Một số biện pháp sử dụng phương tiện trực quan để dạy phần: Các môi trường địa lý tự nhiên – lớp 7 tại trường Quỳnh Giang, Nghệ An

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Mục tiêu của Giáo dục Việt Nam là “Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của công dân Việt Nam, tự chủ, năng động, sáng tạo có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có kĩ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tin và lòng tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có khả năng tự học, tự rèn, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”. Để đạt được mục tiêu đó thì phương tiện dạy học là một nhân tố trong quá trình dạy học, nó cùng với các nhân tố khác: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, hoạt động của giáo viên – học sinh tạo thành một thể hoàn chỉnh và có quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình dạy học đạt tới mục đích nhất định. Vì vậy việc vận dụng và tiến hành các phương pháp dạy học không thể tách rời việc sử dụng các phương tiện dạy học.

 Phương tiện dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh và đối với học sinh, phương tiện còn là một nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỷ năng.

 Các phương tiện dạy học còn giúp học sinh thu thập thông tin và sự vật, hiện tượng địa lý một cách sinh động tạo điều kiện hình thành biểu tượng địa lý cho học sinh. Mà như chúng ta biết, biểu tượng lại là cơ sở để tạo khái niệm, vì nó phản ánh được những thuộc tính đặc trưng của khái niệm địa lý tương ứng. Biểu tượng về các hiện tượng càng sáng và càng đầy đủ thì chúng giúp cho việc nhận thức càng tốt hơn. Vì lý do trên, bộ môn địa lý phải đặc biệt chú ý đến phương tiện dạy học để dễ dàng giúp học sinh chuyển tư duy của mình từ diện cụ thể - Cảm tính sang diện trừu tượng – Lý tính, khái quát hóa. Thông qua việc sử dụng các phương tiện dạy học, giáo viên còn giúp học sinh đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được và kích thích hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, năng lực phân tích, tổng hợp để rút ra được những kết luận cần thiết có độ tin cậy.

 

doc 30 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2274Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp sử dụng phương tiện trực quan để dạy phần: Các môi trường địa lý tự nhiên – lớp 7 tại trường Quỳnh Giang, Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần: Các môi trường địa lý tự nhiên – lớp 7” tại trường THCS ...... .
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đối với giáo viên
 Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời, ảnh để mô tả. Có thể nói một số không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn đó sử dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suy nghĩ, tìm tòi, tự lực của học sinh. Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên. 
 Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương pháp dạy học Địa lí tuy đó có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy. Nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó. Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động. Song nếu theo quan niệm về học tập tích cực thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.
 Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí? Chưa có sự triển khai đồng bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên; đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá; trong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính - phụ” là những trở ngại lớn. Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn Địa lí là môn phụ.
 Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào thực hiện ở hầu hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay, hầu hết các trường đã có phòng thí nghiệm và rất nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho các bộ môn. Sách giáo khoa có số lượng kênh hình phong phú màu sắc phù hợp, giáo viên có điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo, học sinh có hứng thú học tập. Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã chưa thực sự có chất lượng.
 Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: Hầu hết các giáo viên có mượn dụng cụ trực quan, trong đó có kênh hình, nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua loa, nên vai trò và chức năng của chúng bị hạn chế rất nhiều mà chương trình lớp 7, chúng là yếu tố quyết định trong dạy học Địa lý. Đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình nói riêng chất lượng chưa thực sự tốt, hư hỏng nhiều.
 Đối với trường THCS những năm trước do tình hình chung nên dụng cụ trực quan còn thiếu quá nhiều, giáo viên đôi khi chuẩn bị không kịp nên chỉ chuẩn bị được những dụng cụ đơn giản, dụng cụ qua nhiều năm sử dụng hỏng hóc, không còn chính xác .Vì vậy kết quả dạy và học còn chưa cao. Từ tháng 9/2002 đến nay đã được đổi mới phương pháp, các dụng cụ trực quan cũng được cung cấp nhiều hơn. Sách giáo khoa đổi mới có lượng kênh hình phong phú, nên việc dạy và học cũng có những thuận lợi đáng kể. Nhiều dụng cụ trực quan nói chung và kênh hình nói riêng rất phong phú, sinh động gây hứng thú cho học sinh, đặc biệt ở môn Địa lí 7.
2. Đối với học sinh 
Hiện nay do điều kiện kinh tế khá hơn, nhu cầu có sách giáo khoa để học cũng cao hơn nên 100% học sinh có SGK, vở ghi đầy đủ. Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hôị rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ít thích học.
	 Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học địa lý nhưng chưa hiểu để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn phần vì giáo viên có lẽ chưa tạo được tình cảm yêu mến bộ môn cho các em, phần vì nhiều phụ huynh cũng có cùng quan niệm với các em.
Phần II. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS ...........
1. Đối với trường học, cán bộ thiết bị
 Chương trình Địa lý 7 bắt đầu bằng những thành phần nhân văn. Kế đó, chương trình đi sâu vào các môi trường địa lý và hoạt động kinh tế của con người ở các đới như: Môi trường đói nóng; môi trường đới ôn hòa; Môi trương đới lạnhCuối cùng, chương trình được trình bày theo trình tự từ châu lục đến khu vực. Chương trình còn đề cập đến những vấn đề quan trọng và cấp bách của thế giới như thiên tai, ô nhiễm môi trường, dân số và bùng nổ dân số, đô thị hóaVì thế việc sử dụng đồ dùng dạy học cho bộ môn này là không thể thiếu như bản đồ, lược đồ, tranh ảnhDo các đối tượng (sự vật, hiện tượng, môi trường địa lý) được phân bố trong một không gian rộng lớn, học sinh không phải lúc nào cũng có thể tiếp xúc với chúng một cách dễ dàng mà đồ dùng trực quan, đặc biệt là bản đồ và tranh ảnh là phương tiện giúp học sinh có được tri thức về các đối tượng học tập, những tri thức địa lý được cụ thể hóa, hệ thống hóa, bồi dưỡng trí tưởng tượng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Đứng trước thực tế đó trường THCS ........... đã đầu tư một khoản kinh phí không nhỏ cho thiết bị dạy học của bộ môn địa lý nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Dạy và Học tại trường. Cụ thể như sau:
 Ở trường THCS N’ Thol Hạ hiện nay, các đồ dùng trực quan của môn địa lý nói chung và địa lý 7 nói riêng tương đối phong phú về mặt số lượng. Đẹp về hình thức, hình ảnh màu sắc phong phú, đa dạng về chủng loại. Giáo viên địa lý đã nghiên cứu và sử dụng có hiểu quả các phương tiện kết hợp với đồ dùng tự tạo của mình.
 Trường có cán bộ quản lý thiết bị riêng nên đồ dùng trực quan được sắp xếp theo từng khối lớp, nhìn chung là ngăn nắp, tương đối dễ nhìn, dễ mượn. Đặc biệt trường đã trang bị mỗi phòng học dều có máy chiếu phục vụ cho dạy và học nên giáo viên đã sử dụng coi như thay cho việc chuẩn bị thiết bị cho từng tiết dạy, lớp học.
Tuy nhiên chất lượng của đồ dùng dạy học chưa cao, có nhiều bản đồ quá to không phù hợp với nơi treo bản đồ và không gian của lớp học. Màu sắc thì không đồng nhất giữa bản đồ treo tường và bản đồ giáo khoa. Thiết bị dạy và học dùng cho từng tiết học trên lớp chưa phù hợp còn mang tính chung chung chưa đáp ứng cho từng phần, từng chương và từng bài củ thể. Số lượng bản đồ, tranh ảnh để dạy cho từng bài chưa đầy đủ và cụ thể chỉ mang tính tượng trưng hoặc không có. Đặc biệt với xu thế của đất nước ta hiện nay, các đồ dùng dạy hoc của trường THCS N’ Thol Hạ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của việc dạy và học địa lý của trường.
Mặt khác bản đồ, tranh ảnh qua nhiều năm sử dụng đã bị hư hỏng, mất mát nhiều. Nhiều đồ dùng khôi phục được thì tính thẩm mỹ không cao, thậm chí độ chính xác cũng bị hạn chế, nhiều cái không thể phục hồi được thì chưa được cấp mới.
Cán bộ thiết bị không chuyên nên việc sắp xếp các thiết bị chưa khoa học còn mang tính chung chung theo từng khối
2. Đối với giáo viên
Về phía giáo viên muốn học sinh tiếp xúc nhiều hơn với bản đồ, tranh ảnh thì người giáo viên cần phải chuẩn bị trước, lựa chọn bản đồ, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Muốn có được hiệu quả cao trong việc sử dụng bản đồ đòi hỏi người Giáo viên phải có kỹ thuật dùng bản đồ, trước hết phải nghiên cứu bản đồ dùng trong tiết học, phải nhớ kỹ vị trí những chỗ sẽ giảng đến, phối hợp việc giảng dạy với bản đồ như thế nào, nghiên cứu kỹ nội dung bài, xác định mục tiêu, yêu cầu của đồ dùng dạy học, sử dụng đúng lúc thì mới đạt hiệu quả cao. 
Thiết bị dạy học sắp đặt không theo thứ tự từng bài (từ bài đầu tiên đến bài cuối cùng), có những bản đồ quá to được nhân viên thiết bị cuộn lại thành từng bó nên việc tìm kiếm càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó màu sắc của nhiều thiết bị không đồng nhất giữa bản đồ treo tường và sách giáo khoa nên khi khai thác kiến thức từ bản đồ đến học sinh cũng không thuận lợi lắm. Những đồ dùng trực quan chưa được cấp lại hoặc đặt mua không có thì giáo viên đành dạy chay
Trường THCS ..........đã có phòng máy phục vụ cho giảng dạy đặc biệt là những tiết không có đồ dùng trực quan thì đây là cơ hội tốt cho giáo viên không phải dạy chay.
3. Đối với học sinh
Đối với học sinh, tổng số học sinh khối 7 là: 105 em 100% học sinh có sách giáo khoa, vở ghi đầy đủ nhưng nhiều học sinh không biết đọc đối tượng địa lý trên bản đồ, không biết chỉ bản đồ. Đặc biệt các em không biết so sánh, liên hệ, phân tích mối quan hệ địa lý với nhau. Xảy ra tình trạng này một phần là do phần lớn học sinh ở trường là dân tọc gốc tây nguyên nên việc tái hiện , nhớ lại kiến thức cũ gặp nhiều hạn chế, phần các em coi môn địa lý là môn phụ nên chưa đầu tư vào học, tìm tòi, khám phá. Bên cạnh đó phụ huynh ít quan tâm dến việc học của con cái và giao khoán việc học cho giáo viên, và cũng không muốn các em đầu tư nhiều thời gian vào học địa lý từ đó càng làm cho học sinh xa rời môn địa lý hơn.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
 Trong năm học 2017 – 2018 tôi đã tiến hành thử nghiệm ở khối lớp 7 gồm 3 lớp ( 7A1, 7a2, 7a3). Đối với học sinh lớp 7C giáo viên chuyên Âm Nhạc dạy, giáo viên chưa hiểu được phương pháp dạy học của bộ môn địa lý là phần lớn các kiến thức được khai thác từ đồ dùng trực quan ( bản đồ, lược đồ, tranh ảnh...). Giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức từ sách giáo khoa, chưa liên hệ kiến thức thực tế. Học sinh không biết đọc bản đồ, không so sánh, giải thích được các hiện tượng địa lý, giáo viên không thu hút được học sinh có hứng thú với bộ môn địa lý.
 Nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, bản thân tôi đã thử nghiệm sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học địa lý ở 3 lớp 7 (7A, 7B, 7C). Giáo viên cần thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh như sau:
- Tổ chức cho học sinh thu thập, xử lý trình bày các thông tin khác nhau ở các loại đồ dùng dạy học như bản đồ hay tranh ảnh. Muốn cho học sinh chủ động tích cực trong việc tìm kiếm thông tin kiến thức để nhận xét, phân tích, trình bày từ các phương tiện dạy học thì Giáo viên cũng cần chú ý: Đồ dùng dạy học trong môn Địa lý có nhiều loại, mỗi loại sẽ có cách sử dụng riêng, Giáo viên sẽ là người giúp học sinh biết cách sử dụng như đọc bản đồ, tranh ảnh, lược đồđể tìm ra kiến thức chứa đựng trong đồ dùng dạy học đó thông qua hệ thống câu hỏi do Giáo viên đặt ra.
