phân. 
- Khi đun nóng dung dịch muối hidrocacbonat: 
Hidrocacbonat ot Cacbonat trung hòa + CO2 + H2O 
 VD: 2NaHCO3 ot Na2CO3 + CO2 + H2O 
 Ca(HCO3)2 ot CaCO3 + CO2 + H2O 
- Nếu nhiệt phân hoàn toàn muối hidrocacbonat 
 + Muối hidrocacbonat của kim loại kiềm otCacbonat trung hòa + CO2 + H2O 
 VD: 2NaHCO3 ot Na2CO3 + CO2 + H2O 
 + Muối hidrocacbonat của kim loại khác ot Oxit kim loại + CO2 + H2O 
 VD: Ca(HCO3)2 , ànot ho toanCaO + 2CO2 + H2O 
3. Nhiệt phân muối amoni 
- Muối amoni của gốc axit không có tính oxi hóa ot Axit + NH3 
 VD: NH4Cl ot NH3 + HCl; (NH4)2CO3 ot 2NH3 + H2O + CO2 
- Muối amoni của gốc axit có tính oxi hóa ot N2 hoặc N2O + H2O 
 VD: NH4NO3 ot N2O + 2H2O; NH4NO2 ot N2 + 2H2O 
 (NH4)2Cr2O7 ot Cr2O3 + N2 + 2H2O 
4. Nhiệt phân bazơ 
- Bazơ tan như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 không bị nhiệt phân hủy. 
- Bazơ không tan nhiệt phân tạo oxit + H2O 
Lưu ý: Fe(OH)2 , ôngot kh cokhongkhi FeO + H2O 
 2Fe(OH)2 + O2 otFe2O3 + 2H2O 
* Các chất lưỡng tính thường gặp. 
- Oxit như: Al2O3, ZnO, BeO, SnO, PbO, Cr2O3. 
- Hidroxit như: Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3 
- Muối chứa ion lưỡng tính như: Muối HCO3-, HSO3-, HS-, H2PO4- 
- Muối amoni của axit yếu như: (NH4)2CO3, (NH4)2SO3, (NH4)2S, CH3COONH4 
Câu 557. Biết rằng ion Cu2+ trong dung dịch oxi hóa được Fe. Khi nhúng hai thanh kim loại Fe và Cu được 
nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì 
Trường THPT PHẠM THÀNH TRUNG Bộ môn Hóa học 
Tôi Yêu Hóa Học (fb.com/hoctothoahoc) sưu tầm và giới thiệu Hoá học 12 47
A. cả Fe và Cu đều bị ăn mòn điện hoá. B. cả Fe và Cu đều không bị ăn mòn điện hoá. 
C. chỉ có Fe bị ăn mòn điện hoá. D. chỉ có Cu bị ăn mòn điện hoá. 
Câu 558. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe 
và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào ddịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là 
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 
Câu 559.Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây xát sâu tới lớp sắt bên trong, 
sẽ xảy ra quá trình: 
A. Sn bị ăn mòn điện hóa. B. Fe bị ăn mòn điện hóa. 
C. Fe bị ăn mòn hóa học. D. Sn bị ăn mòn hóa học. 
Câu 560. Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn 
vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại: 
 A. Pb B.Zn C. Cu D. Ag 
Câu 561.Tiến hành 4 thí nghiệm: 
TN1: Nhúng Fe vào dd FeCl3 TH2: Nhúng Fe vào dd CuSO4 
TN3: Nhúng Cu vào dd CuSO4 TN4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dd HCl 
 Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hoá là: 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 562.Trường hợp nào dưới đây là ăn mòn điện hoá? 
A. Gang, thép để lâu trong không khí ẩm. C. Fe tác dụng với khí clo. 
B. Kẽm nguyên chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. D. Natri cháy trong không khí. 
Câu 563.Sự ăn mòn một vật bằng gang hoặc thép trong không khí ẩm ở cực dương xảy ra quá trình. 
A. Fe0 Fe2+ + 2e C. 2H2O + O2 + 4e 4OH– 
B. Fe0 Fe3+ + 3e D. 2H+ + 2e H2 
Câu 564.Hợp kim siêu cứng, rất cứng ở mọi nhiệt độ, dùng để chế tạo dao cắt gọt kim loại có thành phần 
là: A. W – Cr – Mo B. W – Co – Mn C. Mn– Cr – Mo D. W – Co– Mo 
Câu 565.Hợp kim vàng tây, cúng hơn vàng, dùng để đúc tiền và đồ trang sức, có thành phần là: 
A. Au - Cu B. Au - Ag C. Au - Fe D. Au – Pt 
Câu 566.Hợp kim Đuy-ra, bền và nhẹ có thành phần là: 
A. Al- Cu – Mg - Mn B. Al- Co – Cr - Mn C. Al- Cu – Cr D. Al- Cu – Mo - Mn 
Câu 567.Hợp kim Almelec, điện trở nhỏ dùng làm dây dẫn cao thế, có thành phần là: 
A. Al- Si – Mg - Fe B. Al- Si – Mo - Cr 
C. Al- S – Mg - Fe D. Al- Si – Mg - Cr 
Câu 568.Hợp kim Electron, nhẹ bền với va chạm và nhiệt độ được dùng chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, có 
thành phần là: 
A. Al- Mn – Mg - Zn B. Au - Cu C. Al- S – Mg - Fe D. Fe – Si - Mn 
Câu 569.Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 
chất rắn gồm 
A. Cu, Al, Mg. B. Cu, Al, MgO. C. Cu, Al2O3, Mg. D. Cu, Al2O3, MgO. 
Câu 570. Ở nhiệt độ cao khí H2 khử được oxit nào sau đây? 
 A. MgO B. CuO C. CaO D. Al2O3 
Câu 571.Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của kim loại đó 
là 
A. Na. B. Ag. C. Fe. D. Cu. 
Câu 572.Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là A. điện phân dung dịch MgCl2. B. điện phân MgCl2 nóng chảy. C. nhiệt phân MgCl2. D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. 
Câu 573.Phương pháp để điều chế nhôm trong công nghiệp là: 
 A. Điện phân Al2O3 nóng chảy. B. Điện phân muối AlCl3 nóng chảy. 
 C. Dùng chất khử như CO,H2... để khử Al2O3. D. Điện phân dung dịch AlCl3. 
Câu 574.Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là 
A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu. 
Câu 575.Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là 
 
 
Trường THPT PHẠM THÀNH TRUNG Bộ môn Hóa học 
Tôi Yêu Hóa Học (fb.com/hoctothoahoc) sưu tầm và giới thiệu Hoá học 12 48
A. Cu. B. Al. C. CO. D. H2. 
Câu 576.Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là 
A. Na2O. B. CaO. C. CuO. D. K2O. 
Câu 577.Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 
được chất rắn gồm 
A. Cu, Al, Mg. B. Cu, Al, MgO. C. Cu, Al2O3, Mg. D. Cu, Al2O3, MgO. 
Câu 578.Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng 
hỗn hợp rắn còn lại là: 
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg. 
C. Cu, Fe, Zn, MgO. D. Cu, Fe, ZnO, MgO. 
Câu 579.Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là 
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn. 
Câu 580.Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: 
A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu. 
Câu 581.Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là 
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn. 
Câu 582.Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra 
A. sự khử ion C

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGiao an ca nam_12169918.pdf