Văn trung đại Câu 1: Tên các văn bản trung đại, thể loại, khái niêm
Hội thoai Câu 2: Khái niêm vai xã hội và các mối quan hệ xã hội
Lựa chọn trật tự từ trong câu Câu 3: Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu
Văn nghị luận Câu 4: nghị luận xã hội có kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm
MA TRẬN ĐỀ THI HKII MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2013-2014 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao Văn trung đại Câu 1: Tên các văn bản trung đại, thể loại, khái niêm 1 Hội thoai Câu 2: Khái niêm vai xã hội và các mối quan hệ xã hội 1 Lựa chọn trật tự từ trong câu Câu 3: Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu 1 Văn nghị luận Câu 4: nghị luận xã hội có kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm 1 Tổng số câu Số điểm 1 1 điểm 2 3 điểm 1 6 điểm 4 10 điểm Tỷ lệ % 10% 30% 60% 100% -----//----- TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SƠ MỸ CẨM ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút. NỘI DUNG ĐỀ Câu 1(2 điểm): Kể tên các văn bản nghị luận trung đại đã học. Các văn bản ấy được viết theo thể loại nào? Nêu hiểu biết của em về các thể loại đó. Câu 2 (1 điểm): Vai xã hội là gì? Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào? Câu 3 (1 điểm): Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện điều gì? a. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) b. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo . . . (Tố Hữu, Lên Tây Bắc) Câu 4 (6 điểm): Một số bạn của em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. -----//----- TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SƠ MỸ CẨM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1: Văn bản Thể loại – Khái niệm Chiếu dời đô Chiếu – là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. (0,5 đ) Hịch tướng sĩ Hịch – do tướng lĩnh viết để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù. (0,5 đ) Nước Đại Việt ta Cáo – do vua chúa, thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả. (0,5 đ) Bàn luận về phép học Tấu – do bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. (0,5 đ) Câu 2: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. (0,5 đ) - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội). (0,25 đ) + Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình). (0,25 đ) Câu 3: Những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện: a) Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. (0,5 đ) b) Nhấn mạnh hình ảnh anh bộ đội lúc nắng chiều rất đẹp, rất oai hùng. (0,5 đ) Câu 4: * Yêu cầu về hình thức:(1đ) - Trình bày sạch sẽ. - Bố cục cân đối, rõ ràng. - Diễn đạt dễ hiểu, có tính thuyết phục. - Biết vận dụng yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài viết. * Yêu cầu về nội dung:(5đ) DÀN BÀI: 1/ Mở bài: (1đ) Giới thiệu mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa của con người nói chung và học sinh nói riêng. 2/ Thân bài:(3đ) - Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.(0,75đ) - Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như thế sẽ trở thành người, “văn minh” “sành điệu”.(0,75đ) - Việc chạy theo các "mốt" ăn mặc ấy có nhiều tác hại: mất nhiều thời gian, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ, . . .(0,75đ) - Việc ăn mặc phải phù hợp thời đại nhưng cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình và truyền thống dân tộc, (0,75đ) c/ Kết bài:(1đ) Lời khuyên đối với các bạn đang chạy theo "mốt" và hướng phấn đấu của bản thân. -----//-----
Tài liệu đính kèm: