Môi trường đới lạnh - Lê Thị Tuyên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

- Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới

- Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh

- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh

2. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.

3. Thái độ: Hiểu được sự khó khăn của con người khi sống trong môi trường đới lạnh. Từ đó hình thành trong các em có ý thức vượt lên khó khăn trong cuộc sống.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5464Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Môi trường đới lạnh - Lê Thị Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2014
Ngày dạy : 10/11/2014
Chương IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
Tiết 23. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới
- Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh
- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh
2. Kĩ năng: 
- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.
3. Thái độ: Hiểu được sự khó khăn của con người khi sống trong môi trường đới lạnh. Từ đó hình thành trong các em có ý thức vượt lên khó khăn trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
 * GV: Máy chiếu
 * HS:
Học và làm bài tập đầy đủ, nghiên cứu bài mới
SGK các môn : Địa lý 7, Sinh học 7 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Cho biết nguyên nhân hoang mạc ngày càng mở rộng trên Trái Đất? Biện pháp khắc phục?
3. Nội dung bài mới:
a. Vào bài: Có một môi trường nằm ở vị trí gần cực, được coi là xứ sở của băng tuyết bao phủ quanh năm, có nhiều điểm khắc nghiệt không kém gì so với môi trường hoang mạc. Vậy đó là môi trường nào? bài học ngày hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu một số đặc điểm khái quát nhất về môi trường này. 
b.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
GV: Chiếu lược đồ môi trường đới lạnh ở cả hai vùng cực và giới thiệu: 
- Đường vòng cực được thể hiện bằng đường nét đứt màu xanh
- Đường ranh giới đới lạnh là đường đẳng nhiệt:
100C tháng 7 ở Bắc bán cầu	
100C tháng 1 ở Nam bán cầu
? Em hãy xác định ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu?
 Gv: Đây là bản đồ ở vùng cực nên hoàn toàn khác biệt so với những bản đồ chúng ta đã học. Với bản đồ đã học thì các em xác định được mấy hướng? đó là các hướng nào? dựa vào đâu để xác định các hướng đó?
? Vậy với bản đồ vùng cực thì các em xác định hướng dựa vào đâu?
? Em hãy xác định các hướng trên bản đồ ở vùng cực Bắc?
? Tương tự em hãy xác định hướng trên bản đồ ở vùng cực Nam?
- GV: Ở dạng bản đồ vùng cực chúng ta không xác định được hai hướng Đông và Tây mà chỉ xác định được hai phần Đông và phần Tây.
? Quan sát lược đồ H21.1 và H21.2, em hãy cho biết đặc điểm khác biệt nhất giữa đới lạnh ở vùng Bắc cực và đới lạnh ở vùng Nam cực là gì?
? Với vị trí của môi trường đới lạnh như vậy em có dự đoán gì về đặc điểm khí hậu nơi đây? Vì sao?
-GV giới thiệu địa điểm Hon man trên H 21.1
* HS thảo luận nhóm, GV chia lớp làm 4 nhóm và Gv nêu yêu cầu:
Quan sát biểu đồ 21.3 và nội dung sgk em hãy nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở Honman? 
- GV phân công nhiệm vụ:	
+ Nhóm 1,3 thảo luận theo bảng:	
Nhiệt độ:
Tháng cao nhất, số độ
Tháng thấp nhất, số độ
Biên độ nhiệt
Số tháng > 00C
Số tháng < 00C
Nhận xét về nhiệt độ
+ Nhóm 2,4 thảo luận theo bảng
Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm
Tháng mưa nhiều nhất, bao nhiêu mm
Tháng mưa ít nhât, bao nhiêu mm
Nhận xét về lượng mưa
-Thời gian thảo luận là 3 phút
- GV lần lượt chiếu kết quả của hai nhóm cùng thảo luận một câu hỏi và gọi học sinh nhận xét
- GV chuẩn xác kiến thức	
? Từ sự phân tích, em hãy nêu đặc điểm về khí hậu ở môi trường đới lạnh?
- Mùa đông dài, có bão tuyết, nhiệt độTB từ - 100C đến – 500C.
- Mùa hè ngắn:2 đến 3 tháng, nhiệt độ ít khi vượt quá 100C
? Vì sao mưa chủ yếu dưới dạng tuyết rơi?
- GV khẳng định lại dự đoán của học sinh về điều dự đoán khí hậu đới lạnh là đúng hay sai
- HS quan sát hình 21.4, 21.5:
- Em hãy đọc thuật ngữ: núi băng và băng trôi (SGK/186)
