Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý 6, 8

ĐỊA LÝ 8

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:

a) Nước ta tiếp giáp với các quốc gia nào trên đất liền và trên biển? Kể tên các tỉnh của nước ta tiếp giáp với các quốc gia trên đất liền và trên biển? (2 điểm)

b) Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền nước ta và tọa độ của chúng? (1 điểm)

Đáp án

a) Tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta:

- Trên đất liền, phía bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia : (0,5đ)

 + Các tỉnh nước ta tiếp giáp với Trung Quốc : Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. (0,25đ)

 + Các tỉnh nước ta tiếp giáp với Lào : Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Kon Tum. (0,25đ)

 + Các tỉnh nước ta tiếp giáp với Cam-pu-chia: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. (0,25đ)

- Trên biển, nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. .( 0,75đ)

 

docx 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1143Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý 6, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ 8
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:
Nước ta tiếp giáp với các quốc gia nào trên đất liền và trên biển? Kể tên các tỉnh của nước ta tiếp giáp với các quốc gia trên đất liền và trên biển? (2 điểm)
Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền nước ta và tọa độ của chúng? (1 điểm)
Đáp án
a) Tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta:
- Trên đất liền, phía bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia : (0,5đ)
 + Các tỉnh nước ta tiếp giáp với Trung Quốc : Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. (0,25đ)
 + Các tỉnh nước ta tiếp giáp với Lào : Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Kon Tum. (0,25đ)
 + Các tỉnh nước ta tiếp giáp với Cam-pu-chia: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. (0,25đ)
- Trên biển, nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. .( 0,75đ)
b) Các điểm cực trên đất liền nước ta 
- Điểm cực Bắc nằm ở vĩ độ 23º23'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang. ( 0,25đ)
- Điểm cực Nam nằm ở vĩ độ 8º34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau. ( 0,25đ)
- Điểm cực Tây nằm ở kinh độ 102º09'Đ trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu , huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. ( 0,25đ)
- Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109º24'Đ tại bán đảo hòn Gốm xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa. ( 0,25đ)
ĐỊA LÝ 8
Câu 2: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta? (3 điểm)
Đáp án
a) Khu vực đồi núi.
 - Các thế mạnh:
 + Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như: đồng, chì, thiếc, sắt, niken, crôm, vàngvà các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như: bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.(0,25đ)
 + Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm- nông nghiệp nhiệt đới. (0,25đ)
 • Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
 • Miền núi còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.
 + Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn. (0,25đ)
 + Tiềm năng du lịch: có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng,nhất là du lịch sinh thái. (0,25đ)
 - Các mặt hạn chế :
 + Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. (0,25đ)
 + Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. (0,25đ)
 + Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. (0,25đ)
 + Các thiên tai khác như : lốc, mưa đá, sương muối, rét hại.thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư. (0,25đ)
b) Khu vực đồng bằng.
- Các thế mạnh:
	+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, ngoài ra còn cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thủy sản, khoáng sản và lâm sản. (0,25đ)
	+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. (0,25đ)
	+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. (0,25đ)
 - Hạn chế : Các thiên tai như: bão, lũ lụp, hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. (0,25đ)
ĐỊA LÝ 8
Câu 3: Chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? (3 điểm)
 Đáp án
a) Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tính chất nhiệt đới:
 + Bình quân 1m² lãnh thổ nhận được một triệu kilô calo trong một năm. (0,25đ)
 + Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ trong một năm. (0,25đ)
 + Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21°C trên cả nước. (0,25đ)
