I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm về mối ghép động.
Kĩ năng: Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động.
Thái độ: HS say mê quan sát, nhận xét.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS:
- GV: Các khớp động, ĐDDH.
- HS: Nghiên cứu bài, sưu tầm các mối ghép.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Tổ chức: (1) 8.
2 . Kiểm tra bài cũ: ( 4)
? Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren ?.
Ngày dạy: 8............ Tiết 25 : mối ghép động I. Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm về mối ghép động. Kĩ năng: Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động. Thái độ: HS say mê quan sát, nhận xét. II. Chuẩn bị của GV - HS: - GV: Các khớp động, ĐDDH. - HS: Nghiên cứu bài, sưu tầm các mối ghép. III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: (1’) 8................... 2 . Kiểm tra bài cũ: ( 4’) ? Nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren ?. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài: (1’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là mối ghép động ?. ( 10’ ) GV: Tổ chức cho HS quan sát tranh. HS: Quan sát hình 27.1 sgk và trả lời các câu hỏi của GV. ? Xác định các chi tiết và mối ghép có trong hình 27.1 ?. ? Nêu khái niệm về mối ghép động ?. ? Nêu ứng dụng của mối ghép động ?. HS: Trả lời, nhận xét, kết luận. GV: Bổ sung, thống nhất. GV: Giải thích cơ cấu bản lề, cơ cấu tay quay thanh lắc. HS: Ghi nhớ. I. Thế nào là mối ghép động? - Trong mối ghép động các chi tiết ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. - Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu. - VD: + Cơ cấu tay quay - thanh lắc: xe lăn... + Cơ cấu trục - ổ trục: máy quạt... Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại khớp động. ( 25’ ) GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu các loại khớp quay. HS: Quan sát hình 27.3 a, b. ? Nêu các bộ phận của khớp pittông - xi lanh ?. ? Nêu các bộ phận của khớp sống trượt - rãnh trượt ?. GV: Gọi HS trả lời, nhận xét. HS: Trả lời, nhận xét và đưa ra kết luận. ? Nêu đặc điểm của khớp tịnh tiến ?. ? Cho ví dụ minh họa ?. HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét. GV: Bổ sung, thống nhất. HS: Ghi nhớ. GV: Giới thiệu một số sơ đồ vật sử dụng khớp quay. HS: Quan sát, tìm hiểu, trả lời. ? Mối ghép như thế nào được gọi là khớp quay ?. ? Cho ví dụ minh họa ?. GV: Gọi HS trả lời. HS: Trả lời, nhận xét, kết luận. ? Nêu ứng dụng của khớp quay ?. HS: Tìm hiểu, trả lời. GV: Nhận xét, điều chỉnh, kết luận. II. Các loại khớp động. 1. Khớp tịnh tiến. a) Cấu tạo. Mối ghép pittông - Xi lanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ. Mối ghép sống trượt - Rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt phẳng. b) Đặc điểm. - Mọi điểm trên vật tịnh tiến chuyển động giống hệt nhau. - Bề mặt tiếp được làm nhẳn bóng, chịu mài mòn và được bôi trơn để giảm ma sát. c) ứng dụng. - Sgk. 2. Khớp quay. a) Cấu tạo. - Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia. - ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn - Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục - Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục b) ứng dụng. - Sgk. 4. Củng cố. ( 3’ ) - HS: Đọc ghi nhớ SGK/95 và trả lời câu hỏi: ? Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động ? Cho ví dụ ?. 5. Dặn dò. ( 1’ ) - Học bài và trả lời câu hỏi trang 95 sgk. - Chuẩn bị bài sau: Thực hành ghép nối chi tiết.( Mỗi nhóm chuẩn ổ trục trước, trục sau xe đạp, giẻ lau sạch ).
Tài liệu đính kèm: