Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9 - Câu 3

NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

MÔN NGỮ VĂN

Câu 3: 12 điểm

Câu 3.1. (12,0 điểm)

 Nhà nghiên cứu Hoài Thanh từng khẳng định: Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới trong mắt nhà văn phải có hình sắc riêng.

 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ hình sắc riêng của mỗi tác giả qua hai đoạn thơ sau:

 Ngày xuân con én đưa thoi,

 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

 Cỏ non xanh tận chân trời,

 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

 ( Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc

 Ơi con chim chiền chiện

 Hót chi mà vang trời

 Từng giọt long lanh rơi

 Tôi đưa tay tôi hứng.

 ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

 

doc 16 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 3212Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 9 - Câu 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới trong mắt nhà văn phải có hình sắc riêng. 
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ hình sắc riêng của mỗi tác giả qua hai đoạn thơ sau: 
 Ngày xuân con én đưa thoi,
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
 Cỏ non xanh tận chân trời,
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
	 ( Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 Mọc giữa dòng sông xanh
	 Một bông hoa tím biếc
	 Ơi con chim chiền chiện
	 Hót chi mà vang trời	
	 Từng giọt long lanh rơi
	 Tôi đưa tay tôi hứng.
	 ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 3: 12 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
(Bản hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 Câu 3.1. (12,0 điểm) 
Câu
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Điểm
3
Yêu cầu chung:
* Biết cách làm một bài văn nghị luận nhân định kết hơp so sánh. Hiểu đúng yêu cầu đề ra và chủ động trong kiến thức; kĩ năng làm bài tốt, kết cấu bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc; không mắc các lỗi diễn đạt,...
* Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý sau:
12,0
a
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề.
1,0
b
Giải thích ý kiến : 
 - Phép thần thông : phép lạ, kì diệu
 - Hình sắc riêng : hình ảnh, màu sắc mang đậm dấu ấn riêng
 - Câu nói đề cao về cá tính sáng tạo của nhà văn :
 + Văn học luôn phản ánh hiện thực cuộc sống, nhà văn không thể thoát li hiện thực, phải gắn bó với hiện thực để tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ .. để sáng tạo nên tác phẩm.
 + Do yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật, mỗi tác phẩm là một thế giới mới, có những hình sắc riêng, thể hiện những cách nhìn, cách khám phá mới, cách thể hiện mới về cuộc sống của người nghệ sĩ...
=> Nhận định trên thể hiện cách nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
2,0
c
Phân tích làm rõ hình sắc riêng của mỗi tác giả qua hai đoạn trích 
- Hai đoạn trích đều phản ánh bức tranh cuộc sống chân thực, gần gũi, thân quen :
 + Đó là bức tranh tươi đẹp về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước con người
 + Hai tác giả cùng vận dụng những thi liệu , chất liệu có sẵn từ thực tế đời sống để sáng tạo hình tượng, gợi cho người đọc cảm nhận được một hồn xuân, sắc xuân của quê hương đất nước Việt bao đời.
 + Qua việc khắc họa bức tranh xuân ấy, tác giả bày tỏ tình yêu thiết tha, tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Hai đoạn trích thể hiện những hình sắc riêng của từng tác giả :
 + Đoạn trong Cảnh ngày xuân :
Nguyễn Du khám phá bức tranh xuân vào thời điểm xuân muộn nhưng vẫn trong sáng, thanh tân, khoáng đạt, tràn đầy sức sống
Thể hiện tâm hồn trong sáng, trẻ trung, niềm háo hức phơi phới của chị em Thúy Kiều trong tiết thanh minh..
Nghệ thuật thể hiện: thể thơ lục bát với giọng thiết tha, nhẹ nhàng, nghệ thuật chấm phá điểm xuyết, sử dụng thi liệu cổ một cách tài tình, sáng tạo, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi tả, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
 + Đoạn trong Mùa xuân nho nhỏ:
Thanh Hải khám phá vẻ đẹp mùa xuân xứ Huế tươi sáng, thơ mộng, rạo rực căng tràn nhựa sống và khí thế vào xuân hối hả của con người, của đất nước
Thể hiện niềm tự hào, cái nhìn lạc quan trước cuộc sống.
Nghệ thuật biểu hiện: thể thơ 5 chữ với giọng sôi nổi, bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ vừa chân thực, hiện đại vừa có ý nghĩa biểu tượng, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu chất nhạc, chất họa, kết hợp nhiều biện pháp tu từ
8,0
d
Đánh giá: 
- Hình sắc riêng của tác giả tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm.
- Sự sáng tạo, độc đáo trong nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng, là điều cần thiết, quan trọng góp phần khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật của tác giả.
1,0
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 3: 12 điểm
Câu 3.2. (12,0 điểm)
 Ôi sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
	 ( Một khúc ca, Tố Hữu)
 Hãy tìm câu trả lời trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (SGK Ngữ văn 9, NXB Giáo dục).
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 3: 12 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
(Bản hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 3.2. (12,0 điểm) 
Câu
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Điểm
3
Yêu cầu chung:
* Biết cách làm một bài văn nghị luận tác phẩm văn học kết hợp nghị luận xã hội . Hiểu đúng yêu cầu đề ra và chủ động trong kiến thức; kĩ năng làm bài tốt, kết cấu bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc; không mắc các lỗi diễn đạt,...
* Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để lí giải ý kiến và cảm nhận tác phẩm văn học, đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 
a
Giới thiệu khái quát đươc vấn đề cần nghi luân: lẽ sống đẹp thể hiện trong hai tác phẩm.
1,0
b
 Giải thích câu thơ ( câu hỏi) của Tố Hữu 
“ Ôi sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
 - Sống đẹp là sống có lí tưởng phù hợp với thời đại; sống có tri thức; có tình cảm trong sáng, lành mạnh, luôn quan tâm đến đồng loại; sống biết hành đông đúng và đep
 -> Người sống đep là người sống có lí tưởng. Lí tưởng là muc đích cao nhất của mỗi người. Sống không lí tưởng như thuyền không lái. Khi đã có lí tưởng, người ta luôn có ý thức học tâp, rèn luyện, trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ. Sống có tình cảm trong sáng, lành mạnh Luôn quan tâm đến mọi người xung quanh. Có tình yêu thương gia đình, quê hương đất nước
 .
2,0
c
Chứng minh lẽ sống đẹp trong “ Lặng lẽ Sa Pa” và “ Mùa xuân nho nhỏ”
* Lẽ sống đẹp của anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa”
 Học sinh phát hiện các luận điểm sau:
 - Lẽ sống của anh thanh niên thể hiện qua lí tưởng sống:
 + Suy nghĩ về hoàn cảnh sống và công việc của mình.
 + Say mê công việc, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
 - Lẽ sống của anh thể hiện qua nếp sống văn hóa:
 + Gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp
 + Tự làm cho đời sống mình ấm áp, thơ mộng, có ý nghĩa: trồng hoa, nuôi gà.
 + Tự học tâp, nâng cao trình độ: đọc sách, lấy sách làm bạn tri kỉ.
 + Ứng xử với mọi người đầm ấm, quý mến ( vui vẻ, quý trọng, quan tâm đến mọi người: tặng tam thất, tăng hoa, tặng trứng)
 + Khiêm tốn: từ chối ông họa sĩ không nên vẽ mình mà vẽ những anh em, đồng chí của mình xứng đáng hơn.
=> Tất cả những điều đó thể hiện anh là người sống đẹp. Lí tưởng cao nhất của anh là hiến dâng tuổi trẻ cho quê hương, đất nước.
* Lẽ sống đẹp của cái tôi trữ tình - Thanh Hải
 - Nguyện ước được đóng góp trọn đời công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp lớn của đất nước ( qua hình ảnh: con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm,một mùa xuân nho nhỏ)
 - Nguyện ước ấy là trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân đối với cộng đồng, dân tộc.
 - Nguyện ước ấy thật chân thành, tha thiết, khiêm nhường.
 => Lẽ sống Thanh Hải là đươc sống cống hiến trọn đời cho nhân dân, đất nước, mặc dù sự sống của ông lúc đó được tính đến từng giây.
* Phê phán quan niệm và thài độ sống không đẹp trong đời sống
 Bên cạnh những con người có lẽ sống đẹp như thế vẫn còn những người sống chưa đẹp, sống không lí tưởng, sống gấp, lười học tập, lao động, ích kỉ, ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời, thiếu nhân cách
8,0
d
c. Đánh giá: 
- Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu là lời nhắc nhở mọi người hãy sống đẹp.
- Lẽ sống của anh thanh niên và nhà thô Thanh Hải luôn là tấm gương , là bài học cho mỗi người noi theo.
- Bài học liên hệ, lời kêu gọi sống đẹp
1,0
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 3: 12 điểm
Câu 3.3. (12 điểm )
 Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết:
 Nếu là con chim, chiếc lá.
 Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
 Lẽ nào vay mà không có trả,
 Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
 Em hiểu ý thơ trên như thế nào ? Qua nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long em hãy làm sáng tỏ những câu thơ trên của Tố Hữu. Từ vẻ đẹp của nhân vật này, em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay?
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 3: 12 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
 Câu 3.3. 12 điểm
* Về kĩ năng:
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội kết hợp nghị luận văn học, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
* Về nội dung kiến thức:
-Học sinh cần bám sát vào yêu cầu của đề.
-Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Mở bài
- Đặt vấn đề về lối sống đẹp 
-Dẫn dắt, trích dẫn đoạn thơ của Tố Hữu 
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
1.0 điểm
2. Thân bài
* Giải thích 4 câu thơ của Tố Hữu 
- 2 câu thơ đầu: Từ những hình ảnh rất gần gũi của cuộc sống ("con chim" và "chiếc lá"), qua cách nói giả định "nếu...thì...", Tố Hữu đã đưa ra một chân lý về lẽ sống ở đời. Con chim được sinh ra để mang đến cho đời tiếng hót, chiếc lá trên cành sở dĩ tồn tại để mang đến cho đời màu màu sắc xanh tươi. Cuộc sống tràn ngập âm thanh, tràn đầy màu xanh sức sống cũng bởi những con chim chiếc lá ấy. Vậy chân lý ở đây là gì ? Đó chính là chân lý về trách nhiệm của vạn vật với cuộc sống. Tạo hóa đã sinh ra vạn vật, đồng thời cũng gán cho vạn vật trách nhiệm với chính cuộc sống ấy, chẳng thế mà con chim "phải hót", chiếc lá "phải xanh". 
- 2 câu thơ sau: Chân lý về trách nhiệm của mỗi con người. Dù chỉ là những sinh vật nhỏ bé, nhưng đến con chim chiếc lá còn biết cống hiến, làm đẹp cho cuộc sống. Bản thân chúng ta là con người, chả lẽ "vay mà không có trả? Hạnh phúc là một điều kỳ diệu, ta chỉ nhận được khi biết cho đi. "Cho" và "nhận" cũng giống như cặp phạm trù "nhân", "quả" trong triết học. Trên đời này luôn có luật nhân quả, gieo gió thì gặp bão, nếu chúng ta biết yêu người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc chúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất trong cuộc sống.
Bốn câu thơ là quan niệm về lý tưởng sống đẹp của Tố Hữu: sống yêu thương, sống dâng hiến, sống hết mình. 
* Chứng minh lối sống đẹp qua nhân vật anh thanh niên 
- Giới thiệu chung về cốt truyện 
Các nhân vật đều không được đặt tên. Họ là TN, HS, KS...là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Truyện muốn nói về những người vô danh lặng lẽ say mê cống hiến, âm thầm hiến dâng tuổi trẻ, sức lực và tài năng cho đất nước...Trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người...Tất cả những ngân vang ấy chính là những nốt nhạc trong một bài thơ thấm đẫm chất trữ tình, tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống và tình yêu con người, tình yêu đất nước. 
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.( phân tích d/c) 
- Lí tưởng sống đẹp: Anh thanh niên suy nghĩ, quan niệm về cuộc sống và công việc: hạnh phúc là được sống có ích, được phục vụ Tổ quốc, nhân dân. (phân tích d/c) 
- Anh thanh niên còn là người biết hành đông đẹp: Anh thanh niên vượt lên hoàn sống đặc biệt, nhiệt tình, say mê, yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc, quan tâm đến mọi người. (phân tích d/c) 
 - Đời sống nội tâm phong phú: Anh thanh niên cởi mở, hiếu khách, sống sôi nổi, hồn nhiên với những thú vui lành mạnh. (phân tích d/c) 
- Khiêm tốn, thật thà (phân tích d/c) 
* So sánh mở rộng đến 2 khổ thơ sau trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải 
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa 
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến 
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời 
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc 
 1 điểm 
 1 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
0,5 điểm
1.0 điểm
* Suy nghĩ về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay 
- Sống có lý tưởng, hoàn thành trách nhiệm của mình với đất nước
+ Hoàn cảnh sống khó khăn, thanh niên gặp nhiều cám dỗ (....)
+ Vượt lên trên cám dỗ, sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão, góp phần cho sự phát triển của đất nước.
- Nhiều tấm gương đã vượt qua khó khăn để thực hiện hoài bão, ước mơ của mình.
- Bên cạnh đó, vẫn còn một số cá nhân sống không có lý tưởng, mục đích, sống buông thả.
1,5 điểm
3. Kết bài:
. - Đánh giá lại ý thơ của Tố Hữu : bốn câu thơ đã nêu lên một quan niệm sống đẹp, sống có ý nghĩa, nó có tác dụng giáo dục lớn, nhất là đối với thế hệ trẻ.
 - Đọc Lặng lẽ Sa Pa , qua nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác trong truyện , chúng ta hiểu : Sống đẹp là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung một cách thầm lặng, khiêm tốn. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng , dù nhỏ bé để tô đẹp cho cuộc đời chung.
 - Cảm nghĩ và liên hệ bản thân.
1.0 điểm
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 3: 12 điểm
Câu 3.4. 12 điểm
Rất thèm người nhưng nhân vật anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) lại xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét không một bóng người, để rồi vẫn luôn khao khát được gặp người.
 Rất yêu thương con nhưng nhân vật anh Sáu trong Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại dứt khoát từ dã gia đình đi chiến đấu, để rồi khôn nguôi thương nhớ con.
	Tại sao anh thanh niên và anh Sáu lại có những những hành động nghịch lí như vậy ? Từ đó , em hiểu gì về những thông điệp mà các tác giả gửi gắm.
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 3: 12 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
(Bản hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 Câu 3.4. 12 điểm
* Về kĩ năng:
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
* Về nội dung kiến thức:
-Học sinh cần bám sát vào yêu cầu của đề.
-Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-Nêu vấn đề nghị luận: Tuy viết về hai đối tượng trong những tình thế khác nhau nhưng hai nhà văn gặp nhau ở một điểm chung: phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp con người sau những hành động tưởng chừng như là nghịch lí nhưng lại hết sức hợp lí -> gửi gắm đến người đọc những thông điệp sâu sắc.
1.0 điểm
2. Thân bài:
* Giải thích: 
- Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Để xây dựng nhân vật, nhà văn phải dụng công trong việc lựa chọn các c-hi tiết nhằm khắc họa lời nói, hành động, suy nghĩ  Nhờ đó, nhân vật mới hiện lên sinh động, cụ thể, vừa có hình vừa có hồn.
- Hành động nghịch lí có thể hiểu là những hành động nhìn có vẻ như không hợp logic nhưng thật ra là đúng. Thế nên, theo cách nghĩ thông thường, thèm người thì phải chọn chốn đông người làm việc, yêu gia đình thì phải luôn ở bên gia đình. Thế nhưng nhân vật anh thanh niên và nhân vật ông Sáu đã có những lựa chọn rất kì lạ: anh thanh niên xung phong làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét không một bóng người, ông Sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu lúc đứa con đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất chưa đầy 1 tuổi và lúc con gái nhận ra cha và bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt.
- Thông qua việc xây dựng những chuỗi suy nghĩ, hành động nghịch lí ấy, tác giả đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về nhân vật, đó cũng là cách gửi gắm thông điệp của người sáng tác.
* Lí giải nghịch lí và cảm nhận thông điệp của tác giả
-Nhân vật anh thanh niên:
+ Qua việc anh thanh niên xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, có thể thấy anh là người yêu nghề, thấy được ý nghĩa công việc của mình và luôn gắn bó, có trách nhiệm với công việc. Anh nhận ra công việc ấy tuy thầm lặng nhưng cần thiết, đóng góp nhiều cho cuộc sống. 
+ Khi xung phong lên Yên Sơn, có lẽ anh cũng đã hình dung về nơi mình sẽ đến, việc mình sẽ làm rất khó khăn vất vả. Nhưng với tấm lòng yêu nước tha thiết, tuổi trẻ sôi nổi, niềm say mê công việc -> anh dũng cảm lên đường.
+ Xét cho cùng, biểu hiện cao nhất của lòng yêu cuộc sống và con người chính là khao khát được cống hiến. Như vậy suy đến sâu xa việc “thèm” người, yêu quý con người chính là lí do thôi thúc anh thanh niên lựa chọn làm việc trên ngọn núi cao cô độc. 
=> Từ đó ta thấy thông điệp của tác giả: Hãy sống hăng say, hãy biến tình yêu cuộc sống và con người thành ý thức đóng góp, thành nhiệt huyết với công việc xây dựng đất nước.
-Nhân vật ông Sáu:
+ Qua việc ông Sáu tình nguyện từ giã gia đình đi chiến đấu, có thể thấy chiến tranh đã tác động trực tiếp đến cuộc sống của từng người. Chiến tranh là nguyên nhân khiến ông Sáu phải có lựa chọn nghiệt ngã.Chiến tranh chia cắt gia đình, chiến tranh gây ra những mất mát, những vết thương không thể bù đắp nổi, những hoài nghi thật khó lái giải. 
+ Ai cũng có thể thấy lí do ông Sáu ra đi là vì tình yêu nước nồng nàn, tha thiết. Nhưng nếu nhìn kĩ hơn ta sẽ nhận ra ẩn trong tình yêu nước đó chính là tình yêu gia đình. Việc đi chiến đấu là để giữ được độc lập cho nước cũng là để hướng lới tự do cho mỗi cá nhân, hạnh phúc cho mỗi mái nhà. Tình yêu gia đình sẽ là động lực lớn lao để người chiến sĩ tiến về phía trước. 
=> Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả gửi gắm: tình yêu nhà và tình yêu nước là hai khái niệm không thể tách rời, giúp người ta luôn hướng đến những điều tốt đẹp.
2,5 điểm
2,5 điểm
0.5 điểm 
2 điểm 
0.5 điểm
* Đánh giá, nhận xét:
-Đằng sau những hành động có vẻ nghịch lí của nhân vật là những điều rất có lí: yêu thương, gắn kết với một đối tượng không có nghĩa là phải cận kề bên đối tượng; tình yêu cao cả là phải sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để có thể mang lại những gì tốt đẹp cho người mình yêu quý.
-Thông qua tình yêu với những đối tượng cụ thể: con người và gia đình, cả hai tác giả đều hướng người đọc đến một tình yêu lớn lao: tình yêu Tổ quốc. Tình cảm thiêng liêng ấy thể hiện qua công việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là thông điệp hết sức ý nghĩa.
2,0 điểm
3. Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề: Việc xây dựng những hành động tưởng chứng nghịch lí đã cho thấy tài năng của hai tác giả trong việc thể hiện vẻ đẹp của nhân vật. Tài năng ấy bắt nguồn từ tấm lòng tha thiết với cuộc đời.
- Cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên và anh Sáu, liên hệ bản thân 
1.0 điểm
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Câu 3: 12 điểm
Câu 3. 5. (12.0 điểm)
Nhà văn Kim Lân nói về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của mình như sau: 
“Người lão nông nghèo khổ ấy có những nét rất mới không giống bất kì người nông dân nào trong các truyện ngắn, truyện dài trước kia.” 
 Bằng kiến thức văn học của bản thân, em hãy làm rõ ý kiến trên.
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN NGỮ VĂN 
Hướng dẫn chấm (câu 3: 12 điểm)
(Bản hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 3. 5. 
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
3
a. Yêu cầu chung: 
1. Về kĩ năng: 
- Học sinh nắm vững yêu cầu của một bài nghị luận về một tác phẩm văn học.
-Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu: viết được bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, hình thức trình bày rõ ràng, khoa học; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí, hành văn lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt.
2. Về kiến thức: 
-Nắm rõ về tác phẩm Làng của Kim Lân
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm cần phân tích, biết đối chiếu để làm rõ nhận định của đề.
b. Yêu cầu cụ thể:
học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
1.0 điểm
2. Phân tích, nhận định, đánh giá về nhân vật ông Hai trên những phương diện sau:
- Là người nông dân siêng năng, biết lo xa: hì hục vỡ một vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, phải làm cố, ăn vào những tháng đói sang năm
- Rất yêu, nhớ làng chợ Dầu của mình: đi đâu cũng khoe làng, lại nghĩ về cái làng của ông, ông lại muốn về làng, nhớ làng, nhớ cái làng quá
- Rất yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ, căm ghét Tây: 
+ Đau xót, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng theo Tây: đó là sự đấu tranh giằng xé về mặt nội tâm thể hiện qua diễn biến tâm lí: Cổ ông lão nghẹn ắngcúi gằm mặt xuống mà đi, tin làng theo tây cứ ám ảnh, trở thành nỗi sợ hãi thường trực trong ông. 
+ Lựa chọn dứt khoát của Ông Hai: làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù, cuộc trò chuyện với đứa con út là đỉnh điểm của tình yêu làng, yêu nước.
+ Vui sướng khi tin làng theo giặc được cải chính: tươi vui, rạng rỡ cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy khoe: Nhà tôi bị đốt rồi
Khẳng định được về ông Hai là người nông dân chân chất, yêu và gắn bó với làng quê.
2,0 điểm
3. Đưa ra các luận điểm và sử dụng hợp lí các chi tiết truyện để làm rõ những nét mới của người nông dân mà ông Hai là đại diện tiêu biểu trong truyện ngắn Làng:
- Là người nông dân vừa được cách mạng giải phóng, cách mạng đã đem lại quyền sống, quyền làm người, quyền tự do, bình đẳng với mọi người.
- Ở nhân vật Ông Hai, không còn bóng dáng bọn cường hào, ác bá nào trong tâm trí.
- Không còn bóng dáng thấp hèn, cắn răng cam chịu trước những bất công, tàn bạo đã vùi dập bao người nông dân trước kia.
- Ông Hai là người hồ hởi, phấn khởi, tự tin, tự biết vị trí mình, trách nhiệm mình trong các công việc chung của làng, của đất nước.
- Là người nông dân đầu tiên biết chữ.
- Là người nông dân quan tâm đến tin tức, thời sự, những vấn đề liên quan đến thời vận của đất nước.
- Ông Hai đã xác định được nguồn gốc gây ra nỗi khổ của bản thân.
- Ông đã chuyển từ tình yêu làng xóm sang tình yêu lớn hơn đó là yêu đất nước, yêu giai cấp. 
4,0 điểm
4. Nhận định khái quát: đây là những chuyển biến mới về nhận thức của người nông dân
0.5 điểm
5. So sánh, đối chiếu với những người nông dân tiêu biểu khác trong các tác phẩm đã học:
-Học sinh bằng kiến thức văn học của mình cần phân tích những nhân vật nông dân tiêu biểu khác để làm rõ những nhận định trên đối với những chuyển biến mới của nhân vật Ông Hai: Ví dụ: Chị Dậu, Lão Hạc, Những người nông dân trong “Sống chết mặc bay”
3.0 điểm
6. Đánh giá thành công về nghệ thuật của truyện ngắn Làng
-Đặt nhân vật vào tình huống để xây dựng tính cách.
-Miêu tả tâm lí sâu sắc, tinh tế; ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại n

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU 3.doc