Luật bóng chuyền bãi biển

PHẦN I: THI ĐẤU

CHƯƠNG I : SÂN BÃI VÀ DỤNG CỤ THI ĐẤU

ĐIỀU 1: SÂN THI ĐẤU: Sân thi đấu gồm sân đấu và khu tự do.

1.1. Kích thước: Sân đấu hình chữ nhật, kích thước 16m x 8m xung quanh là khu vực tự do rộng ít nhất 3m về tất cả mọi phía, khoảng không tự do ở chiều cao tối thiểu 7m tính từ mặt sân.

1.2. Mặt sân: Mặt sân phải làm bằng cát, bằng phẳng không lẫn đá, vỏ sò hoặc bất cứ vật gì có thể gây nguy hiểm hay chấn thương cho cầu thủ.

1.3. Các đường trên sân: Khu sân đấu được giới hạn bằng 2 đường biên ngang và 2 đường biên dọc.Các đường này nằm trong kích thước của sân.Không có đường giữa sân.Các đường biên bằng băng vải hoặc chất liệu mềm có chiều rộng 5 - 8cm và có màu sắc tương phản với màu cát.

1.4.Khu phát bóng: Là khu sau đường biên ngang, nằm giữa phần kéo dài của hai đường biên dọc.

ĐIỀU 2: LƯỚI VÀ CỘT LƯỚI:

2.1.Lưới: dài 9,5 m và rộng 1m (+ 3cm ) được treo căng theo mặt thẳng đứng ở giữa sân.

2.2.Băng giới hạn: là hai băng vải màu, rộng từ 5 - 8cm và dài 1m, ở trên đường biên dọc theo chiều thẳng đứng và nằm trong phần lưới.

2.3.Ăng ten: dài 1,8m, đường kính 10mm buộc chặt ở cạnh ngoài băng giới hạn và đối xứng nhau ở 2 bên lưới

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luật bóng chuyền bãi biển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa hai đường biên dọc.
ĐIỀU 2: LƯỚI VÀ CỘT LƯỚI:
2.1.Lưới: dài 9,5 m và rộng 1m (+ 3cm ) được treo căng theo mặt thẳng đứng ở giữa sân.
2.2.Băng giới hạn: là hai băng vải màu, rộng từ 5 - 8cm và dài 1m, ở trên đường biên dọc theo chiều thẳng đứng và nằm trong phần lưới.
2.3.Ăng ten: dài 1,8m, đường kính 10mm buộc chặt ở cạnh ngoài băng giới hạn và đối xứng nhau ở 2 bên lưới
2.4.Chiều cao của lưới: Chiều cao của lưới cho các trận đấu nam là 2,43m và nữ là 2,24m.
Chiều cao hai đầu lưới phải như nhau và không được vượt quá quy định 2cm.
 2.5. Cột lưới: phải tròn và nhẵn, cao 2,55 cm , có thể điều chỉnh được và được đặt cách đường biên dọc 0,7 - 1m. Cấm dùng dây buộc để giữ cột lưới, cột lưới phải có vỏ bọc.
ĐIỀU 3: BÓNG Bóng phải tròn, làm bằng chất liệu mềm, không thấm nước và có màu sắc sáng màu. Chu vi : 66 -68 cm, trọng lượng: 260 - 280 g, áp lực bên trong bóng: 0, 175 đến 0,225 kg/ cm2.
CHƯƠNG II: NHỮNG NGƯỜI THAM GIA
ĐIỀU 4: ĐỘI BÓNG
 Thành phần của đội và đăng ký: Một đội chỉ gồm 2 cầu thủ, một trong 2 cầu thủ là đội trưởng và phải được ghi rõ trong biên bản thi đấu. HLV không được phép chỉ đạo trong thời gian trận đấu.
ĐIỀU 5: TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
5.1.Trang phục của cầu thủ: Gồm quần đùi, bộ đồ tắm. Cầu thủ có thể mang mũ. áo phải được đánh số 1 và số 2 in trước ngực áo. Số áo phải có màu sắc tương phản với màu áo và cao ít nhất 10 cm, nét số phải rộng tối thiểu 1,5 cm.
5.2. Thay đổi trang phục: trọng tài thứ nhất cho phép một hay nhiều cầu thủ:
a. Thi đấu chân đi tất hoặc giày.
b. Thay đổi trang phục bị ướt giữa hai hiệp với điều kiện trang phục mới phải theo điều lệ giải và quy định của FIVB.
5.3. Những đồ vật bị cấm: Cấm mang các đồ vật gây chấn thương cho cầu thủ như : Đồng hồ, vòng tay,.. Cấm mặc trang phục không có số áo hoặc không đúng quy định. Cầu thủ có thể mang kính cá nhân nhưng tự chị trách nhiệm về hậu quả xảy ra.
ĐIỀU 6: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ
6.1. Cầu thủ : Phải nắm vững và tuân theo luật bóng chuyền bãi biển chính thức. Tôn trọng quyết định của trọng tài với thái độ thể thao, không được cãi lại trọng tài.Có thái độ tôn trọng lịch sự theo tinh thần Fair - play không chỉ với trọng tài mà với đồng đội, với đội bạn và khán giả. Cầu thủ có quyền đề nghị: Giải thích hoặc làm rõ điều luật hoặc một thắc mắc của đội mình, đề nghị thay đổi trang phục thi đấu,kiểm tra lại cầu thủ phát bóng, kiểm tra lại mặt sân, lưới, bóng., sửa lại đương biên và tạm dừng.
6.2. Đội trưởng: Trước trận đấu đội trưởng phải ký và biên bản thi đấu, thay mặt đội bắt thăm. Kết thúc trận đấu đội trưởng phải ký vào biên bản xác nhận kết quả trận đấu.
6.3. Vị trí các cầu thủ: Ghế dành cho các cầu thủ phải cách đường biên dọc 5m, và cách bàn thư ký ít nhất 3m.
CHƯƠNG III: ĐIỂM, THẮNG MỘT HIỆP VÀ THẮNG TOÀN TRẬN
ĐIỀU 7: HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM
7.1. Thắng một trận: Tất cả các trận đấu đều theo thể thức ba hiệp thắng hai: Đội thắng toàn trận là đội thắng hai hiệp. Trường hợp hoà 1 - 1 thi đấu hiệp quyết thắng ( hiệp 3 )
7.2.Thắng một hiệp: - Ở hai hiệp đầu: Đội thắng một hiệp là đội ghi được 21 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trường hợp hoà 20 : 20 phải thi đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm (22 : 20, 23: 21,..), không có điểm giới hạn.
Hiệp quyết thắng: nếu là hai đội hoà 1:1 thi đấu hiệp quyết thắng, đội thắng hiệp này thì là đội được 15 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm, không có giới hạn
7.3. Thắng một pha bóng: Khi một đội phát bóng hỏng ( đỡ phát bóng hỏng ) không đưa được bóng sang sân đối phương hoặc phạm lỗi đội đối phương thắng pha bóng đó theo một trong những trường hợp sau đây: a. Nếu đội đối phương phát bóng thì đội ấy được một điểm và tiếp tục phát. b. Nếu đội đối phương đỡ phát bóng, thì đội ấy được một điểm và quyền phát bóng.
7.4. Bỏ cuộc và không đủ người đấu: Nếu một đội từ chối không đấu sau khi trận đấu đã được sắp xếp đội đó bị tuyên bố bỏ cuộc và bị thua toàn trận với kết quả 0-2, tỷ số mỗi hiệp là 0 - 21. Không có mặt tại sân thi đấu đúng giờ quy định thì bị tuyên bố bỏ cuộc. Một đội không đủ đội hình cho một hiệp, một trận thì bị thua một hiệp hoặc một trận. Đội đối phương được thêm số điểm và số hiệp còn thiếu để thắng hiệp đó hoặc trận đấu đó. Đội không đủ đội hình giữ nguyên số điểm và kết quả các hiệp.
CHƯƠNG IV: CHUẨN BỊ TRẬN ĐẤU, TỔ CHỨC TRẬN ĐẤU
ĐIỀU 8: CHUẨN BỊ TRẬN ĐẤU
8.1. Bốc thăm: Trước khi khởi động trọng tài thứ nhất cho bốc thăm với hai đội trưởng. Đội thắng được chọn: a. Phát bóng hoặc đỡ phát bóng. b. Chọn sân. 
Đội thua lấy phần còn lai. Ở hiệp thứ 2 đội thua bắt thăm ở hiệp thứ nhất được chọn a hoặc b. Hiệp quyết thắng phải tiến hành bốc thăm lại.
8.2. Khởi động: Nếu đã được khởi động ở sân phụ thì mỗi đội được khởi động với lưới 3 phút. Nếu không mỗi đội được khởi động được 5 phút.
ĐIỀU 9: ĐỘI HÌNH CỦA ĐỘI : Cả 2 cầu thủ của mỗi đội phải luôn ở trên sân đấu.
ĐIỀU 10: VỊ TRÍ CÁC CẦU THỦ:
10.1. Vị trí: Không quy định vị trí cầu thủ trên sân, không có lỗi sai vị trí.
10.2. Thứ tự phát bóng: Phải duy trì trong suốt hiệp đấu, có thể thay đổi theo từng hiệp.
10.3. Lỗi thứ tự phát bóng: Phạm lỗi khi người phát không đúng trật tự phát bóng, thư ký phải chỉ đúng thứ tự phát bóng, phạm lỗi sai thứ tự phát bóng bị phạt thua pha bóng đó.
CHƯƠNG V: HOẠT ĐỘNG THI ĐẤU
ĐIỀU 11: THI ĐẤU
11.1. Bóng trong cuộc: Pha bóng bắt đầu vào lúc có hiệu còi của trọng tài thứ nhất. Bóng trong cuộc được tính từ lúc người phát bóng đánh bóng đi. 
11.2. Bóng ngoài cuộc (Bóng chết): pha bóng kết thúc khi có hiệu còi của trọng tài.
11.3. Bóng trong sân: Khi bóng chạm phần trong sân kể cả các đường biên.
11.4. Bóng ngoài sân: Bóng chạm ngoài đường biên của sân; chạm vật cản ngoài sân hoặc người ngoài cuộc; chạm ăng ten, dây buộc, cột, hoặc phần lưới phía ngoài băng giới hạn; khi phát bóng toàn bộ hoặc một phần bóng ở bên ngoài không gian bóng qua.
ĐIỀU 12: CÁC LỖI TRONG ĐÁNH BÓNG
Bất cứ hành động nào trái với luật đều phạm lỗi. Phạm lỗi bị phạt: đội này phạm lỗi thì đội kia thắng pha bóng đó. Nếu phạm hai hay nhiều lỗi liên tiếp thì chỉ tính lỗi đầu tiên. Nếu 2 đội đồng thời phạm lỗi thì tính cùng phạm lỗi và đánh lại pha bóng đó.
ĐIỀU 13: ĐÁNH BÓNG
13.1. Số lần chạm bóng của một đội: Một đội có quyền chạm bóng tối đa 3 lần để đưa bóng sang sân đối phương. Cố tình và vô tình chạm bóng đều tính lần chạm, một cầu thủ không được chạm bóng hai lần liên tiếp ( trừ chắn bóng ).
13.2. Hỗ trợ đánh bóng: không được phép lợi dụng sự hỗ trợ từ đồng đội hoặc bất cứ vật gì để với tới bóng.
13.3. Tính chất chạm bóng: Bóng có thể chạm mọi phần của thân thể. Bóng phải được đánh đi không dính, không được giữ lại hoặc ném. Bóng có thể chạm nhiều phần thân thể nhưng phải cùng một lúc.
13.4. Các lỗi trong đánh bóng: 4 lần chạm bóng, hỗ trợ đánh bóng, giữ bóng (dính bóng), chạm bóng 2 lần.
ĐIỀU 14: BÓNG Ở LƯỚI
14.1. Bóng qua lưới: Bóng đấnh sang sân đối phương phải đi qua khoảng không bóng qua trên lưới.
14.2. Bóng chạm lưới: Khi bóng qua lưới, bóng có thể chạm lưới
14.3. Bóng vào lưới: Bóng đánh vào lưới bật ra có thể đỡ tiếp nếu chưa quá 3 lần chạm bóng.
ĐIỀU 15: CẦU THỦ Ở GẦN LƯỚI
15.1. Qua trên lưới: Khi chắn bóng cho phép qua tay trên lưới sang sân đối phương nhưng không được cản trở trước hoặc trong khi đối phương đập bóng. Khi đập bóng bàn tay có thể qua lưới nhưng phải chạm bóng ở không gian bên sân mình.
15.2. Qua dưới lưới hoặc khu tự do: Cầu thủ có thể qua dưới lưới hoặc khu vực tự do nhưng không được cản trở đối phương chơi bóng.
15.3. Chạm lưới: Chạm bất kỳ phần nào của lưới hay cột ăngten đều phạm lỗi. Khi đánh bóng vào lưới làm lưới chạm vào cầu thủ đối phương thì không phạm lỗi.
15.4. Lỗi của cầu thủ ở lưới: Chạm bóng, chạm đối phương ở không gian đối phương trước hoặc trong khi đối phương đánh bóng. Xâm nhập không gian dưới lưới, chạm lưới, sân hoặc khu tự do, gây cản trở thi đấu của đối phương.
ĐIỀU 16: PHÁT BÓNG
16.1. Phát bóng là hành động đưa bóng vào cuộc và đánh bóng đi bằng một tay hoặc một cánh tay.
16.2. Quả phát bóng đầu tiên trong hiệp: Do đội bắt thăm được quyền phát bóng.
16.3. Thứ tự phát bóng: Nếu đội phát bóng thắng thì cầu thủ vừa phát bóng tiếp tục phát bóng, nếu đội đỡ phát bóng thắng thì đội đó giành được quyền phát bóng vả cầu thủ nào trước đó chưa phát bóng sẽ phát bóng.
16.4. Trọng tài thứ nhất thổi còi ra lệnh phát bóng khi 2 đội đã sẵn sàng thi đấu và cầu thủ phát bóng đã cầm bóng đứng sau đường biên ngang.
16.5. Thực hiện phát bóng: Lúc phát bóng, có thể nhảy phát bóng nhưng không được chạm sân ( kể cả đường biên ngamg). Cầu thủ phát bóng đi trong vòng 5 giây sau tiếng còi trọng tài thứ nhất. Không được phép tung bóng không phát.
16.6. Hàng rào che: Cầu thủ của đội phát bóng không được che đối phương quan sát cầu thủ phát bóng.
16.7. Lỗi phát bóng: Sai thứ tự phát bóng, không thực hiện đúng các điều kiện phát bóng.
16.8. Lỗi phát bóng sau khi đánh bóng: Chạm cầu thủ cùng đội, phát bóng không qua mặt phẳng thẳng đứng của lưới và không qua khoảng không bóng qua trên lưới sang sân đối phương, bóng ngoài sân. 
ĐIỀU 17: ĐẬP BÓNG TẤN CÔNG
17.1 Định nghĩa: Mọi hành động trực tiếp đưa bóng sang sân đối phương trừ phát bóng và chắn bóng đều là đập bóng tấn công. Bất kỳ cầu thủ nào cũng có thể đập bóng tấn công ở bất cứ độ cao nào, nhưng các cầu thủ đó phải chạm bóng ở không gian bên sân mình.
17.2. Lỗi đập bóng tấn công: Đập bóng ở phạm vi không gian của sân đối phương. Đập bóng ra ngoài. Một cầu thủ dùng các đầu ngón tay với bàn tay mở gãy hoặc vẩy bóng để thực hiện động tác bỏ nhỏ trong tấn công. Cầu thủ đập ngay quả phát bóng của đối phương khi bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới. Một cầu thủ hoàn thành một lần đập bóng tấn công bằng chuyền cao tay nhưng đường bay của bóng không vuông góc với trục vai, trừ khi chuyền bóng cho đồng đội.
ĐIỀU 18: CHẮN BÓNG
18.1. Chạm bóng của cầu thủ chắn bóng: sau khi chắn bóng bất cứ cầu thủ nào cũng có quyền chạm bóng kể cả cầu thủ vừa thực hiện chắn bóng.
18.2. Chắn bóng ở không gian đối phương: Có thể đưa tay và cánh tay của mình qua trên lưới nhưng không cản trở đối phương. Không được phép chạm bóng bên kia lưới cho đến khi đối phương thực hiện xong đập bóng tấn công.
18.3. Chạm chắn bóng: Chạm bóng khi chắn được tính một lần chạm bóng.
18.4. Các lỗi chắn bóng: Chạm bóng ở không gian đối phương khi đối phương chưa đập bóng, chắn bóng ngoài cột ăngten không gian đối phương, chắn quả phát bóng của đối phương, bóng chạm tay chắn ra ngoài.
CHƯƠNG VI: NGỪNG VÀ TRÌ HOÃN TRẬN ĐẤU
ĐIỀU19: TẠM DỪNG
19.1. Số lần tạm dừng: Mỗi đội được xin tối đa 2 lần tạm dừng trong mỗi hiệp, mỗi lần kéo dài trong 30 giây.
19.3. Xin tạm ngừng: Chỉ khi bóng chết, trước tiếng còi phát bóng của trọng tài.
19.4. Xin tạm dừng không hợp lệ: Khi bóng đang trong cuộc, hết số lần tạm dừng.
ĐIỀU 20: TRÌ HOÃN TRẬN ĐẤU
20.1. Các hình thức trì hoãn trận đấu: Kéo dài thời gian tạm dừng khi đã có lệnh tiếp tục trận đấu, tái phạm xin tạm dừng không hợp lệ trong cùng hiệp, trì hoãn trận đấu.
20.2.Hình thức phạt lỗi trì hoãn: Phạt " nhắc nhở " lỗi trì hoãn đầu tiên trong mỗi hiệp của một đội. Trong cùng hiệp phạm lỗi lần thứ hai và bất kỳ kiểu kéo dài trì hoãn nào tiếp theo, đều tính một lần phạm lỗi và bị phạt " lỗi trì hoãn " thua pha bóng đó.
ĐIỀU 21: CÁC TRƯỜNG HỢP NGỪNG TRẬN ĐẤU NGOẠI LỆ
21.1. Chấn thương: Trọng tài phải dừng trận đấu ngay nếu có tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi bóng trong cuộc. Bóng được phát lại. Một cầu thủ bị chấn thương, được tối đa 5 phút hồi phục trong 1 hiệp. Nếu hết thời gian hồi phục, cầu thủ đó vẫn chưa hồi phục và không trở lại được sân, đội đó bị tuyên bố là không đủ đội hình.
21.2. Những trở ngại bên ngoài: Nếu có bất kỳ trở ngại nào bên ngoài với trận đáu, thì phải ngừng trận đấu ngay và cho phát bóng lại.
21.3. Kéo dài thời gian tạm dừng: Tổng thời gian của một hay nhiều lần ngừng trận đáu không vượt quá 4 giờ, nếu quá 4 giờ trận đấu đó đấu lại từ đầu.
ĐIỀU 22: NGHỈ GIỮA QUÃNG VÀ ĐỔI SÂN
22.1. Đổi sân: Hai hiệp đầu các đội đổi sân sau mỗi lần 7 điểm ( tính tổng điểm của cả hai đội) và sau mỗi lần 5 điểm ( tính tổng điểm của 2 đội ) ở hiệp thứ 3. Nếu đổi sân không đúng quy định, khi phát hiện phải đổi sân ngay, giữ nguyên tỷ số.
22.2. Nghỉ giữa quãng: Thời gian nghỉ giữa các hiệp là 1 phút. Trong thời gian nghỉ giữa các hiệp các cầu thủ có thể ngồi trên ghế cầu thủ.
CHƯƠNG VII: HÀNH VI CỦA CẦU THỦ
ĐIỀU 23: THÁI ĐỘ, HÀNH VI XẤU
23.1. Các mức thái độ, hành vi xấu gồm: Hành vi xấu: hành động ngang ngược trái với nguyên tắc đạo đức, tỏ thái độ chống đối.
Xúc phạm: Phỉ báng hoặc có lời nói hay cử chỉ lăng mạ.
 Gây gổ: Xâm phạm thân thể hoặc có ý định gây sự.
23.2. Các mức phạt: Nhắc nhở: Không phạt đối với thái độ phản thể thao, nhưng cầu thủ vi phạm bị nhắc nhở không được tái phạm trong hiệp đó.
Thái độ hành vi xấu: Phạt thái độ vô lễ mất quyền phát bóng hoặc đối phương được một điểm nếu đội này phát bóng.
Đuổi ra sân: Lặp lại thái độ vô lễ trong cùng một trận đấu, bị đuổi ra khỏi sân. Người bị đuổi ra sân phải rời khỏi khu thi đấu và đội đó bị tuyên bố không đủ đội hình, thua ở hiệp đó.
Truất quyền thi đấu : Đối với thái độ xúc phạm hoặc gây gổ, thành viên nào của đội bị phạt truất quyền thi đấu sẽ phải rời khỏi khu thi đấu và đội đó bị tuyên bố không đủ đội hình toàn trận.
23.3. Các mức phạt và thái độ hành vi xấu được quy định trong sơ đồ - hình 9 
23.4. Hành vi xấu giữa và trước các hiệp: Bất kỳ thái độ xấu nào xảy ra trước hoặc giữa các hiệp đều bị phạt vào hiệp tiếp theo theo bảng phân loại mức phạt dưới đây:
Mức phạt
Lần
Hình phạt
Thẻ
Hậu quả
Hành vi
không thể thao
1
2 và tiếp theo
Nhắc nhở
Phạt
Vàng
Đỏ
Không phạt
Thua pha bóng đó
Hành vi - thái độ xấu
1 và tiếp theo
Phạt
Đỏ
Thua pha bóng đó
Xúc phạm
1
Đuổi ra sân 1 hiệp
Giơ 2 thẻ - vàng đỏ cùng nhau
Đội không đủ đội hình thua hiệp đó
Gây gổ
1
Truất quyền thi đấu
Giơ 2 thẻ - vàng đỏ rời nhau
Đội không đủ đội hình thua toàn trận
PHẦN II: TRỌNG TÀI - QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM 
VÀ HIỆU TAY CHÍNH THỨC
CHƯƠNG VIII: TỔ TRỌNG TÀI VÀ THỦ TỤC
ĐIỀU 24: TỔ TRỌNG TÀI VÀ THỦ TỤC
24.1 Thành phần: Tổ trọng tài điều khiển trận đấu gồm : trọng tài thứ nhất, trọng tài thứ hai,thư ký, bốn ( hai) giám biên.
24.2.Thủ tục: Chỉ có trọng tài thứ nhất và trọng tài thứ haimới được rthổi còi trong trận đấu.
Ngay sau khi thổi còi ra hiệu kết thúc một pha bóng,trọng tài phải ra ký hiệu chính thức chỉ rõ: đội được quyền phát bóng, tên lỗi, cầu thủ phạm lỗi.
ĐIỀU 25. TRỌNG TÀI THỨ NHẤT:
25.1.Vị trí: 
 Khi làm nhiệm vụ,trọng tài thứ nhất ngồi hoặc đứng trên ghế trọng tài đặt ở một đầu lưới, với tầm nhìn phải cao hơn mép trên của lưới 50 cm.
25.2. Quyền hạn: 
 - Điều khiển trận đấu từ đầu đến cuối.Trong trận đấu, quyết điịnh của trọng tài thứ nhất là tuyệt đối. Có quyền phủ quyết quyết định của trọng tài khác nếu thấy chắc chắn sai lầm. Có thể thay các trọng tài khác nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ.
 - Kiểm tra công việc của người nhặt bóng.
 - Có quyền quyết định bất cứ việc gì liên quan đến trận đấu kể cả những vấn đề Luật không định.
 - Không cho phép bất cứ tranh luận nào về quyết định của mình.Tuy vậy, khi có cầu thủ đề nghị, trọng tài thứ nhất cần giải thích về đề nghị đó hoặc làm sáng tỏ Luật trên các cơ sở quyết định của mình.Nếu cầu thủ không nhất trí với giải thích của trọng tài và xin ghi khiếu nại vào biên bản thi đấu sau khi kết thúc trận đấu thì trọng tài thứ nhất cho phép điều này.
 - Trọng tài thứ nhất chịu trách nhiệm với các quyết định trước trong và sau trận đấu về sân bãi và các điều kiện phục vụ cho thi đấu.
25.3.Trách nhiệm:
* Trước trận đấu phải: Kiểm tra sân bãi, bóng và thiết bị thi đấu.
 - Thực hiện bắt thăm với hai đội trưởng.
 - Kiểm tra khởi động củấcc đội.
* Trong trận đấu, chỉ có trọng tài thứ nhất mới có quyền:
- Phạt thái độ xấu và trì hoãn.
- Quyết định: Các lỗi của người phát bóng.
+ Lỗi hàng rào che.
+ Các lỗi về đánh bóng.
+ Các lỗi trên lưới và khoảng không trên lưới. 
ĐIỀU 26. TRỌNG TÀI THỨ HAI:
26.1.Vị trí: 
 Đứng đối diện bên ngoài sân trước mặt trọng tài thứ nhất , gần cột lưới để làm nhiệm vụ.
26.2. Quyền hạn: 
 - Trọng tài thứ hai là người trợ giúp trọng tài thứ nhất nhưng có phạm vi quyền hạn riêngcủa mình. Khi trọng tài thứ nhất không thể tiếp tục công việc trọng tài thứ hai có thể thay thế.
- Trọng tài thứ hai có thể làm hiệu chỉ những lỗi ngoài phạm vi của mình, nhưng không được thổi còi và cố tình khẳng định các ký hiệu đó với trọng tài thứ nhất.
- Kiểm tra công việc của thư ký.
- Có quyền cho tạm dừng và đổi sân, kiểm tra thời gian và từ chối các yêu cầu không hợp lệ.
- Kiểm tra số lần tạm dừng của mỗi đội và báo cho trọng tài thứ nhất và các cầu thủ biết đã tạm dừng 2 lần.
 - Trường hợp có cầu thủ bị chấn thương, trọng tài thứ hai có quyền cho phép thời gian hồiphục ( 3 phút ) 
 - Trong thời gian thi đấu, trọng tài thứ hai kiểm tra bóng có đủ điều kiện theo Luật không.
26.3.Trách nhiệm:
 - Trong trận đấu, trọng tài thứ hai phải xác định lỗi, thổi còi và ra ký hiệu:
 a.Lỗi chạm phần dưới lưới và cột ăng ten của cầu thủ ở phần sân mình đứng.
 b.Lỗi xâm nhập sân đối phương và không gian dưới lưới gây cản trở đối phương chơi bóng.
 c. Bóng ngoài không gian bóng qua của lưới sang sân đối phương, chạm cột ăng ten bên phần sân mình đứng.
 d. Bóng chạm vật bên ngoài.
ĐIỀU 27. THƯ KÝ
27.1.Vị trí: Thư ký ngồi ở bàn thư ký phía đối diện với trọng tài thứ nhất . 
27.2. Trách nhiệm: 
 *Trước mỗi trận đấu và mỗi hiệp, thư ký phải ghi chép đủ các dữ liệu về trận đấu và của các đội theo thủ tục và lấy chữ ký của đội trưởng.
 * Trong trận đấu, thư ký phải :
- Ghi điểm đã đạt được của mỗi đội và đối chiếu với bảng báo điểm.
- Kiểm tra thứ tự phát bóng của mỗi đội.
- Thông báo thứ tự phát bóng của từng đội bằng cách ra ký hiệu số 1 và 2 tương ứng với cầu thủ phát bóng và báo lỗi ngay với trọng tài.
- Ghi chép, kiểm tra số lần tạm ngừng và báo với trọng tài thứ hai
- Thông báo với trọng tài yêu cầu ngừng trận đấu không hợp lệ
- Thông báo với trọng tài kết thúc các hiệp và đổi sân
 *Kết thúc trận đấu, thư ký phải: 
- Ghi kết quả cuối cùng của trận đấu.
- Ký vào biên bản, lấy chữ ký của đội trưởng và trọng tài.
- Trường hợp có khiếu nại, tự mình viết hoặc cho phép cầu thủ khiếu nại viuết vào biên bản nội dung khiếu nại.
ĐIỀU 28. GIÁM BIÊN
28.1. Vị trí: 
 Trong các cuộc thi đấu chính thức, bắt buộc sử dụng hai giám biên. Các giám biên đứng ở hai góc đối đối diện của sân, cách góc sân từ 1 đến 2m. Mỗi giám biên kiểm soát cả đường biên ngang và biên dọc thuộc phần mình.
28.2. Trách nhiệm:
 Các giám biên thực hiện nhiệm vụ của mình, bằng sử dụng lá cờ ( 30 x 30cm ):
 - Làm ký hiệu bóng trong và ngoài sân khi bóng chạm sân ở gần đường biên của mình
 - Làm ký hiệu bóng chạm và đội đỡ bóng ra ngoài
 - Làm ký hiệu bóng ngoài không gian bóng qua của lưới, chạm cột ăng ten,.
Thông thường, giám biên đứng ở vị trí gần đường bóng nhất sẽ ra ký hiệu .
- Giám biên 

Tài liệu đính kèm:

  • docLUAT BONG CHUYEN BAI BIEN.doc