- Để tiến hành các hoạt động có hiệu quả cần phối hợp chặt chẽ giữa Giáo viên và học sinh, sách giáo khoa Địa lý 7 đã cung cấp cho học sinh nhiều bản đồ, tranh ảnh
Để từ đó học sinh có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong quá trình tiếp thu kiến thức. 
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động của thầy và trò công phu chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả thu được càng vững chắc bấy nhiêu.
III. BIỆN PHÁP CỤ THỂ
 Tôi xin giới thiệu một số biện pháp sử dụng bản đồ, tranh ảnhcơ bản như sau:
1. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ
 - Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lý quan trọng. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát các khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.
 - Về mặt nội dung, bản đồ có khả năng phản ảnh sự phân bố và những mối quan hệ của các đối tượng địa lý trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể, mà không có một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lý đã được mã hóa, trở thành một ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ bản đồ.
 - Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan, giúp học sinh khai khác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy học địa lý.
 - Để khai thác được những tri thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản đồ, trên cơ sở đố có được những kỹ năng làm việc với bản đồ.
 - Vì bản đồ không phải là một môn học riêng ở trường trung học cơ sở, nên những kiến thức về bản đồ phải dạy lồng vào các kiến thức địa lý trong tất cả các giáo trình ở các lớp. Để hiểu được bản đồ địa lý, học sinh phải nắm được những kiến thức rải rác trong các bài ở nhiều lớp, còn để có kỹ năng thì chủ yếu phải thông qua việc thực hiện các bài thực hành. Trong các kỹ năng bản đồ, khó và phức tạp nhất đối với học sinh là kỹ năng đọc bản đồ.
 - Đọc bản đồ có 3 mức độ khác nhau :
+ Mức sơ đẳng nhất chỉ mới thể hiện ở chổ đọc được vị trí của các đối tương địa lý, có được biểu tượng về các đối tượng đố thông qua hệ thống các kí hiệu trong bảng chú giải.
 + Mức thứ hai cao hơn, đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết về bản đồ, kết hợp với các kiến thức địa lý để tìm ra được những đặc điểm tương đối rõ rang của những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ.
 + Mức thứ ba đòi hỏi khi đọc bản đồ, học sinh còn phải biết kết hợp những kiến thức bản đồ với những kiến thức địa lý sâu hơn để so sánh, phân tích, tìm ra được các mối liên hệ giữa các đối tượng đố.
 - Đối với giáo viên, hướng dẫn học sinh khai thác tri thức trên bản đồ, chủ yếu là hướng dẫn học sinh đọc được bản đồ ở các mức độ trên, quan trọng nhất là hai mức độ sau.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chỉ bản đồ, một địa danh, một khu vực, một con sông.. GV hướng dẫn chậm để các em theo kịp.
 - Muốn hiểu và đọc được bản đồ học sinh cần phải xem bảng chú giải để biết được các kí hiệu thể hiện trên bản đồ.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
Q/S lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng.
Lên bảng xác định ranh giới của đói nóng?
Đọc tên và xác định ranh giới các kiểu môi trường trong đới nóng?
Tại sao môi trường xích đạo ẩm lại nắng nóng, mưa nhiều?
( Hoặc khi học về các kiểu môi trường ở đới nóng, học sinh quan sát bản đồ để giải thích tính chất khí hậu của các kiểu khí hậu đó)
Ví dụ 2: Khi dạy bài 13: Môi trường đới ôn hòa.
Q/S lược đồ các kiểu môi trường trong đới ôn hòa.
Lên bảng xác định ranh giới của đới ôn hòa?
Đọc tên và xác định ranh giới các kiểu môi trường trong đới ôn hòa?
Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?
Ví dụ 3: Khi dạy bài 19: Môi trường hoang mạc.
Q/S lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.
Học sinh lên bảng xác định ranh giới và đọc tên các hoang mạc lớn?
Các hoang mạc này thường phân bố ở đâu? Tại sao lại phân bố ở những nơi đó?
Ví dụ 4: Khi dạy bài 21: Môi trường đới lạnh.
Q/S lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Lên bảng xác định ranh giới môi trường đới lạnh ở cả 2 nữa cầu?
Cách tìm phương hướng ở đới lạnh?
So sánh diện tích đất nổi ở cả 2 cực?
Với đặc điểm đó tạo cho đới lạnh có tính chất khí hậu như thế nào?
Động - thực vật có điểm gì khác với các môi trường khác ( về môi trường sống, vị trí sinh tồn, sự thích nghi)
2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ những tranh ảnh về địa lý
Tranh ảnh là một phần của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học, không chỉ là nguồn kiến thức cung cấp cho học sinh mà còn phát triển tư duy cho học sinh, có sức thu hút học sinh bởi vì Địa lý 7 đa số các tranh ảnh chỉ được nêu ra trong lý thuyết mà thực tế các em chưa được thấy thực tế.
Trong giảng dạy địa lý, việc quan sát các sự vật, hiện tượng quá trình địa lý xảy ra trong các không gian lãnh thổ khác nhau không phải lúc nào cũng làm được, vì vậy trong việc hình thành các biểu tượng và khái niệm cụ thể cũng rất hạn chế.
Để bổ khuyết cho nhược điểm này, trong quá trình dạy học địa lý, giáo viên thường bắt buộc phải hình thành cho học sinh những biểu tượng và khái niệm tưởng tượng dựa vào một số phương tiện dạy học như: tranh ảnh, mẫu vật, mô hình .
Cần xác định và đánh giá được những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng mà chúng biểu hiện. Trong các đặc điểm và thuộc tính đó, học sinh có thể khai thác được những gì cần thiết cho việc hình thành biểu tượng và khái niệm.
Xác định những đặc điểm và thuộc tính cần phải bổ sung bằng các nguồn tri thức khác như: bản đồ, tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo
Dự kiến cách hướng dẫn học sinh khai thác những tri thức cần thiết phục vụ cho mục đích dạy học.
Ví dụ: Khi học về các môi trường địa lý, các cảnh quan tự nhiên như rừng rậm nhiệt đới, rừng Amadôn hay tranh ảnh về vấn đề môi trường, cảnh quan hoang mạc. Các em cần thực hiện các bước khi quan sát tranh ảnh minh họa sau:
 Bước 1: Tìm bố cục một bức ảnh ( chủ đề, tiền cảnh, hậu cảnh).
 Bước 2: Phân tích ảnh địa lý ( ảnh chụp cái gì? Chụp ở đâu? Mô tả chính xác, đúng theo trình tự các sự vật, hiện tượng địa lý được thể hiện trong bức ảnh ? Giải thích các sự vật hiện tượng địa lý trong ảnh) Từ đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn, rèn kĩ năng phân tích, giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.
 Ngoài tranh ảnh minh họa về cảnh quan tự nhiên thực vật còn có tranh ảnh đông vật. Sau đây là tranh ảnh liên quan khi dạy từng bài cụ thể trong từng kiểu môi trường đại lý.
* Bài 5: Môi trường xích đạo ẩm - Ảnh liên quan
Ảnh : Rừng rậm nhiệt đới
Ảnh : Rừng ngập mặn
Ảnh : Sông Amadon
*Bài 6: Môi trường nhiệt đới - Ảnh liên quan
Ảnh : Rừng nhiệt đới vào mùa khô
Ảnh : Rừng nhiệt đới vào mùa mưa
* Bài 13: Môi trường đới ôn hào - Ảnh liên quan
Mùa xuân Mùa hạ
Mùa thu Mùa đông
Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa 
- Khi quan sát các hình ảnh ở dưới đây sẽ gợi cho em những suy nghĩ gì về vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước ở đới này? ( học sinh sẽ nêu được những nguyên nhân, hậu quả và biện pháp từ đó là chủ nhân tương lai học sinh sẽ tự liên hệ bản thân hiện tại và tương lai phải làm gì cho môi trường ngày càng trong sạch)
Ảnh” Thủy triều đen” trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu chở dầu
Ảnh : Khói bụi tạo thành lớp sương mù bao phủ bầu trời .
Ảnh: Phương tiện giao thông làm Ô nhiễm không khí
Ảnh: Rác thải gây ô nhiễm
Ảnh : Nước thải từ nhà máy đổ vào sông ngòi ở Pari ( Pháp)
Ảnh : Nước và rác thải từ nhà máy đổ vào sông ngòi
Ảnh: Khai thác rừng quá mức.
Ảnh: Cháy rừng Ảnh: Hoạt động núi lửa
Ảnh: Sản xuất năng lượng nguyên tử
Ảnh: Vụ nổ nhà máy hạt nhân Ảnh: Bão cát
* Bài 11 và bài 16: Đô thị hóa - Ảnh liên quan
- Sau khi quan sát ảnh của 2 loại đô thị, học sinh sẽ so sánh được đô thị ở đới nóng và đô thị đới ôn hòa( nguyên nhân hình thành, kết quả) từ đó học sinh sẽ nhận định được những việc làm của bản thân hiện tại và trong tương lai.
Ảnh : Đô thị có kế hoạch Ảnh : Đô thị tự phát
* Bài: 19 Môi trường hoang mạc - Ảnh Liên quan
Ảnh : Bề mặt địa hình Hoang Mạc
Chuột đào hang
Lạc đà 
Tắc kè vùi mình 
trong cát
Voi Amip
Ảnh : Động vật Hoang Mạc
Cây tuyết rồng
Cây xương rồng
Cây hồng sa mac
Cây đại hoàng
Cây bao báp
Ảnh: Thực vật Hoang Mạc
*Bài:19: Môi trường đới lạnh - Ảnh liên quan
Ảnh: Đài nguyên ở Bắc Âu( mùa hạ) Ảnh: Đài nguyên ở Bắc Mỹ(mùa hạ)
Ảnh: Thực vật, động vật đới lạnh
 Như vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong giờ dạy bộ môn Địa lý 7 đặc biệt là thông qua bản đồ, tranh ảnhnhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn Địa lý nói chung và môn Địa lý 7 nói riêng. Giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng đồ dùng dạy học với nhiều phương pháp dạy học khác. Các phương tiện sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, tiếp thu nhanh nội dung bài học, nhưng khi sử dụng phải chú ý phát triển tư duy, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo bằng cách đặt câu hỏi nêu vấn đề, quan sát.Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các hiện tượng địa lý được phản ảnh trên bản đồ từ đó rút ra những kết luận về kiến thức theo mục tiêu bài học đã đặt ra. 
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Trải qua quá trình dạy học Địa lí 7 ở trường THCS Quỳnh Giang học kỳ I năm học 2014 – 2015 kết quả cho thấy:
* Kiến thức: Thông qua quan sát lược đồ, bản đồ, tranh ảnh và vận dụng các kiến thức để giải quyết vấn đề trong giờ học, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận thông tin địa lý nhẹ nhàng hơn , kiến thức nắm được vững vàng hơn và buớc đầu học sinh yêu thích học tập bộ môn hơn, giờ học sôi nổi hơn .
Cụ thể kết quả đạt được trong học kì I năm học 2014-2015
- Kết quả lớp 7C (giáo viên không chuyên dạy)
Lớp/Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
7C/TS: 27
3
7
12
5
Tỉ lệ
11.1%
25.9%
44.5%
18.5%
- Kết quả lớp 7A, 7B, 7D (giáo viên chuyên dạy)
Lớp/Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
7A.B.D/TS:81
50
17
10
04
Tỉ lệ
61.7%
31.0%
12.3%
5.0%
* Kĩ năng: Học sinh đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lý như: Quan sát, mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng địa lý, biết lập những sơ đồ đơn giản, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thiên nhiên môi trường xung quanh, bổ sung kiến thức địa lý cho mình. Giải thích được các hiện tuợng tự nhiên đơn giản và vận dụng vào thực tế đời sống sản xuất tại địa phương.
Rèn luyện cho học sinh khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin địa lý; rèn các kĩ năng sống: tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh, phán đoán, tự tin, tự nhận thức, làm chủ bản thân, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày 1 phút
* Thái độ tình cảm : Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường; có niềm tin vào khả năng của con người để chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống.Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh “Xanh - Sạch - Đẹp” môi trường sống trong lành. Giữ gìn vệ sinh trường, lớp, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trường học. 
 => Kết quả của 4 lớp sau khi thực hiện các quy tắc trên thì học sinh giỏi, khá nhiều hơn còn học sinh trung bình, yếu giảm xuống ( đặc biệt là đã tăng sự thích thú học tập và tư duy của các em qua tranh ảnh, lược đồ bản đồ địa lý.)
Phần III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
 Trong điều kiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay việc sử dụng đồ dùng dạy học là không thể thiếu. Việc sử dụng phương tiện dạy học vừa 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-CAC MOI TRUONG DIA LY.doc