Mẫu: Kế hoạch tự đánh giá

1. Mục đích và phạm vi tự đánh giá

Mục đích của tự đánh giá là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Phạm vi tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn tiêu chuẩn của đánh giá chất lượng cơ sỏ giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, .) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu: Kế hoạch tự đánh giá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục 2. Kế hoạch tự đánh giá
 CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TRƯỜNG (TRUNG TÂM)......
Số:................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 200...
KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ 
TRƯỜNG (TRUNG TÂM)
1. Mục đích và phạm vi tự đánh giá
Mục đích của tự đánh giá là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Phạm vi tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn tiêu chuẩn của đánh giá chất lượng cơ sỏ giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, ...) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
2. Hội đồng tự đánh giá 
2.1. Thành phần Hội đồng tự đánh giá
Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số... ngày...tháng....năm..... của Hiệu trưởng (hoặc Giám đốc Trung tâm) Trường ....Hội đồng gồm có .. thành viên (Danh sách kèm theo).
TT
Họ và tên
Chức danh, chức vụ
Nhiệm vụ
1
Chủ tịch HĐ
2
Phó Chủ tịch HĐ
3
Thư ký HĐ
4
Uỷ viên HĐ
5
Uỷ viên HĐ
6
Uỷ viên HĐ
7
Uỷ viên HĐ
...
2.2. Nhóm thư ký 
TT
Họ và tên
Chức danh, chức vụ
Nhiệm vụ
1
Nhóm trưởng Nhóm thư ký
2
3
...
Lưu ý: Nhóm trưởng Nhóm thư ký là thành viên trong Hội đồng tự đánh giá
2.3. Phân công các cá nhân hoặc các nhóm chuyên trách thực hiện (nếu có)
TT
Họ và tên
Chức danh, chức vụ
Nhiệm vụ
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
...
3. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động
- Xác định các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính cần huy động;
- Chỉ rõ từng hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục của trường và thời gian cần được cung cấp.
TT
Tiêu chuẩn, Tiêu chí
Các hoạt động
Các nguồn lực cần được huy động/cung cấp
Thời điểm huy động 
Ghi chú
1
....
.
.
2
....
.
.
3
....
.
.
4
....
.
.
5
....
.
.
6
....
.
.
7
....
.
.
4. Công cụ đánh giá
Sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
a) Đối với trường tiểu học sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học (đã ban hành).
b) Đối với trường trung học cơ sở sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở (chưa ban hành).
c) Đối với trường trung học phổ thông sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông (đã ban hành).
d) Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông có nhiều cấp học (chưa ban hành).
đ) Đối với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (chưa ban hành).
5. Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí 
(Nên trình bày bảng theo chiều ngang của khổ giấy A4)
Tiêu chuẩn
Dự kiến các thông tin, minh chứng cần thu thập
Nơi thu thập
Nhóm chuyên trách, cá nhân thu thập
Thời gian thu thập
Kinh phí thu thập (nếu có)
Ghi chú
6. Thời gian biểu
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, mà mỗi trường (cơ sở giáo dục phổ thông) có một thời gian biểu để hoàn thành quá trình tự đánh giá. Tuy nhiên thời gian để hoàn thành quá trình tự đánh giá trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến 9 tháng. Sau đây là ví dụ minh hoạ về thời gian biểu thực hiện quá trình tự đánh giá:
Thời gian
Các hoạt động
Tuần 1 
- Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên Hội đồng tự đánh giá (TĐG);
 - Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG; công bố quyết định thành lập Hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phân công dự thảo kế hoạch TĐG. 
Tuần 2
- Phổ biến chủ trương triển khai TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường;
- Tổ chức Hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ triển khai TĐG cho các thành viên của Hội đồng TĐG, giáo viên và nhân viên;
- Hoàn thành kế hoạch TĐG.
Tuần 3 - 7
- Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG;
- Thu thập thông tin và minh chứng;
- Mã hoá các thông tin và minh chứng thu được;
- Các cá nhân, nhóm chuyên trách hoàn thiện các Phiếu đánh giá tiêu chí.
Tuần 8
Họp Hội đồng TĐG để:
- Xác định các vấn đề phát sinh từ các thông tin và minh chứng thu được;
- Xác định nhu cầu thu thập thông tin bổ sung;
- Điều chỉnh đề cương báo cáo TĐG và xây dựng đề cương chi tiết.
Tuần 9-10
- Thu thập, xử lý thông tin bổ sung (nếu cần thiết); 
- Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG 
Tuần 11-12
- Thu thập thông tin bổ sung và họp bổ sung (nếu cần thiết);
- Dự thảo báo cáo TĐG;
- Kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG.
Tuần 13-14
- Họp Hội đồng TĐG để thảo luận dự thảo báo cáo TĐG;
- Hội đồng TĐG họp với các giáo viên, nhân viên trong trường để thảo luận về báo cáo TĐG, xin các ý kiến góp ý;
- Hoàn thiện báo cáo TĐG.
Tuần 15
- Họp Hội đồng TĐG để thông qua bản báo cáo TĐG đã sửa chữa;
- Công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng góp.
Tuần 16
Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện bản báo cáo TĐG
Tuần 17
Công bố bản báo cáo TĐG đã hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường)
Tuần 18
- Tập hợp các ý kiến đóng góp cho quy trình TĐG, các biểu mẫu và các phần khác của tài liệu hướng dẫn;
- Nộp bản báo cáo TĐG.

Tài liệu đính kèm:

  • doc3_Ke_hoach_TDG.doc