I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha.
- Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.
- Hiểu được các số liệu kĩ thuật máy biến áp một pha.
Kĩ năng: Sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
Thái độ: Có ý thức tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy biến áp một pha.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. Giáo viên: Máy biến áp một pha.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, phiếu báo cáo thực hành, đọc và xem trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức. ( 1 ) .
2. Kiểm tra bài cũ. (3)
? Nêu cấu tạo của động cơ điên một pha?
Tuần 24: Ngày dạy:............: Tiết 41: máy biến áp một pha I. Mục tiêu: Kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha. - Hiểu được chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha. - Hiểu được các số liệu kĩ thuật máy biến áp một pha. Kĩ năng: Sử dụng được máy biến áp đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. Thái độ: Có ý thức tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy biến áp một pha. II. Chuẩn bị của GV- HS: 1. Giáo viên: Máy biến áp một pha. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, phiếu báo cáo thực hành, đọc và xem trước bài học. III. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức. ( 1’ ) ................. 2. Kiểm tra bài cũ. (3’) ? Nêu cấu tạo của động cơ điên một pha? 3. Bài mới. * Giới thiệu bài: (1’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu máy biến áp một pha. ( 10’ ) - GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về máy biến áp một pha. HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. ? Máy biến áp một pha có cấu tạo gồm mấy bộ phận ?. HS: Trả lời: lõi thép và dây quấn. ? Lõi thép làm bằng vật gì ?. ? Dây quấn làm bằng vật liệu gì ?. ? Chức năng của lõi thép và dây quấn là gì ?. HS: Tìm hiểu, trả lời. GV: Giải thích, bổ sung, thống nhất. HS: Quan sát hình 46.3, xác định dây quấn sơ cấp và dây quấn thức cấp trên mẫu vật. GV: Giải thích sơ đồ mạch điện hình 46.4. HS: Quan sát, ghi nhớ. I.Máy biến áp một pha. - Máy biến áp một pha là thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha 1. Cấu tạo. a. Lõi thép. - Gồm các lá thép kĩ thuật điện cách điện ghép lại với nhau. b. Dây quấn. - Làm bằng dây điện từ. - Dây quấn sơ cấp: + Nối với nguồn điện, có điện áp là U1 và số vòng dây là N1. - Dây quấn thứ cấp: + Lấy điện ra, có điện áp là U2 và số vòng dây là N2. - Ngoài ra còn có võ máy, đồng hồ, núm điều chỉnh. Hoạt động 2: Nguyên lí làm việc: (20’) GV: Giải thích nguyên lí làm việc trên sơ đồ của máy biến áp một pha. HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời. ? Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có nối với nhau trực tiếp về điện không ?. GV: Bổ sung, thống nhất. GV: Giới thiệu công thức tỉ số máy biến áp một pha. HS: Căn cứ công thức 1 suy ra công thức 2. ? Máy tăng áp ?. ? Máy giảm áp ?. HS: Dùng bút chì, thực hiện yêu cầu tìm hiểu ? Để giữ U2 không đổi khi U1 tăng ta phải tăng hay giảm số vòng dây N1. HS: Trả lời: tăng số vòng dây cuộn N1. GV: Nêu các đại lượng định mức của máy biến áp một pha. HS: Giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật máy biến áp một pha. GV: Bổ sung, thống nhất. HS: Ghi nhớ. II. Nguyên lí làm việc. U1 N1 N2 U2 - Khi đưa điện áp ( U1 ) vào cuộn dây quấn sơ cấp ( N1 ) => xuất hiện dòng điện cảm ứng ( U2) ở dây quấn thứ cấp ( N2 ). - Tỉ số máy biến áp. k = = + k: Hệ số của máy biến áp + U2> U1 là máy biến áp tăng áp. + U2< U1 là máy biến áp giảm áp. Hoạt động 3: Tìm hiểu các ssố liệu kĩ thuật, sử dụng.( 6’ ) GV: Yêu cầu HS nêu công dụng và sử dụng của máy biến áp một pha. HS: Trả lời: sử dụng đúng điện áp định mức. HS chú ý nghe giảng, ghi bài. III. Các số liệu kĩ thuật, sử dụng: a, Các số liệu kĩ thuật. - Công suất định mức: Pđm (VA, KVA) - Điện áp định mức: Uđm ( V, KV) - Dòng điện định mức: Iđm ( A, KA ) b, Sử dụng. - Usd Uđm - Psd < Pđm - Giữ sạch sẽ, khô ráo. 4. Cũng cố. ( 3’ ) ? Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến áp một pha. 5. Dặn dò. ( 1’ ) - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: