Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Hóa học - Câu 3

NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9

NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Hóa học - Đề 1

Câu 3: (4đ)

1. Một học sinh A khi đi tham quan khu du lịch ở Tam Cốc – Bích Động ở tỉnh Ninh Bình đã mang về một lọ nước được lấy từ nhũ đá trên trần động nhỏ xuống. Học sinh đó đã chia lọ nước thành ba phần và làm các thí nghiệm sau:

- Phần 1: Đun sôi.

- Phần 2: Cho vào đó dung dịch axit clohiđric.

- Phần 3: Cho vào đó dung dịch NaOH.

Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.

2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm BaCl2 và NaOH.

 

doc 7 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Hóa học - Câu 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 1
Câu 3: (4đ)
1. Một học sinh A khi đi tham quan khu du lịch ở Tam Cốc – Bích Động ở tỉnh Ninh Bình đã mang về một lọ nước được lấy từ nhũ đá trên trần động nhỏ xuống. Học sinh đó đã chia lọ nước thành ba phần và làm các thí nghiệm sau:
- Phần 1: Đun sôi.
- Phần 2: Cho vào đó dung dịch axit clohiđric.
- Phần 3: Cho vào đó dung dịch NaOH.
Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.
2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm BaCl2 và NaOH. 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐIỂM
1/ Lọ nước học sinh mang về là dung dịch chứa Ca(HCO3)2 (chất chủ yếu)
+ Phần 1: Đun sôi có cặn trắng và khí bay ra
ptpư: 
+ Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra
ptpư:
+ Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch NaOH có kết tủa trắng xuất hiện.
ptpư: 
2/ Khi cho CO2 từ từ đến dư vào dung dịch thì có kết tủa xuất hiện, lượng kết tủa tăng dần đến không đổi sau đó giảm dần và tạo thành dung dịch trong suốt.
1đ
1đ
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 2
Câu 3: (4 điểm)
1/ (2 điểm) 
Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học và giải thích khi:
Thả viên bi natri(Na) vào dung dịch CuSO4.
Cho vụn đồng(Cu) vào dung dịch H2SO4 98% rồi nung nóng.
Thả nhôm vào dung dịch NaOH tới dư.
Nhỏ dung dịch HCl 5% vào ống chứa kim loại sắt. Rồi thêm từ từ dung dịch NaOH vào
 2/ (2 điểm) 
Hòa tan 0,35 mol Na2CO3.10H2O vào 234,9 gam H2O được dung dịch A.
a. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch A.
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 NỘI DUNG
ĐIỂM
1.
Đầu tiên viên Na nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt dung dịch muối và tan dần, có khí không màu thoát ra khỏi dung dịch, dung dịch xanh lam chuyển dần thành kết tủa xanh.
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4
Vụn đồng(đỏ) tan dần, dung dịch từ không màu(axit) chuyển dần sang màu xanh, khói màu trắng mùi hắc thoát ra đó là do SO2 :
 Cu + 2H2SO4(đặc nóng) CuSO4 + SO2 + 2H2O
 Xanh lam
Mảnh nhôm (trắng) tan dần, bọt khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 
Kim loại sắt( trắng xám ) tan dần, khí không màu, không mùi thoát ra khỏi dung dịch, dung dịch tạo thành có màu lục nhạt. Sau khi nhỏ dung dịch NaOH(không màu) thì trong ống nghiệm thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh rồi chuyển thành nâu đỏ trong không khí:
 (trắng xám) Fe + 2HCl FeCl2 + H2
(nếu dư HCl thì : NaOH + HCl NaCl + H2O )
 2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 ( nâu đỏ) 
0,5
0,5
0,5
0,5
2.
a. Theo đề bài nNaCO= n NaCO.10HO = 0,35(mol)
 suy ra m NaCO = 0,35 x 106 = 37,1 (g)
và m NaCO.10HO = 0,35 x 286 = 100,1(g) 
mà mdd NaCO = 100,1 + 234,9 = 335 (g)
Vậy C% = x100 = 11,07%
b. theo đề bài suy ra nHO = 10 n NaCO.10HO = 10x 0,35 = 3,5 mol
suy ra mHO có trong dung dịch Na2CO3 = 63 + 234,9 = 297,9 (g)
Do D HO = 1(g/ml) suy ra V HO = 297,9 (ml)
Vậy CM = = = 1,17M
1
1
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 3
Câu 3 : (4đ)
1/ Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm sau:
 a. Cho NaOH dư tác dụng với dung dịch FeCl2. Sau đó lấy kết tủa thu được để lâu trong không khí.
 b. Cho viên Na vào cốc đựng dung dịch AlCl3.
2/ Để có dung dịch NaOH 0,5M. Một học sinh làm như sau:
- Cách 1: Cân 20g NaOH cho vào 980 g nước
- Cách 2: Cân 20 g NaOH cho vào bình định mức dung tích 1 lít, hòa tan NaOH rồi thêm từ từ nước cho đủ 1 lít
- Cách 3: Cân 20 g NaOH cho vào 1 lít nước
Trong 3 cách trên cách nào làm đúng? Giải thích
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1/ Nêu hiện tượng và giải thích:
a. + Ban đầu có kết tủa màu xanh lơ: 
 2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl 
 + Để lâu trong không khí thì kết tủa màu xanh lơ dần chuyển sang màu nâu đỏ:
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 
b. + Ban đầu viên Na tan dần đến hết, xuất hiện khí không màu thoát ra, có kết tủa keo: 
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl 
 + Sau đó kết tủa keo tan dần tạo thành dung dịch: 
 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O 
2/ Cách 2 đúng vì:
nNaOH = 0,5 mol → Vdd = 1 lít 
1đ
1đ
2đ
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 4
Câu 3(4 điểm) :
1.(2 điểm)Vẽ dụng cụ và mô tả cách tiến hành thí nghiệm điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4 , trong thí nghiệm đó thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước?
HƯỚNG DẪN CHẤM
NỘI DUNG
ĐIỂM
* Hình vẽ :
* Mô tả thí nghiệm: Như đã mô tả ở SGK Hóa 8 (Trang 92) 
Chú ý: 
 Trước khi tắt đèn cồn cần phải tháo ống dẫn khí trước, nếu tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn khí có thể dẫn đến vỡ ống nghiệm nung do nước lạnh tràn vào do chênh lệch áp suất. 
2 
2
PHÒNG GD – ĐT BÙ ĐĂNG
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Hóa học - Đề 5
CÂU 3: (4đ)
1/ Cho 250 g dd NaCl tác dụng với lượng vừa đủ dd AgNO3 thu được 129,15 g kết tủa( trong đk 250C). Cho biết dd NaCl đã dùng bão hòa hay chưa bão hòa ? Biết rằng độ tan của NaCl là 36 g ở 250C.
2/ Có 2 dung dịch là H2SO4 85% và HNO3 nồng độ chưa biết. 
a. Trộn 2 dung dịch trên theo tỉ lệ khối lượng thế nào để được dung dịch hỗn hợp có nồng độ H2SO4 60% và HNO3 20% ?
b. Tính C% của dd HNO3 ban đầu ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1/ NaCl + AgNO3 -> AgCl + NaNO3
0,9mol 0,9mol
nAgCl = 129,15 : 143,5 = 0,9 mol
-> mNaCl = 0,9 . 58,5 = 52,65 g
Theo định nghĩa về độ tan ta có: 
100g nước hòa tan được 36g NaCl tạo thành 136 g dd NaCl
 x ? g NaCl 250 g dd NaCl
x = 66,18 g 
Vì mNaCl (thực tế thu được theo pt) < mNaCl (theo lý thuyết)
dd NaCl đã dùng chưa bão hòa.
2/ 
a. Gọi m1 là khối lượng dd H2SO4 cần lấy
 Gọi m2 là khối lượng dd HNO3 cần lấy
Ta có: C% H2SO4 = { (0,85m1) : (m1 + m2) } . 100 = 60
=> m1 / m2 = 2,4
b. Gọi C là nồng độ % HNO3 ban đầu 
Ta có: (m2 . C.100) / (m1 + m2) = 20 . Với m1 = 2,4m2
=> C% = 68% 
2
1
1

Tài liệu đính kèm:

  • docCâu 3.doc