Luyện tập Chương II: Kim loại - Trần Bá Nhâm

I./ MỤC TIÊU

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại

- Tính chất hóa học chung của kim loại: Tác dụng với phi kim, với axit, với dung dịch muối và điều kiện để xảy ra phản ứng

- Tính chất giống và khác nhau của nhôm và sắt: Nhôm và sắt có những tính chất của KL nói chung. Trong các hợp chất Al chỉ có hóa trị III, sắt vừa có hóa trị II, III. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm tạo muối và khí hiđro.

- Thành phần, tính chất và sản xuất gang,thép

- Sản xuất nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3

- Sự ăn mòn Kl là gì? Biện pháp bảo vệ KL khỏi bị ăn mòn.

II./ CHUẨN BỊ: Bảng phụ, piếu học tập

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập Chương II: Kim loại - Trần Bá Nhâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28	Ngày soạn: 06.07.2008
Tuần: 14	Ngày dạy: 	
 Tiết 28	 LUYỆN TẬP 
CHƯƠNG II. KIM LOẠI
I./ MỤC TIÊU
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Tính chất hóa học chung của kim loại: Tác dụng với phi kim, với axit, với dung dịch muối và điều kiện để xảy ra phản ứng
- Tính chất giống và khác nhau của nhôm và sắt: Nhôm và sắt có những tính chất của KL nói chung. Trong các hợp chất Al chỉ có hóa trị III, sắt vừa có hóa trị II, III. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm tạo muối và khí hiđro.
- Thành phần, tính chất và sản xuất gang,thép
- Sản xuất nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3
- Sự ăn mòn Kl là gì? Biện pháp bảo vệ KL khỏi bị ăn mòn.
II./ CHUẨN BỊ: Bảng phụ, piếu học tập
III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với luyện tập
3. Giới thiệu bài: Hệ thống các kiến thức của chương 2. Kim loại
4. Các họat động dạy học
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ
- Dãy họat động hóa học của kim loại (theo chiều giảm dần mức độ giảm dần).
- Tổ chức HS mỗi đội bốc thăm chọn và trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
Cho biết trong dãy hoạt động hóa học của kim loại : 
Những kim loại nào tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường? 
Những kim loại nào tác dụng được với dd axit ( HCl, H2SO4 ) ?
Những kim loại nào không tác dụng được với dd axit ( HCl, H2SO4 ) ? 
Những kim loại nào tác dụng được với dd muối CuCl2 gp kim loại Cu ?
- Viết PTHH minh họa trong các TH sau: 
Kim loại tác dụng với phi kim 
Kim loại tác dụng với nước 
Kim loại tác dụng với dd axit 
Kim loại tác dụng với dd muối 
dd kiềm 
dd muối muối nhôm+kim loại 
HNO3 và H2SO4 không phản ứng 
dd axit muối nhôm +Hiđrô
P.kim khác muối nhôm 
Oxi Nhôm oxit 
- Tổng kết tính chất hóa học của Al, Fe:	
Nhôm
(Al)
HNO3,H2SO4, đặc nguội không phản ứng 
Phi kim khác muối sắt(II) hoặc 
 muối sắt(III)
Oxi sắt từ oxi 
dd axit muối sắt (II) + khí hiđrô 
dd muối muối sắt(II) + kim loại mới
(kim loại sau sắt)
Sắt 
(Fe)
- Kết luận
I./ Kiến thức cần nhớ
1. Dãy HĐHH của Kim loại:
K,Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
2.Tính chất hóa học của NHôm và Sắt:
3.Hợp kim Sắt:
Đặc điểm so sánh
Gang
Thép
Thành phần
Fe, C (2-5%) Mn, Mg, P, Si
F , C(2%), Mn, Mg, P, Si 
Tính chất
Cứng, giòn 
Cứng, đàn hồi tốt, ít bị ăn mòn 
Ứng dụng
Gang trắng: luyện thép 
Gang xám:đúc bệ máy,ống dẫn nước,bánh lái tàu thủy,vật dụng gia đình,sản xuất 
Vật liêu xay dựng, vật liệu gia đình 
4. Sự ăn mòn của kim loại
a.Ảnh hưởng của các chất trong môi trừn
b.Ảnh hưởngcủa nhiệt độ
Hoạt động 2. Luyện tập
- Bài tập 4Sgk(69)
-Bài tập 7(69)
 Biết mhh Al-Fe = 0,83 (g)
 VH2 = 0,56 (l) (đktc)
 Tìm a/ PTHH =?
 b/%mAl = ? %mFe = ? 
- Yêu cầu HS nêu các bước giải 
Bước 1: Tính số mol khí và số mol từng chất trong hỗn hợp.
 Đặt mAl = x (g) nAl = x/27 (mol)
 mFe = ( 0,83 –x ) ( g)
 nFe =(0,83 –x )/56 ( mol )
 nkhí = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol )
Bước 2: Đưa các số mol ở trên vào PTHH , từ đó lí luận để tìm số mol khí tham gia ở mỗi phản ứng.
Bước 3: Lập phương trình để giải tìm x :
Tổng số mol khí hiđro ở hai phản ứng = số mol khí hiđro thu được .
Bài tập 2. 
+ a, d
+ c, b
Bài tập 3. C
- Bài tập 7
 Đặt mAl = x (g) nAl = x/27 (mol)
 mFe = ( 0,83 –x ) ( g)
 nFe =(0,83 –x )/56 ( mol )
 nkhí = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
x/27 3x/54
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
(0,83 – x)/56 (0,83 – x)/56
Theo đề ta có:
3x/54 + (0,83 – x)/56 = 0,025 
ó x =0,27
Vậy mAl = x =0,27(g) 
 mFe= 0,83 – 0,27 = 0,56(g)
5. Tổng kết
- Nhận xét đánh giá tiết luyện tập.
- Chuẩn bị bài:
(1) Sọan nội dung của bài thực hành vào tập bài học.
(2) Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Tiết: 29	Ngày sọan: 07.07.2008
Tuần: 15	Ngày dạy:	
BÀI 23. THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức : Giúp HS: 
- Củng cố tính chất hóa học của nhôm và sắt .
- Nhận biết nhôm và sắt bằng dung dịch kiềm.
2/ Kĩ năng: 
- Nhận biết hóa chất qua thí nghiệm.
- Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành hóa học.
3/ Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong nhóm nhỏ,có tính cẩn thận ,ý thức tiết kiệm trong quá trình làm thí nghiệm.
II/ CHUẨN BỊ::
 Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, khay, đèn cồn, lọ thủy tinh, nút cao su, que sắt,chén sứ .
 Hóa chất: Nhôm bột, nhôm ká, sắt bột ,đinh sắt, lưu huỳnh, dung dịch natrhiđroxit.
III/ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
Điểm danh sĩ số các nhóm.
Kiểm tra phiếu học tập. 
Kiểm tra dụng cụ hóa chất.
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của nhôm?
HS2: Viết sơ đồ thể hiện tính chất hóa học của sắt?
3. Giới thiệu nội dung thực hành: Đốt nhôm, nhận biết nhôm và sắt.
4. Các họat động thực hành:
Hoạt động 1. Thí nghiệm 1- Tác dụng của nhôm với khí oxi.
- Hướng dẫn HS thí nghiệm:
+ Nêu cách tiến hành TN1?
+ Dự đoán hiện tượng xảy ra khi phun bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn?
+ Hiện tượng nào chứng tỏ nhôm tác dụng được với oxi?
+ Viết PTHH minh họa?
+ Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?
- HS theo nhóm tiến hành TN1: 
Bước 1: Đặt đèn cồn vào khay nhựa, lấy khỏang 2 thìa bột nhôm/ tấm bìa giấy, khum tấm bìa lại.. 
Bước 2: Đốt đèn cồn rồi phun nhẹ bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn (phun thẳng từ trên xuống ).
- HS trả lời và ghi báo cáo.
1. Tác dụng của Nhôm với oxi
 - Hiện tượng: Bột nhôm cháy sáng.
 - PTHH:
 4Al + 3O2 2Al2O3
Hoạt động 2. Thí nghiệm 3: Nhận biết sắt và nhôm
- Hướng dẫn HS tiến hành TN3:
+ Cách tiến hành TN3. ðTính chất hóa học khác nhau của nhôm và sắt.
+ Nêu hiện tượng quan sát được?
+ Xác định kim loại trong mỗi lọ hóa chất?
- Nhóm Hs tiến hành thí nghiệm 3:
Bước 1: Lấy một ít bột nhôm và bột sắt cho vào hai ống nghiệm riêng biệt.
Bước 2: Nhỏ dd NaOH vào hai kim loại trên.
- Trả lời và ghi báo cáo thực hành.
2. Nhận biết Al, Fe
- Lấy mẩu thử
- Cho vào mỗi mẩu khỏang 2 ml dd NaOH. 
- Nhận được mẩu Al, Al tan, có khí thoát ra.
2Al+2NaOH+2H2O2NaAlO2+3H2
- Còn lại là Fe, khôngcó hiện tượng.
 5. Tổng kết
a) Hướng dẫn HS vệ sinh:
- Nhận xét ý thức thái độ các nhóm trong giờ thực hành, kết quả thực hành của các nhóm
- Thu gom hóa chất thừa.
- Tháo gời các dụng cụ thật cẩn thận.
- Rửa các dụng cụ có dín hóa chất: Lấy 1/3 ống nghiệm nước sạch rồi đổ bỏ nhiều lần trước khi dùng chổi rửa tránh để hóa chất dín vào tay hoăc vào cơ thể. Khi dung chổ cần cẫn thận và dùng ngón tay trỏ/ bàn tay còn lại để đỡ ống nghiệm.
- Dọn vệ sinh tại chỗ.
- Nhận xét buổi thực hành: Ý thức thái độ của HS các nhóm, kết quả thực hành của các nhóm
b) Chuẩn bị bài:
(1) Tính chất vật lí chung của phi kim?
(2) Tính chất hóa học chung của phi kim? Viết PTHH minh họa.
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Trần Bá Nhâm - Trường THCS Thiện Trí.doc