- GV giảng thêm về núi băng và băng trôi
? Em hãy so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi ?
? Tai họa do núi băng trôi trên biển gây ra? lấy ví dụ?
- Gv cho HS xem hình ảnh và thông tin về chiếc tàu thủy Titaníc bị đâm vào núi băng.
? Hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng, khí hậu toàn cầu biến đổi. vậy khi đó băng ở 2 vùng cực sẽ xảy ra hiện tượng gì? Ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sinh hoạt của người dân vùng ven biển?
? Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào đối với Việt Nam?
* Với khí hậu vô cùng khắc nghiệt như vậy thì giới động, thực vật nơi đây có đặc điểm như thế nào, chúng ta cùng chuyển sang phần 2.
-Quan sát hình 21.6, 21.7. Em hãy:
+Nhận xét thảm thực vật từng ảnh?
+ Đài nguyên nơi nào lạnh hơn? vì sao?
+Thực vật nơi đây có đặc điểm gì? cây đặc trưng?
+Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè?
- GV: Thực vật thì rất nghèo nàn, vậy còn động vật nơi đây có đặc điểm gì?
- HS xem hình ảnh một số động vật ở đới lạnh: em hãy kể tên những loài động vật tiêu biểu ở đới lạnh?
? Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào?
? Cho biết tác dụng của lớp mỡ dày? Lớp lông dày? Bộ lông không thấm nước?
? Bằng kiến thức về sinh vật học em hãy cho biết hình thức tránh rét của động vật là gì?( Tích hợp môn Sinh học 7- Bài 57: Đa dạng sinh học)
? Các động vật ở đới lạnh có đặc điểm gì khác so với động vật ở đới nóng?
- Sinh vật trở nên sôi động, nhộn nhịp vào mùa nào trong năm? vì sao?
1. Đặc điểm của môi trường.
a. Vị trí: 
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
- Ở Bắc Cực là đại dương, còn ở Nam Cực là lục địa
b. Khí hậu:
- Vô cùng khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình năm luôn dưới 00C 
- Mưa ít (< 500mm/năm) chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ) đất đóng băng quanh năm.
2. Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường.
.a. Thực vật
- Chỉ phát triển được trong mùa hạ ngắn ngủi.
- Cây thấp lùn, mọc xen kẽ rêu, địa y
b. Động vật:
- Có lớp mỡ dày ( Hải cẩu, cá voi)
- Có lớp lông dày ( Gấu trắng, tuần lộc...).
- Có lớp lông không thấm nước ( chim cánh cụt).
- Một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh ( Gấu bắc cực, chim cánh cụt)
4. Củng cố. 
? Qua bài học em cần nắm được những nộị dung chính nào?
-HS đọc phần ghi nhớ SGK/70
- Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
a) Môi trường đới lạnh nằm trong khoảng từ:
A: Hai vòng cực đến cực B: Hai vòng cực đến chí tuyến
C: Hai vòng cực đến xích đạo D: Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
b) Đặc điểm nào sau đây không đúng với mùa đông ở đới lạnh
A: Rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời 
B: Thường có bão tuyết dữ dội
C: Nhiệt độ trung bình luôn dưới 00C
D: Kéo dài 2 đến 3 tháng
Câu 2: khoanh tròn vào những đáp án mà em cho là đúng
Những loài thực vật thích nghi ở đới lạnh là:
A: Rêu B: Bạch đàn C: Địa y D: Cây bàng	
Câu 3: Gải thích vì sao có thể coi đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất.	
Đáp án: vì có sự giống nhau giữa môi trường hoang mạc với môi trường đới lạnh, thể hiện ở:
- Lượng mưa trung bình năm rất ít, dưới 500 mm : rất khô hạn
- Khí hậu khắc nghiệt: biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn
- Có rất ít người sinh sống, động ,thực vật nghèo nàn.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 -Về nhà học thuộc bài cũ, làm bài tập sgk/70 
 - Ôn lại về vấn đề bảo vệ môi trường ở đới nóng và đới ôn hoà
 - Đọc kĩ bài mới chú ý hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh như thế nào, những khó khăn trở ngại gì? 
 - Ở đới lạnh phương Bắc có các dân tộc nào sinh sống? địa bàn cư trú chính? Hãy kể tên những hoạt động kinh tế truyền thống của các dân tộc ở phương Bắc? 
 - Ở đới lạnh có những nguồn tài nguyên nào? 
 - Tại sao cho đến nay các nguồn tài nguyên đới lạnh vẫn chưa được khai thác? 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Môi trường ở đới lạnh - Lê Thị Tuyên - Trường THCS Thanh Mai.doc