Nội dung ôn tập kiểm tra học kỳ I Môn Văn

I. Hai đứa trẻ (Thạch Lam):

1. Văn chương của Thạch Lam có những đặc điểm gì khác biệt so với các nhà văn cùng thời? Kể tên 3 tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam.

Trả lời

- Đặc điểm sáng tác của Thạch Lam: tác phẩm của ông viết về nông thôn và người nông dân, truyện ngắn của Thạch Lam thuộc loại phi cốt truyện, đây là loại truyện nhiều sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.

- Ba tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942).

2. Cảnh vật, cuộc sống của con người ở phố Huyện trước thời khắc của buổi chiều tàn và tâm trạng của Liên ở thời khắc đó.

Trả lời

- Tiếng trống thu không báo hiệu trời sắp tối. Từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, thưa thớt, chậm rãi, buồn bã.

- Tiếng ếch nhái văng vẳng kêu ran ngoài đồng ruộng. Âm thanh có vẻ rộn ràng, náo động nhưng lại từ xa vọng lại, gợi sự heo hút, vắng lặng.

- Tiếng muỗi vo ve, tả âm thanh gần, gợi cái sự tối tăm, tù đọng.

- Tiếng chõng nan cót két gợi sự tàn tạ.

 

docx 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1376Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập kiểm tra học kỳ I Môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cùng thời? Kể tên 3 tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam.
Trả lời
 Đặc điểm sáng tác của Thạch Lam: tác phẩm của ông viết về nông thôn và người nông dân, truyện ngắn của Thạch Lam thuộc loại phi cốt truyện, đây là loại truyện nhiều sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.
 Ba tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942).
Cảnh vật, cuộc sống của con người ở phố Huyện trước thời khắc của buổi chiều tàn và tâm trạng của Liên ở thời khắc đó.
Trả lời
Tiếng trống thu không báo hiệu trời sắp tối. Từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, thưa thớt, chậm rãi, buồn bã.
Tiếng ếch nhái văng vẳng kêu ran ngoài đồng ruộng. Âm thanh có vẻ rộn ràng, náo động nhưng lại từ xa vọng lại, gợi sự heo hút, vắng lặng.
Tiếng muỗi vo ve, tả âm thanh gần, gợi cái sự tối tăm, tù đọng.
Tiếng chõng nan cót két gợi sự tàn tạ.
ð Bức tranh có nhiều âm thanh nhưng không âm thanh nào sôi động, ồn ào, náo nhiệt. Âm thanh không khuấy đảo sự sống mà càng nhấn vào sự vắng lặng, buồn tẻ, tĩnh mịch, tù đọng, tàn lụi trong cuộc sống của những người dân nghèo quanh phố huyện buồn vắng.
Miêu tả chợ huyện nhưng tác giả không chọn thời điểm chợ đông mà lại chọn thời điểm chợ tàn. Bởi thế nên chợ họp ở vị trí trung tâm của huyện, họp giữa phố nhưng lại gây ấn tượng về sự nghèo nàn, tiêu điều, xơ xác. Chợ tàn nên chỉ còn lại rác rưởi. Và chợ nghèo nên rác rưởi chỉ toàn là vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía, những thứ bỏ lại của vài ba món quà quê rẻ tiền. Ấy vậy mà giữa đám rác rưởi bỏ lại đó, đám trẻ con nhà nghèo vẫn có thể lượm nhặt các thanh nứa, thanh tre mà những người bán hàng bỏ lại để mang về. Chợ huyện mà rõ như chợ quê.
Cảnh chợ nghèo không chỉ được khắc họa bằng hình ảnh mà còn bằng mùi vị. Trong cảm nhận của Liên, phiên chợ tàn còn để lại một mùi âm ẩm lẫn với mùi cát bụi quen thuộc. Cái mùi âm ẩm ấy là một thứ mùi rất riêng, rất đặc trưng, gợi cái tù đọng, ẩm thấp, tăm tối của không gian phố huyện.
ð Chi tiết tô đậm thêm cuộc sống tăm tối, cực nhục của những người dân nơi phố huyện nghèo.
l Tâm trạng của Liên:
 Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của Liên, chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. Nỗi buồn trong lòng Liên là nỗi buồn mơ hồ của tuổi mới lớn, của một tâm hồn quá đỗi nhạy cảm khi bắt gặp ngoại cảnh buồn.
Liên có những cảm nhận tinh tế: Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Chi tiết không chỉ tiếp tục cho thấy tâm hồn nhạy cảm của cô bé mà còn thể hiện rất rõ sự gắn bó, thân thuộc, thấm thía của Liên trước nỗi nghèo khó của quê hương mình.
Trông thấy mấy đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ bỏ đi ngoài chợ, Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng. Chi tiết thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm và tấm lòng đôn hậu của cô bé nghèo với những người xung quanh.
ð Trước giờ khác của ngày tàn, nhân vật Liên xuất hiện với những nét tâm trạng hết sức nhẹ nhàng, tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, thánh thiện.
Cảnh vật và cuộc sống cuả con người ở phố Huyện ở thời điểm khi trời nhá nhem tối và đêm về. Tâm trạng của Liên.
Những ánh sáng được miêu tả trong tác phẩm là ánh sáng nào ? Những ánh sáng đó có ý nghĩa gì trước bóng tối bao trùm toàn bộ cảnh vật ở phố huyện ?
Trả lời
Những ánh sáng được miêu tả trong tác phẩm:
Ÿ Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”
Ÿ Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng”
Ý nghĩa:
Ÿ Ánh sáng ngọn đèn của mẹ con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ, trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
Ÿ Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.
Ÿ Đây cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
Vì sao chị em Liên An mong mỏi, chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện hàng đêm?