- Tính chất gió mùa :
 + Khí hậu nước ta chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió : Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh khô, mùa hạ có gió mùa Tây Nam nóng ẩm. (0,25đ)
- Tính chất ẩm :
 + Lượng mưa trung bình năm lớn đạt từ 1500-2000mm. Ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500-4000mm. (0,25đ)
 + Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. (0,25đ)
b) Giải thích: 
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, vì:
+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. (0,5đ)
+ Nước ta giáp biển Đông, là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao. (0,5đ)
+ Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á. (0,5đ)
ĐỊA LÝ 8
Câu 4: Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống? (3 điểm)
Đáp án
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động sản xuất và đời sống, trực tiếp nhất và rõ nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
a) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
 - Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. (0,5đ)
 - Tận dụng mặt thuận lợi về khí hậu để không ngừng nâng cao năng xuất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông- lâm kết hợp. (0,5đ) 
 - Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh.trong sản xuất nông nghiệp. (0,5đ)
b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho phép nước ta phát triển các ngành kinh tế như: lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịchvà đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng.nhất là vào mùa khô. (0,5đ)
- Tuy nhiên các khó khăn trở ngại cũng không ít:
+ Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi. (0,25đ)
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. (0,25đ)
+ Các thiên tai như : mưa bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm xảy ra gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và của. (0,25đ)
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái, các hiện tượng thời tiết thất thường như: dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hạt, khô nóngcũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống. (0,25đ)
ĐỊA LÝ 8
Câu 5: Nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta? (3 điểm)
Đáp án
a) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta.
- Tài nguyên khoáng sản: 
 + Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện nay đang khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long, các bể dầu khí Thổ Chu- Mã Lai và sông Hồng cũng có trữ lượng đáng kể, ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò. (0,5đ)
 + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. (0,25đ)
 + Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra. (0,25đ)
 - Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật biển Đông giàu thành phần loài và có năng suất cao, nhất là vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác. (0,5đ)
+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. (0,5đ)
b) Thiên tai:
+ Bão : Mỗi năm trung bình có từ 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 3-4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta, gây thiệt hại năng nề về người và tài sản, nhất là cư dân sống ven biển. (0,5đ)
+ Sạt lở bờ biển : Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ. (0,25đ)
+ Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất. (0,25đ)
ĐỊA LÝ 6
Câu 1: (2 điểm)
 a) Người ta chia bề mặt Trái Đất ra bao nhiêu khu vực giờ? Tại sao lại lấy con số đó? Tại sao giờ ở khu vực thuộc các kinh tuyến Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ ở khu vực thuộc các kinh tuyến Tây? 
 b) Một trận bóng đá được tổ chức ở Nam Phi ( múi giờ số 2) vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 25 tháng 6 năm 2010, được truyền hình trực tiếp. Xác định giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia Việt Nam, Anh? 
Đáp án
a) - Người ta chia bề mặt trái đất ra 24 khu vực giờ.(0.25đ)
 - Lấy con số 24 vì người ta quy ước thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục hết một ngày đêm là 24 giờ. (0.25đ)
 - Giờ ở các khu vực thuộc các kinh tuyến Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ ở các khu vực thuộc các kinh tuyến Tây, bởi vì Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông, cho nên các khu vực ở phía Đông sẽ được Mặt Trời chiếu sáng trước,sau đó mới đến các khu vực phía Tây. (0.5đ)
b) 
 Nam Phi ở múi giờ số 2, Anh ở múi giờ số 0, Việt Nam ở múi giờ số 7
 - Giờ của Anh muộn hơn giờ của Nam Phi là 2 giờ, do đó giờ truyền hình trực tiếp của Anh là 18 giờ 30 phút ngày 25 tháng 6 năm 2010. (0.5đ)
 - Giờ của Nam Phi muộn hơn giờ của Việt Nam là 5 giờ, do đó giờ truyền hình trực tiếp của Việt Nam là 20 giờ 30 phút ngày 25 tháng 6 năm 2010 + 5 giờ , tức là 01 giờ 30 phút ngày 26 tháng 6 năm 2010. (0.5đ)
ĐỊA LÝ 6
Câu 2: (2 điểm)
 a) Tại sao trái đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kỳ nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
 b) Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau?
Đáp án
a) - Vì trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo, làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. (0.5đ)
 - Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa lạnh ở nửa cầu đó. (0.5đ)
b) - Vào những ngày 21-3 và 23-9, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng mặt trời như nhau. (0.5đ)
 - Vì vào những ngày này, vòng tròn sáng tối đi qua hai cực địa cầu, ánh sáng Mặt Trời vuông góc với Xích đạo lúc 12 giờ trưa. (0.5đ)
ĐỊA LÝ 6
Câu 3: (2 điểm)
a) Nhiệt độ không khí do đâu mà có? Vì sao phải đo nhiệt độ không khí ba lần trong một ngày? Các kết quả đo nhiệt độ không khí mà không tiến hành với nhiệt biểu để trong lều khí tượng thì có giá trị không? Tại sao?
b) Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20ºC, lúc 13 giờ được 24ºC và lúc 21 giờ được 22ºC. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?
Đáp án
a) - Bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng trực tiếp. Khi nóng lên, mặt đất lại tỏa nhiệt vào không khí ở sát mặt đất làm cho không khí nóng lên. Như vậy, nhiệt độ không khí chủ yếu do bức xạ mặt đất cung cấp. (0.5đ)
 - Phải đo nhiệt độ không khí nhiều lần trong một ngày, vì nhiệt độ mọi nơi đều thay đổi liên tục trong một ngày đêm, nên sau các lần quan trắc phải tính trung bình. (0.5đ)
 - Các kết quả đo nhiệt độ không khí sẽ không có giá trị, nếu các lần đo không tiến hành với nhiệt biểu để trong lều khí tượng. Bởi vì kết quả bị sai lệch, ( do bị phơi ra ánh nắng làm thủy ngân trong nhiệt kế bị dãn nở mạnh, do tác động của nhiệt độ mặt đất). (0.5đ)
b) - Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là 22ºC. (0.25đ)
 - Cách tính: Lấy nhiệt độ của ba lần đo, cộng lại rồi chia trung bình sẽ tính được nhiệt độ trung bình ngày.
 Nhiệt độ TB ngày = (20 +24 +22) : 3 = 22ºC. (0.25đ)
ĐỊA LÝ 6
 Câu 4: (2 điểm)
 a) Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ 1 là 1/500.000 và bản đồ 2 là 1/1.500.000, em hãy cho biết cùng độ dài 6cm trên từng bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa và em hãy so sánh hai khoảng cách ấy?
 b) Trên bản đồ tỉ lệ 1/200, chiều dài hình chữ nhật là 8cm, chiều rộng là 5cm. Em hãy tính diện tích hình chữ nhật đó ngoài thực tế?
Đáp án
a) (1 điểm)
- Bản đồ 1 khoảng cách là:
 500.000 x 6cm = 3.000.000 cm = 30km
- Bản đồ 2 khoảng cách là:
 1.500.000 x 6cm = 9.000.000 cm = 90km
- Khoảng cách thực địa của bản đồ 2 lớn hơn bản đồ 1, bản đồ 2 có tỉ lệ nhỏ hơn.
b) (1 điểm) 
 Chiều dài hình chữ nhật ngoài thực tế là:
 8 x 200 = 1600 cm = 16 m
 Chiều rộng hình chữ nhật ngoài thực tế là:
 5 x 200 = 1000 cm = 10 m
	 Diện tích hình chữ nhật là:
 16 x 10 = 160 m²	.
ĐỊA LÝ 6
Câu 5: (2 điểm)
a) Sinh quyển là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố thực động vật ? Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt nhất ? Tại sao?
b) Tại sao nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật? Hãy nêu một ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật với các loài động vật?
Đáp án
a) 
- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. (0.25đ)
- Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố thực động vật là: khí hậu, đất đai, địa hình, mối quan hệ giữa thực vật với động vật và con người. (0.25đ)
- Nhân tố khí hậu ảnh hưởng rõ rệt nhất. (0.25đ)
 - Vì điều kiện môi trường ( như nhiệt độ,nước, ánh sáng, độ ẩm....) tác động trực tiếp tới từng cá thể sống, do đó ảnh hưởng rõ tới sự phân bố của chúng. (0.25đ)
b) 
- Sự phân bố các loài thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật( bởi vì có động vật ăn thực vật mới có động vật ăn thịt). Bởi vậy, chúng ta thấy động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt sẽ cùng sống trong một môi trường thực vật nhất định. (0,5đ)
- Trên các đồng cỏ nhiệt đới, do thực vật hòa thảo( cỏ) rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương....chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, chim ăn xác chết..... (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐỊA LÝ 6, 8.docx