Luật cờ vua

ĐIỀU 3: QUYỀN ĐI QUÂN

3.1. Đấu thủ cầm quân Trắng được mở đầu ván cờ: Lần lượt mỗi đấu thủ đi một nước cho đến khi kết thức ván cờ.

3.2. Đấu thủ có lượt đi, khi đấu thủ kia đi xong nước đi của mình.

ĐIỀU 4: NƯỚC ĐI

4.1. Trừ nước nhập thành (điều 5.1.2). Một nước đi trong cờ vua chỉ việc di chuyển một quân cờ từ ô quân đó đang đứng đến một ô khác có thể là một ô trống hoặc một ô có quân của đối phương đứng.

4.2. Trừ trường hợp quân xe trong nước nhập thành (điều 5.1.2) và quân Mã (điều 5.5) không một quân nào được di chuyển nhảy qua ô có quân khác đứng.

4.3. Nước di chuyển một quân đến một ô có quân đối phương đứng gọi là nước ăn quân. Quân của đối phương bị ăn được đấu thủ thực hiện nước đi đó đưa ra khỏi bàn cờ. (nước đi bắt Tốt qua đường được quy định ở điều 5.6.3).

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luật cờ vua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT CỜ VUA
ĐIỀU 3: QUYỀN ĐI QUÂN
3.1. Đấu thủ cầm quân Trắng được mở đầu ván cờ: Lần lượt mỗi đấu thủ đi một nước cho đến khi kết thức ván cờ.
3.2. Đấu thủ có lượt đi, khi đấu thủ kia đi xong nước đi của mình.
ĐIỀU 4: NƯỚC ĐI
4.1. Trừ nước nhập thành (điều 5.1.2). Một nước đi trong cờ vua chỉ việc di chuyển một quân cờ từ ô quân đó đang đứng đến một ô khác có thể là một ô trống hoặc một ô có quân của đối phương đứng.
4.2. Trừ trường hợp quân xe trong nước nhập thành (điều 5.1.2) và quân Mã (điều 5.5) không một quân nào được di chuyển nhảy qua ô có quân khác đứng.
4.3. Nước di chuyển một quân đến một ô có quân đối phương đứng gọi là nước ăn quân. Quân của đối phương bị ăn được đấu thủ thực hiện nước đi đó đưa ra khỏi bàn cờ. (nước đi bắt Tốt qua đường được quy định ở điều 5.6.3).
ĐIỀU 5:CÁCH DI CHUYỂN QUÂN.
5.1. Quân Vua
5.1.1. Trừ trường hợp nhập thành, quân Vua được di chuyển từ ô của mình, đến một trong các ô liền bên nếu ô đó không bị quân nào của đối phương tấn công.
5.1.2. Nhập thành là nước di chuyển quân Vua và một trong hai quân Xe, tính chung là một nước đi của quân vua, thực hiện như sau: Quân Vua di chuyển ngang 2 ô từ bàn đầu sang phía quân Xe tham gia nhập thành, sau đó quân Xe nói trên di chuyển nhảy qua ô quân vua vừa đến để đứng vào ô cạnh quân Vua.
5.1.3. Nếu đấu thủ chạm vào quân Xe trước rồi mới chạm vào quân Vua thì đấu thủ đó không được nhập thành về phía quân Xe đó và tình huống đó được áp dụng theo điều 7.2 và 7.3.
5.1.4. Nếu một đấu thủ chạm quân Xe trước rồi mới chạm quân Vua và quân Xe, với ý định nhập thành, nhưng nước nhập thành đó không thực hiện được thì đấu thủ đó phải chuyển quân Vua đi hoặc nhập thành với quân Xe khác nếu nước nhập thành đó còn thực hiện đựơc. Nếu quân Vua không chuyển đi được thì đấu thủ đó được phép thực hiện một nước đi hợp lệ khác.
5.1.5. Không được phép nhập thành:
- Khi quân Vua đã di chuyển rồi.
- Khi quân Xe phía nhập thành đã di chuyển rồi.
5.1.6. Tạm thời không được nhập thành :
