1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức
* Hoạt động 1:
- HS biết: Biết được thành phần của lớp vỏ khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí
- HS hiểu: Vai trò quan trọng của hơi nước trong lớp vỏ khí
* Hoạt động 2:
- HS biết: Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng
- HS hiểu: Vai trò quan trọng của tầng đối lưu và lớp ô-dôn đối với cuộc sống của loài người
* Hoạt động 3:
- HS biết: Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng lạnh, đại dương, lục địa
- HS hiểu: Nguyên ngân làm các khối khí bị biến tính
1.2 Kĩ năng
- HS thực hiện được: Biết quan sát và nhận xét các thành phần của không khí
- HS thực hiện thành thạo: Sử dụng hình vẽ để trình bày đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí
1.3 Thái độ
- Thói quen: Không ủng hộ các hành vi làm ô nhiễm không khí
- Tính cách:Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôdôn
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Cấu tạo của lớp vỏ khí
Tuần dạy: 22 Tiết: 21 Ngày dạy: LỚP VỎ KHÍ 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức * Hoạt động 1: - HS biết: Biết được thành phần của lớp vỏ khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí - HS hiểu: Vai trò quan trọng của hơi nước trong lớp vỏ khí * Hoạt động 2: - HS biết: Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng - HS hiểu: Vai trò quan trọng của tầng đối lưu và lớp ô-dôn đối với cuộc sống của loài người * Hoạt động 3: - HS biết: Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng lạnh, đại dương, lục địa - HS hiểu: Nguyên ngân làm các khối khí bị biến tính 1.2 Kĩ năng - HS thực hiện được: Biết quan sát và nhận xét các thành phần của không khí - HS thực hiện thành thạo: Sử dụng hình vẽ để trình bày đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí 1.3 Thái độ - Thói quen: Không ủng hộ các hành vi làm ô nhiễm không khí - Tính cách:Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôdôn 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Cấu tạo của lớp vỏ khí 3. CHUẨN BỊ - GV: Tranh vẽ các tầng của lớp vỏ khí - HS: SGK, tập ghi, viết, thước, vở bài tâp địa lí 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện 6A1: ./ vắng :.. 6A2: ./ vắng :.. 4.2 Kiểm tra miệng: - Câu 1: Người ta thể hiện độ cao của địa hình trên bản đồ bằng cách nào? - Đáp án câu 1: Thể hiện bằng đường đồng mức hoặc bằng thang màu + Đường đồng mức: đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc + Thang màu: địa hình càng cao thì địa hình càng xẫm - Câu 2: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS Lớp vỏ khí gồm mấy tầng? Kể tên? - Đáp án câu 2: 3 tầng. Đối lưu, bình lưu vá tầng cao của khí quyển 4.3. Tiến trình bài học Giới thiệu bài: Trái Đất được bao bọc bởi 1 lớp khí quyển có chiều dày trên 60.000 km. Đó chính là 1 trong những đặc điểm quan trọng để Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Vậy khí quyển có thành phần gì? Cấu tạo ra sao, vai trò quan trọng ntn trong đời sống trên Trái Đất? Các em sẽ biết thông qua bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 ( 5 phút ) - GV: Quan sát H.45 cho biết không khí được cấu tạo bởi những thành phần nào? Tỉ lệ của mỗi thành phần? - HS: Nitơ, oxi, Hơi nước và các khí khác - GV: Thành phần nào nhỏ nhất? - HS: Hơi nước - GV: + Nếu không có hơi nước trong không khí thì khí quyển không có hiện tượng khí tượng + Hơi nước và khí CO2 hấp thụ năng lượng Mặt Trời giữ lại tia hồng ngoại, điều hòa nhiệt độ Trái Đất. * GD sử dụng NLTK và HQ Việc con người sử dụng rộng rãi những nguồn năng lượng truyền thống đã làm tăng nhanh chóng CO2 trong khí quyển và gây ô nhiễm môi trường. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải khai thác nguồn năng lượng sạch ( năng lượng gió, Mặt Trời) - GV: Trái Đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày hàng chục nghìn km. Đó là lớp vỏ khí hay khí quyển, mặc dù con người không nhìn thấy không khí nhưng lại quan sát được các hiện tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy lớp vỏ khí hay khí quyển là gì? Chúng ta sang phần 2 để tìm hiểu. Hoạt động 2 ( 15 phút ) - GV: Quan sát H.46 cho biết lớp vỏ khí gồm những tầng nào? - HS: Tầng bình lưu, đối lưu và và các tầng cao của khí quyển - GV: Gọi HS lên xác định trên tranh các tầng của lớp vỏ khí - GV: Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16km là tầng gì đặc điểm ra sao? - HS: Tầng đối lưu - GV mở rộng: Tại sao khi leo núi đến 6000m người ta đã cảm thấy khó thở? - HS: Càng lên cao không khí càng loãng đặc biệt là ôxy - GV: Tầng trên tầng đối lưu là tầng gì? Đặc điểm ra sao? - HS: Tầng bình lưu - GV: Các tầng cao trên tầng bình lưu thì có đặc điểm gì? * GDBVMT Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ thủng lớp Ôdôn con người trên Trái Đất cần phải làm gì? - HS: Không phá rừng và phải trồng rừng, các quốc gia cắt giảm khí thải công nghiệp - GV: Vai trò của lớp vỏ khí đối với sự sống trên Trái đất? - HS: + Lớp khí quyển bao quanh Trái Đất như kính của nhà kính giữ ấm bề mặt Trái Đất + Bảo vệ sinh vật tránh được sự nguy hại của tia cực tím ( gây ung thư da, hỏng mắt do đục thủy tinh thể ) + Không có khí quyển Trái Đất sẽ là hành tinh không có sự sống giống như Mặt Trăng Hoạt động 3 ( 10 phút ) - GV: Nguyên nhân hình thành các khối khí? - HS: Căn cứ vào nhiệt độ và mặt tiếp xúc - GV: Khối khí nóng và lạnh hình thành ở đâu? Tính chất của mỗi loại? - HS: Khối khí nóng hình thành ở vĩ độ thấp còn khối khí lạnh hình thành ở vĩ độ cao - GV: Khối khí lục địa và đại dương hình thành ở đâu? Tính chất của mỗi loại? - HS: Khối khí đại dương hình thành trên biển và đại dương còn khối khí lục địa hình thành trên đất liền - GV kết luận: Như vậy sự phân biệt các khối khí là căn cứ vào tính chất của chúng ( nóng, lạnh hay khô, ẩm ) * Liên hệ thực tế - GV: Tại sao có từng đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông ở nước ta? + Các khối khí luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết ở những nơi chúng đi qua. Mùa đông khối không khí lạnh phía Bắc thường tràn xuống miền Bắc nước ta làm thời tiết giá lạnh (gió mùa Đông Bắc ) + Tuy nhiên các khối khí này cũng bị biến tính ( thay đổi tính chất ) do tiếp xúc với bề mặt địa hình nơi chúng đi qua 1. Thành phần của không khí - Thành phần của không khí bao gồm: khí Nitơ ( chiếm 78% ), Ôxi ( 21% ), hơi nước và các khí khác ( 1% ) - Hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ bé nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây mưa 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí ( lớp khí quyển) - Tầng đối lưu + Độ cao khoảng 16km, tập trung tới 90% không khí + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (cứ lên cao 100m giảm 0.60 C ) + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tương khí tượng - Tầng bình lưu + Nằm trên tầng đối lưu tới độ cao khoảng 80km + Có lớp Ôdôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người - Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng 3. Các khối khí - Tùy theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí khác nhau - Các khối khí nóng hình thành ở các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao - Các khối khí lạnh hình thành ở các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp - Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn - Các khối khí lục điạ hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô 4.4 Tổng kết - Câu 1: Không khí được cấu tạo bởi những thành phần nào? - Đáp án câu 1: Thành phần của không khí bao gồm: khí Nitơ (chiếm 78%), Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%) - Câu 2: Khối khí nóng và lạnh hình thành ở đâu? - Đáp án câu 2: Khối khí nóng hình thành ở vĩ độ thấp còn khối khí lạnh hình thành ở vĩ độ cao 4.5. Hướng dẫn học tập - Đối với bài học ở tiết này: + Học bài + Vẽ H.45 các thành phần của không khí vào vở - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Đọc trước bài 18 THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ + Tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa? 5. PHỤ LỤC ..
Tài liệu đính kèm: