Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học luyện tập nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

A. MỤC TIÊU

 1/ Về kiến thức

- Đối tượng của dạng đề NLVMYKBVVH.

- Cách thức triển khai bài NLVMYKBVVH.

 2/ Về kĩ năng

- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài NLVMYKBVVH.

- Huy động kiến thức và những cx, trải nghiệm của bản thân để viết bài NLVMYKBVVH (tg, tp, vđ LLVH,.)

 3/ Về thái độ: Có ý thức và thói quen suy nghĩ, bàn luận về một ý kiến bàn về văn học.

B. CHUẨN BỊ

 1/ GV: Bảng phụ ghi VD và dàn ý.

 2/ HS: Đọc bài trước, lập dàn ý chi tiết cho các đề bài theo y/c của GV, rút ra dàn ý của kiểu bài NLVMYKBVVH.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2550Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học luyện tập nghị luận về một ý kiến bàn về văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22-23 	Ngày dạy: ...//.. tại lớp  	
Tuần 8	 ...//.. tại lớp 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU
 1/ Về kiến thức
Đối tượng của dạng đề NLVMYKBVVH.
Cách thức triển khai bài NLVMYKBVVH.
 2/ Về kĩ năng
Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài NLVMYKBVVH.
Huy động kiến thức và những cx, trải nghiệm của bản thân để viết bài NLVMYKBVVH (tg, tp, vđ LLVH,..)
 3/ Về thái độ: Có ý thức và thói quen suy nghĩ, bàn luận về một ý kiến bàn về văn học.
B. CHUẨN BỊ
 1/ GV: Bảng phụ ghi VD và dàn ý.
 2/ HS: Đọc bài trước, lập dàn ý chi tiết cho các đề bài theo y/c của GV, rút ra dàn ý của kiểu bài NLVMYKBVVH.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1/ Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới
? Trình bày PCNT thơ Tố Hữu? Trình bày các bước đề làm kiểu bài NLVMYKBVVH?
O: Hôm nay các sẽ tiếp tục học về một dạng đề khác của NLVH
 2/ Dạy nội dung bài mới 
	? Mục tiêu cần đạt của bài học?
HOẠT ĐỘNG CHUNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Họat động 1 (30’): Phân tích ví dụ.
- 1HS đọc các đề bài tr.91.
? Hai đề bài trên có gì giống và khác?
? Vậy em hiểu thế nào là kiểu bài NLVMYKBVVH?
- Gv dán bảng phụ có 2 đề bài lên bảng.
- HS đọc 2 đề bài.
? 2 đề bài có điểm gì khác và giồng?
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết cho 2 đề này (có thể dán bảng phụ có 2 dàn ý lên).
Hoạt động 2 (10’): Kết luận.
? Các đề bài trên là kiểu bài NLVMYKBVVH. Vậy em hiểu thế nào về kiểu bài này? 
? Từ việc tìm hiểu đề - tìm ý ở bài tập trên, theo em, cần phải trl những câu hỏi nào để có thể làm tốt khâu này?
? Từ kết quả của bt trên, hãy đưa ra dàn ý cơ bản của kiểu bài này?
? Trong bài văn, cần phải diễn đạt ntn?
I. VÍ DỤ
 Đề 1: Về hình tượng của người lính Tây Tiến, có ý kiến cho rằng người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước, ý kiến khác thì nhấn mạnh người lính ở đây mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
 Đề 2: Nhà phê bình Phong Lan nhận định: “Tây Tiến là một tượng đài bất tử về người lính vô danh”. Qua việc phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định này.
 II.1) Phân tích đề:
 - Khác: VĐCNL:
 + Đề 1: 2 ý kiến khác nhau (“người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước” và “người lính ở đây mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”).
 + Đề 1: 1 ý kiến (“Tây Tiến là một tượng đài bất tử về người lính vô danh”)
 - Giống: 
 + Kiểu bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về VH (nhận định về một hình tượng trong TPVH).
 + Yêu cầu: bình luận, làm sáng tỏ nhận định.
 + Các TTLL: GT, PT, CM, BL.
 + Dẫn chứng: chủ yếu từ bài thơ “Tây Tiến” (có thể liên hệ thêm các bài thơ khác có cùng đề tài về người lính thời chống Pháp như “Đồng chí” của Chính Hữu, “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi).
 II.2) Lập dàn ý
 Đề 1
 1/ MB: giới thiệu tác giả; tác phẩm; nêu luận đề bài viết.
 2/ TB: 
 a) Giải thích hai ý kiến
 - “Người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước”: nhấn mạnh người lính mang vẻ đẹp truyền thống, mang nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ.
 - “Người lính ở đây mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”: nhấn mạnh người lính mang nét đẹp thân thuộc được chắt lọc từ đời sống chiến trường của anh vệ quốc quân thời chống Pháp, vẻ đẹp hiện đại.
 b) PT-CM các ý kiến
 - Hình ảnh người lính mang dáng dấp tráng sĩ thuở trước: 
 + PT vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng; vẻ đẹp bi tráng
 + PT hình tượng người lính được đặt giữa không gian kỳ vĩ của núi rừng và không khí bi hùng của chiến trường; ngôn ngữ trang trọng (sử dụng nhiều từ HV), hình ảnh ước lệ (đuốc hoa, áo bào,)
 - Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp:
 + PT tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người, gắn bó với những nơi đã đi qua 
 + PT vẻ đẹp hào hoa
 + PT tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” 
 + Hình ảnh người lính gắn liền với sự kiện lịch sử có thật, những địa danh thực; ngôn ngữ đời thường đậm chất lính
 c) Bình luận về hai ý kiến
 - Cả hai đều đúng, không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, chỉ ra hai bình diện khác nhau của người lính TT
 - Góp phần giúp người đọc hiểu đúng, hiểu đủ hơn về hình tượng người lính TT.
 3/ KB: Tóm lại và trở lại đề tài BV.
 Đề 2
 1/ MB: giới thiệu tác giả; tác phẩm; nêu luận đề bài viết.
 2/ TB: 
 a) Giải thích 
 - Chú ý giải thích các từ “bất tử”, “vô danh”:
 - Giải thích cả ý: hình tượng người lính TT như một tượng đài bất tử, sống mãi trong lòng dân tộc, họ đã hi sinh một cách thầm lặng, không ai nhớ mặt đặt tên.
 b) PT-CM ý kiến đó qua TP
 - PT hình ảnh người lính “bất tử”: vẻ đẹp kiêu hùng, lẫm liệt, chiến đấu dũng cảm, lạc quan, yêu đời;
 - PT hình ảnh người lính “vô danh”: trong chiến đấu chịu nhiều gian khổ, vất vả, hi sinh một cách bình lặng, ra đi một cách nhẹ nhàng.
 c) Bình luận về ý kiến
 - Đây là nhận định đúng, khái quát được tầm vóc của người lính TT.
 - Góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của người lính TT.
 3/ KB: Tóm lại và trở lại đề tài BV.
II. KẾT LUẬN
 1) Kn về ý kiến bàn về vh: là yk bàn về lsvh, llvh hay một yk, một quan điểm về một tpvh, phong cách tg, trào lưu vh,...
 2) Phân tích: trl các câu hỏi:
 - Đề bài bàn luận về ý kiến nào? Gồm có mấy ý kiến? Mỗi ý kiến gồm mấy phần?
 - Yêu cầu của đề bài là gì?
 - Cần sd những TTLL nào?
 - Dẫn chứng từ đâu?
 3) Lập dàn ý:
 * MB:
 - Gợi ý ra vđ cần nghị luận;
 - Dẫn y/k được trích dẫn ra;
 - Chuyển ý.
 * TB:
 - Giải thích lần lượt
 + Các từ khoá
 + Từng vế, từng phần
 + Cả câu (nếu có 2 y/k thì lần lượt giải thích cả 2 y/k) 
 - PT-CM ý kiến đó qua TP (nếu là y/k đúng, ngược lại thì phải BB, CM y/k đó sai)
 - Bình luận: y/k đó đúng hay sai? Có y/n và t/d ntn đv VH và đ/s?
 * KB: Tóm lại BV, trở lại đề tài BV.
 d) Diễn đạt: cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sd một số phép tu từ và yếu tố bc.
3/ Củng cố - luyện tập (45’)
HS nhắc lại những nét chính của bài học (đặc biệt là cách lập dàn ý).
LUYỆN TẬP:
- HS đọc 2 bài tập trong SGK (tr.93), nêu cách hiểu sơ bộ của mình về các y/k được nêu trong đề bài.
- Thực hành: HS dựa vào dàn ý của 2 đề bài ở phần VD để viết trên bảng phụ (thời gian 15’), mỗi tổ chia làm 2 nhóm nhỏ:
 + Tổ 1: viết đoạn MB và phần GT của đề 1
 + Tổ 2: viết đoạn văn PT-CM hình tượng người lính “mang dáng dấp tráng sĩ thuở trước” và người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời k/c chống Pháp (đề 1).
 + Tổ 3: viết đoạn MB và phần GT của đề 2.
 + Tổ 4: viết đoạn PT-CM hình tượng người lính “bất tử” và người lính “vô danh”. 
4/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà
	- Hướng dẫn HS học bài ở nhà: 
 + Học dàn ý.
 + Củng cố, hoàn thiện các kiến thức về vh được học trong chương trình.
 + Lập dàn ý chi tiết cho đề bài: Một nét đặc sắc của bài thơ “Tây Tiến” là tinh thần bi tráng. Hãy bình luận về ý kiến trên.
- Chuẩn bị bài mới: Luật thơ: tóm tắt nd chính, làm các Bt.
*** Bạn nào cần giáo án 10, 11, 12 trọn bộ, giáo án phụ đạo, tự chọn, tài liệu ôn thi THPT quốc gia, tài liệu bồi dưỡng HSG, sáng kiến kinh nghiệm để tham khảo thì liên hệ với mình. Mình đã đạt được danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2014. Năm 2015, mình dạy 2 lớp 12 (một lớp trung bình, một lớp yếu) với tỉ lệ là 90% (cao hơn của tỉnh hơn 4%). Liên hệ Minh, 0995071658.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22-23 (2014).doc