- Nếu ô ban đầu của quân Vua, ô quân Vua định đi qua hoặc ô quân Vua định đến đang bị một quân của đối phương tấn công.
- Các ô giữa quân Vua và quân Xe định tham gia nhập thành đang có quân đứng.
5.2. Quân Hậu
Quân Hậu được di chuyển từ ô nó đang đứng đến tất cả các ô theo cột dọc; hàng ngang và đường chéo, với điều kiện là không phạm vào Điều 4.2.
5.3. Quân Xe
Quân Xe được di chuyển từ ô nó đang đứng đến tất cả các ô theo cột dọc và hàng ngang, với điều kiện là không phạm vào Điều 4.2.
5.4. Quân Tượng
Quân tượng được di chuyển từ ô nó đang đứng đến tất cả các ô theo đường chéo, , với điều kiện là không phạm vào Điều 4.2.
5.5. Quân Mã.
Nước đi của quân Mã gồm hai bước:
- Bước thứ nhất, quân Mã chuyển đến một ô liền bên theo cột dọc hoặc hàng ngang.
- Bước thứ hai, quân Mã từ ô vừa đến, đến một ô liền bên theo đường chéo và cách xa ô quân Mã đứng ban đầu. Ô quân Mã di chuyển qua trong bước thứ nhất có quân khác đứng hay không, đều không cản trở nước đi của quân Mã.
5.6.1. Quân Tốt chỉ có thể tiến lên trước.
5.6.2. Trừ khi ăn quân, quân Tốt ở nước đi đầu tiên có thể tiến một hoặc hai ô trên cột quân Tốt đang đứng. Sau đó quân Tốt tiến lên mỗi ô trên cột của nó với điều kiện không có quân nào đứng. Khi ăn quân, quân Tốt tiến lên ô ở phía trước trên một đường chéo quân Tốt đang đứng.
5.6.3. Nếu Tốt thực hiện nước đi hai ô khi rời vị trí ban đầu đến đứng cạnh ( theo hàng ngang ) với một Tốt đối phương thì Tốt đối phương có quyền bắt nó ngay trong nước đi tiếp theo, giống như khi thực hiện một nước một ô. nước này gọi là bắt Tốt qua đường phải thực hiện ngay vì không còn hiệu lực trong những nước đi sau nữa.
5.6.4. Nếu quân Tốt tiến đến hàng ngang cuối cùng của bàn cờ thì ngay trong nước đi ấy phải được thay thế bằng một trong bốn quân cùng màu: Hậu, Xe, Tượng, Mã tuỳ theo sự lựa chọn của đấu thủ thực hiện nước đi đó, và không phụ thuộc vào số quân có mặt trên bàn cờ. Đổi quân như vậy gọi là '' phong cấp '', và quân được phong cấp có hiệu lực ngay.
5.6.5. Trong khi thi đấu, nếu không có sẵn quân mới để thực hiện việc phong cấp, thì đấu thủ phải bấm ngừng đồng hồ của mình và yêu cầu trọng tài giúp đỡ. Nếu đấu thủ không đề ra yêu cầu gì mà chỉ di chuyển con Tốt đến một ô phong cấp và bấm đồng hồ, không đổi quân tốt thành một quân nào khác, thì đấu thủ bị cảnh cáo hoặc nhận một hình phạt về lỗi của mình, như là vặn trở lại đồng hồ của anh ta - đồng hồ của đối phương thì được chỉnh lại theo đúng giờ trước lúc đấu thủ phạm lỗi bấm đồng hồ. Và vị trí các quân phải được sửa chữa lại đúng như lúc quân Tốt chưa di chuyển đến ô phong cấp. Đồng hồ của đấu thủ có lượt đi được bắt đầu. đấu thủ đó phải thực hiện lượt đi của mình một cách đúng đắn theo Điều 5.6.4.
ĐIỀU 6: HOÀN THÀNH NƯỚC ĐI
Nước đi đựơc thực hiện xong:
6.1. Khi quân cờ đã được đặt vào ô trống và tay đấu thủ có lượt đi đã rời khỏi quân cờ.
6.2. Trường hợp bắt quân- quân bị bắt đã bỏ ra ngoài bàn cờ, đấu thủ có lượt đi đã đặt quân của mình vào ô đó và đã bỏ tay ra khỏi quân cờ.
