Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Hóa học - Câu 1

Câu 1. (2điểm)

a. Em hãy giải thích tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường? nêu biện pháp chống ô nhiễm và giải thích.

b. Có các dung dịch HCl, nước và các chất vô cơ cần thiết, hãy phân biệt các chất rắn sau: NaCl, Na2SO4, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.

Đáp án:

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

a. Có 3 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khi đốt than đó là:

- Khi đun, đốt than đã tác dụng với O2 làm giảm O2 trong không khí .

- Sản phẩm của phản ứng đốt cháy là CO2, CO, SO2 gây độc.

- Nhiệt lượng tỏa ra qua các phản ứng rất lớn.

Biện pháp tích cực chống ô nhiễm môi trường: Trồng cây và bảo vệ cây xanh sẽ tăng lượng khí O2, giảm lượng khí độc nhờ quá trình quang hợp và làm giảm sức nóng của môi trường.

b.

Trích mỗi chất rắn một ít làm mẫu thử

 Hòa tan các mẫu thử vào nước, chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1 tan gồm : NaCl, Na2SO4, Na2CO3.

+ Nhóm 2 không tan gồm: BaCO3, BaSO4.

Cho dung dịch HCl vào 2 mẫu thử thuộc nhóm 2, mẫu thử nào sủi bọt khí là BaCO3 còn lại là BaSO4:

 BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2 + H2O(*)

 Cho dung dịch HCl lần lượt vào nhóm 1, mẫu thử nào sủi bọt khí là Na2CO3:

 Na2CO3 + 2HCl 2 NaCl + CO2 + H2O

 

doc 7 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Hóa học - Câu 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 1
Câu 1. (2điểm)
a. Em hãy giải thích tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường? nêu biện pháp chống ô nhiễm và giải thích.
b. Có các dung dịch HCl, nước và các chất vô cơ cần thiết, hãy phân biệt các chất rắn sau: NaCl, Na2SO4, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.
Đáp án: 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐIỂM
a. Có 3 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khi đốt than đó là:
Khi đun, đốt than đã tác dụng với O2 làm giảm O2 trong không khí .
Sản phẩm của phản ứng đốt cháy là CO2, CO, SO2 gây độc.
Nhiệt lượng tỏa ra qua các phản ứng rất lớn.
Biện pháp tích cực chống ô nhiễm môi trường: Trồng cây và bảo vệ cây xanh sẽ tăng lượng khí O2, giảm lượng khí độc nhờ quá trình quang hợp và làm giảm sức nóng của môi trường.
b.
Trích mỗi chất rắn một ít làm mẫu thử 
 Hòa tan các mẫu thử vào nước, chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 1 tan gồm : NaCl, Na2SO4, Na2CO3.
+ Nhóm 2 không tan gồm: BaCO3, BaSO4.
Cho dung dịch HCl vào 2 mẫu thử thuộc nhóm 2, mẫu thử nào sủi bọt khí là BaCO3 còn lại là BaSO4:
 BaCO3 + 2HCl BaCl2 + CO2 + H2O(*)
 Cho dung dịch HCl lần lượt vào nhóm 1, mẫu thử nào sủi bọt khí là Na2CO3:
 Na2CO3 + 2HCl 2 NaCl + CO2 + H2O
 Lấy dung dịch BaCl2 thu được ở (*) cho vào hai mẫu thử còn lại, nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4 còn lại là NaCl:
 BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 2
Câu 1. (2điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học (nếu có) cho các thí nghiệm:
a) Sục khí CO2 từ từ tới dư vào nước vôi trong.
b) Cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch Na2CO3.
c) Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl3
d) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4.
Có 4 dung dịch HCl, NaOH, AgNO3, Na2S bị mất nhãn . Bằng phương pháp hóa học, hãy dùng quỳ tím làm thuốc thử duy nhất để phân biệt các loại hóa chất trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1.
Dung dịch đục rồi dần dần trong suốt
Ca(OH)2 + CO2 à CaCO3 + H2O
CaCO3 + H2O + CO2 à Ca(HCO3)2
Có khí bay ra : Na2CO3 + 2HCl à 2 NaCl + CO2+ H2O
Mẫu Na tan dần , có khí bay ra , sau đó xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ 
 Na + H2O à NaOH + ½ H2
3NaOH + FeCl3 à 3 NaCl + Fe(OH)3
Dung dịch màu xanh nhạt màu dần , có kim lọai màu đỏ bám vào đinh sắt
 Fe +CuSO4 à FeSO4 + Cu
2. 
 Dùng quỳ tím nhúng vào các dung dịch trên ta thấy: 
- Lọ nào làm quỳ tím thành màu xanh thì đó là lọ đựng dung dịch NaOH.
- Lọ nào làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ thì lọ đó đựng dung dịch HCl
 Trích hai lọ còn lại làm mẫu thử, sau đó dùng dung dịch HCl vừa nhận được nhỏ vào các mẫu thử nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa màu trằng thì đó là mẫu thử đựng dung dịch AgNO3, mẫu thử còn lại xuất hiện bọt khí có mùi trứng thối chính là mẫu thử đựng dung dịch Na2S.
Các phương trình hóa học:
 AgNO3 +2 HCl à AgCl + HNO3
 Na2S + 2HCl à 2NaCl + H2S
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
 0,25
 0,5
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 3
Câu 1. (2điểm):
Cho các chất sau : (NH4)3PO4, Na2CO3, AgNO3, KNO3, BaCl2, MgBr2. 
Trong dung dịch có thể đồng thời tồn tại các cặp chất nào? Giải thích? 
Em hãy phân biệt các cặp chất đó bằng phương pháp hóa học?
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Các cặp chất có thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch là:
 (NH4)3PO4 và Na2CO3,
 AgNO3 và KNO3
 BaCl2 và MgBr2
Giải thích : Vì không xảy ra phản ứng hóa học. 
Phân biệt: 
Trích mỗi dung dịch một ít ra làm mẫu thử :
Cho HCl lần lượt vào 3 mẫu thử trên.
Nếu mẫu thử nào có khí bay lên là mẫu thử chứa (NH4)3PO4 và Na2CO3
(NH4)3PO4 + 3HCl à 3NH4Cl + H3PO4
Na2CO3 + 2HCl à NaCl + CO2 + H2O
Nếu mẫu thử nào tạo kết tủa thì mẫu thử đó chứa AgNO3 và KNO3
 AgNO3 + HCl à AgCl + HNO3
Nếu mẫu thử nào không có hiện tượng gì thì mẫu thử đó đựng BaCl2 và MgBr2
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 4
Câu 1. (2điểm): 
Chỉ dùng thêm một hóa chất, hãy phân biệt các chất sau : Al, Fe, Cu, BaO, MgO, CuO.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Điểm
Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẫu thử, nhận biết được : Ba, Cu, BaO, MgO, CuO và nhóm Al, Fe như sau:
Cu
BaO
Al
Fe
MgO
CuO
-
Tan , 
Tan
Tan
(dung dịch có màu xanh lam)
Các phương trình phản ứng:
BaO + H2SO4 à BaSO4 + H2O
BaO + H2O à Ba(OH)2
Cu + H2SO4 (loãng) không phản ứng
2Al + 3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2
MgO + H2SO4 à MgSO4 + H2O
CuO + H2SO4 à CuSO4 (dung dịch có màu xanh lam) + H2O
Để phân biệt được Al, Fe ta lấy dung dịch thu được từ phản ứng của BaO và dung dịch H2SO4 loãng đổ vào dung dịch thu được từ phản ứng Al, Fe với dung dịch H2SO4. Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 hóa nâu trong không khí là Fe, mẫu nào kết tủa sau đó kết tủa tan là Al.
Các phương trình phản ứng:
Ba(OH)2 + FeSO4 à BaSO4 + Fe(OH)2 (Trắng xanh)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O à 4Fe(OH)3 ( đỏ nâu)
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 à 3BaSO4 + 2Al(OH)3
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 à Ba[Al(OH)4]2
0,5
0,5
0,5
0,5
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 5
Câu 1. (2điểm)
a. Cho các oxit kim loại K2O, Al2O3, CaO, MgO. Nêu cách phân biệt từng oxit bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình phản ứng nếu có.
b. Chỉ dùng một hóa chất hãy phân biệt 4 chất rắn NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Viết các phương trình hóa học để minh họa. 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
a. Nhận biết được 1 chất, viết đúng pthh nhận biết chất ( nếu có) đạt 0,25 điểm. Nếu thiếu hoặc sai pthh trừ 0,15 điểm
b. Nhận biết được 1 chất, viết đúng pthh nhận biết chất (nếu có) đạt 0,25 điểm. Nếu thiếu hoặc sai pthh trừ 0,15 điểm
1
1

Tài liệu đính kèm:

  • docCâu 1.doc