Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9 - Câu 1

NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

MÔN NGỮ VĂN

 (Câu 1: 4 điểm)

Câu 1.1: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

 (Quê hương, Tế Hanh)

 

doc 10 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1145Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9 - Câu 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
Câu 1.1: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
 (Quê hương, Tế Hanh)
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
 Câu 1.1.
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Thí sinh viết thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt lưu loát. 
II. Yêu cầu về kiến thức
 - Biện pháp so sánh: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”.
Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài.
 - Biện pháp nhân hóa: chiếc thuyền (hăng, phăng, vượt).
+ Bên cạnh đó, chiếc thuyền được nhân hóa bằng những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền. 
+ Sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng, vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng.
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
Biện pháp so sánh: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.
 Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bổng trở nên lớn lao, thiêng liêng, và rất thơ mộng.
 Biện pháp nhân hóa: cánh buồm (rướn thân trắng, thâu góp gió).
 Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi đang hướng tới tương lai tốt đẹp Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
Ẩn dụ: hồn làng (linh hồn của quê hương).
 Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài.
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
Câu 1.2. Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
 (Viếng lăng Bác, Viễn Phương) 
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1.2.
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Thí sinh viết thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt lưu loát.
II. Yêu cầu về kiến thức
Nhân hóa: mặt trời (đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng) 
+ Đó là mặt trời của tạo hóa của thiên nhiên, mặt trời đi qua mang lại sự sống cho vạn vật. 
+ Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng mà cũng đang bày tỏ sự ngưỡng mộ trước “mặt trời” vĩ đại đang ở trong lăng.
0,5
0,25
0,25
Ẩn dụ: “mặt trời” trong câu “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” 
+ Một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ. 
+ Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.
0,25
0,25
0,5
Điệp ngữ: ngày ngày
 + Thể hiên sự tuần hoàn về thời gian và hoạt động quen thuộc diễn tả sự liên tục bất biến của tự nhiên.
+ Và diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam. 
+ Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác .
0,25
0,25
0,25
0,25
Ân dụ: tràng hoa: 
+ Từng dòng người đang xếp hàng vào lăng viếng Bác như đang kết thành tràng hoa, tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời đã trở thành những bông hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– bảy mươi chín năm cuộc đời của Người.
+ Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.
0,25
0,5
0,25
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
Câu 1.3. Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
 Làn thu thủy nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai. 
 (Chị em Thúy Kiều - Truyện Kiều, Nguyễn Du)
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1.3.
Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh viết thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt lưu loát.
II. Yêu cầu về kiến thức 
Ẩn dụ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”
+ Hình ảnh ẩn dụ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; 
 + Nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.
Nhân hóa: hoa ghen, liễu hờn
 + Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ghen ghét, đố kị.
+ Dự cảm về số phân éo le.
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
Nói quá: nghiêng nước, nghiêng thành 
+ Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
+ Một bức chân dung của tuyệt thế giai nhân.	
0,5
0,5
0,5
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
Câu 1.4: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đừng tuổi
 (Sang thu, Hữu Thỉnh)
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1.4.
I. Yêu cầu về kĩ năng
 Thí sinh viết thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt lưu loát.
II. Yêu cầu về kiến thức
- Nhân hóa: sấm (bớt bất ngờ), hàng cây (đứng tuổi)
- Ẩn dụ: “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời.
 Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải.
Hữu Thỉnh muốn gửi đến triết lí: khi con người đã trải qua những khó khăn, sóng gió, thì giờ đây họ sẽ vững vàng hơn trước những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
- Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, dũng cảm và mạnh mẽ sẵn sàng đương đầu trước những khó khăn thử thách trong thời kì mới.
0,5
0,5
0,5
1,5
1
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
Câu 1.5: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
 Sống trên đá không chê đá gập gềnh
 Sống trong thung không chê thung nghèo đói
 Sống như sông như suối
 Lên thác xuống ghềnh
 Không lo cực nhọc
 (Nói với con, Y Phương)
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
 (Câu 1: 4 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1.5.
Ẩn dụ “đá gập ghềnh”,“thung nghèo đói” 
gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
0,5
0,5
Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu 
+ Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. 
+ Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. 
+ Chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.
0,5
0,5
0,5
0,5
 Phép so sánh “Sống như sông như suối”
 gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. 
Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
0,25
0,5
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU 1.doc