6.3. Trường hợp nhập thành khi quân Vua đã đến vị trí mới, quân Xe đã đứng tại ô dành cho nó. Nhưng nếu một đấu thủ chỉ đặt xong quân Vua vào ô mới thì nước nhập thành chưa thực hiện xong, đấu thủ không có quyền đi nước nào khác ngoài nước nhập thành đã định, trừ nước đi đó không đúng luật.
6.4. Trường hợp phong cấp quân Tốt được đưa ra khỏi bàn cờ, và đấu thủ đã đặt quân vào ô phong cấp và tay đấu thủ đã rời khỏi quân cờ. Nhưng nếu đấu thủ chỉ mới đặt quân Tốt vào ô phong cấp thì nước đi chưa thực hiện xong và đấu thủ không có quyền đi quân Tốt đó đến một ô nào khác.
6.5. Tính số nước đi để xem có đảm bảo số nước đi trong thời gian quy định hay không thì nước đi cuối cùng được tính là nước thực hiện xong khi đấu thủ bấm ngừng đồng hồ của mình. Quy định này được áp dụng trong tất cả các tình huống trừ những trường hợp quy định ở các Điều 10.1; 10.3; 10.4 và 10.7.
ĐIỀU 7: CHẠM QUÂN
7.1. đấu thủ có lượt đi mà muốn sửa một hoặc nhiều quân cho đúng vào ô của nó thì phải báo cho trọng tài và đối phương biết trước.
7.2. Trừ trường hợp trên, nếu đấu thủ có lượt đi mà tự ý chạm vào:
7.2.1. Một hoặc nhiều quân thì phải đi hoặc ăn quân bị chạm đầu tiên nếu bước đi này đúng luật.
7.2.2. Một hoặc nhiều quân bên mình và một quân của đối phương thì phải ăn quân của đối phương bằng quân chạm tay của mình, nếu không ăn đựơc thì phải di chuyển hoặc nếu không thể di quân này được thì phải ăn quân đối phương bằng quân khác của mình.
7.3. Nếu không thực hiện nước đi nào đúng luật với những quân đã chạm ( nước di chuyển hoặc ăn quân ) thì đấu thủ có lượt đi có thể đi bất cứ nước đi nào khác đúng luật.
7.4. Nếu một đấu thủ muốn khiếu nại về việc đối phương đã vi phạm Điều 7.2 thì đấu thủ đó phải khiếu nại ngay trước khi tự tay chạm vào quân cờ.
ĐIỀU 9: CHIẾU VUA
9.1. Khi quân Vua nằm trong một ô thuộc phạm vi bắt quân của đối phương, gọi là quân Vua ở thế bị chiếu ( chiếu Vua )
9.2. Đấu thủ có quân Vua ở thế bị chiếu phải chấm dứt ngay thế bị chiếu ở lượt đi của mình. Nếu bên Vua bị chiếu không gỡ được thì gọi là '' chiếu hết '' ( Điều 10.1 ).
9.3. Bên thực hiện nước chiếu Vua không bắt buộc phải thông báo việc đó cho đối phương .
ĐIỀU 10: KẾT THÚC VÁN CỜ
10.1. Đấu thủ chiếu hết Vua đối phương thắng cờ, ván cờ kết thúc ở nước đó.
10.2. Nếu một đấu thủ tuyên bố xin thua cờ, thì đấu thủ kia thắng cờ và ván cờ kết thúc ngay lúc đó.
10.3. Ván cờ hoà khi quân Vua của đấu thủ có lượt đi không bị chiếu, nhưng đấu thủ đó không có một nước đi nào đúng luật để đi. Trường hợp đó gọi là '' Hết nước đi '' ván cờ được kết thúc ngay lúc đó.
10.4. Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ, ván cờ được kết thúc ngay lúc đó.
10.5. Ván cờ hoà theo yêu cầu của đấu thủ có lượt đi nếu có tình hình sau đây:
10.5.1. Đấu thủ có lượt đi báo với trọng tài ý định đi một nước đã ghi trong biên bản, mà nếu đi nước đó sẽ dẫn đến hiện tượng '' bất biến ba lần ''.
10.5.2. Đấu thủ có lượt đi tiếp theo thấy rằng đã xảy ra ba lần vị trí các quân trở lại y nguyên hiện tượng ''bất biến ba lần ''.
Vị trí các quân được coi là trở lại y nguyên trong trường hợp các quân cùng màu, cùng tên ở vị trí cũ và có những khả năng di chuyển không thay đổi kể cả khả năng nhập thành và bắt Tốt qua đường.
10.6. Nếu đấu thủ có lượt đi không yêu cầu hoà cờ theo Điều 10.5 mà thực hiện nước đi thì mất quyền đòi hoà cờ. Quyền yêu cầu hoà cờ được hoàn lại cho đối thủ, nếu đến lượt đi của đấu thủ đó lại thấy có hiện tượng bất biến.
10.7. Ván cờ hoà khi xuất hiện một trong những cục diện cờ tàn sau đây:
10.7.1. Vua chống Vua.
10.7.2. Vua chống Vua + Tượng hoặc Mã.
10.7.3. Vua + Tượng chống Vua + Tượng cùng màu ô.
Một đấu thủ chỉ còn một mình Vua không thể thắng Ván cờ, Ván cờ đựoc tuyên bố là hoà, dù rằng đối phương đã sử dụng quá thời gian quy định ( Điều 10.11,10.12 ) hoặc ghi một nước đi không đúng Luật để trong phong bì lúc hoãn đấu.
10.8. Ván cờ hoà nếu đấu thủ có lượt đi phát hiện thấy trong 50 nước đi liên tiếp của hai bên, không một quân nào bị bắt và không một quân Tốt nào được di chuyển thì đấu thủ đó có quyền yêu cầu hoà. Số 50 nước nói trên được tăng lên trong những trường hợp quy định rõ ràng trong Luật (điều 10.9 ).
10.9. Số 50 nước quy định ở Điều 10.7 được nâng lên thành 75 nước trong những trường hợp cờ tàn, quân hai bên còn như sau:
10.9.1. Vua + Xe + Tượng chống Vua + Xe.
10.9.2. Vua + Mã chống Vua + Tốt.
10.9.3. Vua + Hậu + tốt còn một ô thì đến phong cấp chống Vua + Hậu.
10.9.4. Vua + Hậu chống Vua + 2 Mã.
10.9.5. Vua + Hậu chống Vua + 2 Tượng.
10.9.6. Vua + 2 Tượng chống Vua + Mã.
10.10. Đề nghị hoà cờ theo quy định ở điều 10.4, có thể được đề xuất ngay khi đấu thủ thực hiện xong nước đi của mình và bấm cho đồng hồ đối phương chạy. Đối phương có thể chấp nhận hoặc từ chối đề nghị đó bằng lời nói hoặc bằng cách thực hiện nước đi của mình. Trong khi đối phương chưa trả lời thì đấu thủ đã đề nghị hoà cờ, không được rút lời đề nghị đó.
10.10.1. Nếu một đấu thủ đề nghị hoà cờ trong khi đồng hồ của đối phương đang chạy, thì đối phương vẫn có thể chấp nhận hay từ chối, nhưng đấu thủ đề nghị hòa cờ đó bị trọng tài cảnh cáo.
10.10.2. Nếu một đấu thủ đề nghị hoà cờ khi đồng hồ của mình đang chạy, đối phương có thể chấp nhận hoặc từ chối đề nghị đó, nhưng để sau khi đấu thủ đề nghị đó thực hiện xong nước đi của mình mới trả lời. Nếu nước đi nói trên được đề vào phong bì thì quyết định trả lời có thể đến sau khi phong bì được mở ra và nước đi của đấu thủ đề xuất hoà cờ được thực xong trên bàn cờ.
10.10.3. Trong tất cả các trường hợp nói trên, một đấu thủ có thể từ chối bằng lời nói hoặc bằng cách hoàn thành nước đi của mình ngay khi có lượt đi. Đấu thủ đã đề nghị hoà cờ, không được rút đề nghị đó trong khoảng thời gian từ lúc đề nghị đến lúc đối phương trả lời.
10.11. Nếu một đấu thủ yêu cầu hoà cờ theo các Điều 10.5 và 10.8; trọng tài trước tiên phải cho ngừng cả hai đồng hồ trong khi yêu cầu đó đang được xem xét và quyết định. Nếu không có mặt trọng tài,, thì cả hai đấu thủ đều cho đồng hồ của mình tạm ngừng chờ sự giải quyết của trọng tài.
10.11.1. Nếu yêu cầu đó được chứng tỏ là đúng thì ván cờ được tuyên bố là hoà.
10.11.2. Nếu yêu cầu không có cơ sở, trọng tài cộng thêm 5 phút vào thời gian suy nghĩ của đấu thủ đã đề xuất yêu cầu đó. Sau khi cộng thời gian như vậy, mà đấu thủ nói trên vẫn không chứng minh được yêu cầu của mình mà thời gian được phép trên đã hết thì đấu thủ đó sẽ bị thua ván cờ.
Trong các trường hợp khác Ván cờ được tiếp tục, và đấu thủ chỉ ra nước đi theo Điều 10.5 hoặc 10.8 buộc phải thực hiện nước đi đó trên bàn cờ.
10.11.3. Đấu thủ đề xuất yêu cầu hoà theo một trong hai điều 10.5 và 10.8; không được rút yêu cầu đó.
10.12. Ván cờ thua đối với một đấu thủ không thực hiện đủ số nước đi quy định; trừ trường hợp đối phương chỉ còn một mình Vua, lúc đó Ván cờ được tính là hoà. 
10.13. Ván cờ thua đối với một đấu thủ đến chậm quá 1 tiếng thời gian so với giờ thi đấu, kể cả Ván cờ hoãn đấu, nay đấu lại: tuy nhiên quy định này không áp dụng nếu đấu thủ đến chậm là đấu thủ có lượt đi mà:
10.13.1. Nước đi ghi để trong phong bì là nước '' chiếu hết'' lúc đó đấu thủ vắng mặt vẫn thắng ván cờ.
10.13.2. Đấu thủ vắng mặt đã đề nghị hoà cờ bằng nước ghi để vào phong bì một nước '' Hết nước đi'' hoặc một nước dẫn đến thế cờ ở Điều 10.7.
10.14. Ván cờ thua đối với một đấu thủ đã để vào phong bì một nước đi không thể thực hiện được hoặc nước đi không đúng Luật.
10.15. Ván cờ thua đấu thủ trong khi thi đấu không thực hiện Luật. Nếu cả hai đấu thủ thi đấu không tuân thủ theo Luật cũng như cả hai đến chậm quá 1 tiếng thời gian, thì cả hai đều thua cờ.
ĐIỀU 17: GHI KẾT QUẢ
Mỗi ván cờ đều có thắng, thua và ghi như sau:
- Đấu thủ thắng cờ được : 1 điểm
- Đấu thủ thua cờ được : 0 điểm
- Nếu là ván cờ hoà mỗi đấu thủ được 1/2 điểm
BẢNG CHO 3 - 4 ĐẤU THỦ
Lượt đấu
Bàn 1
Bàn 2
1
1 - (4)
2 - 3
2
(4) - 3
1 - 2
3
2 - (4)
3 - 1
Nếu có 3 đấu thủ thì đấu thủ nào gặp số 4 sẽ nghỉ trong lượt đấu ấy.
BẢNG CHO 5 -6 ĐẤU THỦ
Lượt đấu
Bàn 1
Bàn 2
Bàn 3
1
1- (6)
2 - 5
3 - 4
2
(6) - 4
5 - 3
1 - 2
3
2 - (6)
3 - 1
4 - 5
4
(6) - 5
1 - 4
2 - 3
5
3 - (6)
4 - 2
5 - 1
 Nếu có 5 đấu thủ thì đấu thủ nào gặp số 6 sẽ nghỉ trong lượt đấu ấy.
BẢNG CHO 7 - 8 ĐẤU THỦ
Lượt đấu
Bàn 1
Bàn 2
Bàn 3
Bàn 4
1
1 - (8)
 2 - 7
3
-
6
4
-
5
2
(8)- 5
 6 - 4
7
-
3
1
-
2
3
2 - (8)
 3 - 1
4
-
7
5
-
6
4
(8 )- 6
 7 - 5 
1
-
4
2
-
3
5
3 - (8)
 4 - 2
5
-
1
6
-
7
6
(8)- 7
 1 - 6
2
-
5
3
-
4
7
4 - (8)
 5 - 3
6
-
2
7
-
1
Nếu có 7 đấu thủ thì đấu thủ nào gặp số 8 sẽ nghỉ trong lượt đấu ấy 
Hệ thống đấu loại trực tiếp 
Hệ thống này thường chỉ áp dụng trong các cuộc thi đấu có số lượng đấu thủ rất đông. Nhược điểm lớn nhất của hệ thống này là yếu tố may rủi tương đối cao. Khi áp dụng hệ thống này cần chú ý sắp xếp sao cho các VĐV hạt nhân không gặp nhau và loại nhau quá sớm.

Tài liệu đính kèm:

  • docLUAT CO VUA.doc