 Tâm trạng của Liên khi chờ đợi và sau khi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
Ý nghĩa của chuyến tàu đêm khi đi qua phố huyện.
Trả lời
Là hoạt động cuối cùng của đêm khuya, đoàn tàu gợi lên một thế giới khác – một thế giới đầy hoa lệ, giàu sang đối lập với cuộc sống phố huyện nghèo nàn, tối tăm, nhạt nhẽo và vô vị.
Chờ đợi đoàn tàu trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân nơi phố huyện, đó chính là niềm vui, niềm an ủi, niềm hi vọng dẫu còn mơ hồ về một ngày mai tươi sáng.
Là khát vọng sống mãnh liệt chợt bùng lên trong những con người nghèo khổ.
Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là giá trị nhân bản của truyện ngắn này.
Những thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm.
Trả lời
Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
Bút pháp tương phản, đối lập.
Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật, con người.
Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng, giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Trả lời
Giá trị hiện thực của tác phẩm:
Ÿ Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên phố huyện, tiêu điều, ảm đạm, tăm tối..
Ÿ Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, bế tắc của những cư dân nơi phố huyện phản ánh hiện thực khổ cực của người dân trước cách mạng 1945.
Ÿ Cảnh đợi tàu của hai đứa trẻ.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
Ÿ Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèo: xót xa trước cảnh đời nghèo đói, tăm tối, không tương lai, không ánh sáng của mẹ con chị Tí, gia đình bác xẩm, bác Siêu...; cảm thương cuộc sống đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt nơi phố huyện.
Ÿ Sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo ở phố huyện: cần cù, chịu thương chịu khó (chị Tí ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn một hàng nước; hai chị em Liên thay mẹ trông coi gian hàng tạp hoá...); giàu lòng thương yêu (Liên cảm thương trước cảnh những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ...).
Ÿ Sự cảm thông trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn: nhà văn trân trọng những mơ ước, hoài niệm của hai chị em Liên và An: mong được thấy ánh sáng, nhớ về quá khứ tươi đẹp, đoàn tàu như đem đến cho hai chị em “một chút thế giới khác”...; nhà văn cũng còn muốn lay động, thức tỉnh những người nghèo ở phố huyện, hướng họ tới một cuộc sống khác phong phú và có ý nghĩa hơn.
Ý nghĩa văn bản của tác phẩm
Trả lời
Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và trân trọng những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết.
Cảm nhận về chi tiết mà em thích nhất trong tác phẩm.
Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):
Những đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân cho quá trình phát triển nền VHVN hiện đại. Kể tên ba tác phẩm tiêu biểu của ông.
Trả lời
Thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao.
Làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.
Đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo.
Ba tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Đường vui 1949).
Tình huống truyện và tác dụng của tình huống trong việc thể hiện tính cách nhân vật và bi kịch của truyện.
Trả lời
Tình huống truyện: hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên một cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ.
Tác dụng: làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề của tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.
 Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao, tác giả muốn gửi gắm quan niệm gì về cái đẹp?
Trả lời
Quan điểm của Nguyễn Tuân đó là cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm thẩm mỹ tiến bộ của tác giả.
Viên Quản ngục đã có thái độ như thế nào khi nhận những tử tù?
Trả lời
Thái độ của viên quản ngục khi nhận tù: ông sẵn sàng biệt đãi Huấn Cao bất chấp “phép nước”. Ông đã lệnh cho thơ lại “bảo ngục tốt quét dọn lại cái buồng trong cùng”, ông nhìn sáu tên tù mới vào “với cặp mắt hiền lành” và lòng kiêng nể tuy cố giữ kín đáo nhưng vẫn bộc lộ rõ ràng.
Viên Quản ngục có phẩm chất gì mà Huấn Cao coi là “tấm lòng trong thiên hạ” và là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
Trả lời
Ông say mê cái đẹp và nhân cách cao đẹp của con người, nhận thấy mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù thấp hèn trước tài năng và nhân cách cao cả của Huấn Cao.
Bất chấp pháp luật, đảo lộn trật tự trong tù: biến kẻ trọng nhân phạm án thành một thần tượng rực rỡ để ngưỡng mộ, tôn thờ. Qua việc xin chữ người tù cho ta thấy quản ngục sẵn sàng chết vì cái đẹp nghệ thuật.
Vì sao cảnh cho chữ được tác giả cho là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
Trả lời
Cái đẹp được sáng tạo ngay trên mảnh đất chết, giá trị cái đẹp và lòng yêu cái đẹp được tôn thêm.
Cảnh đối lập giữa cái buồng giam, thái độ, tâm trạng của quản ngục, thầy thơ lại và hình ảnh Huấn Cao đã gây ấn tượng. Hình ảnh Huấn Cao là biểu tượng cái đẹp, cái tài hoa làm chủ tất cả. Ông Huấn trờ nên uy nghi, lẫm liệt.
Phân tích đoạn: cảnh cho chữ trong tác phẩm.
Những chi tiết tạo nên không khí cổ kính, trang trọng cho tác phẩm.
Trả lời
Những chi tiết về cảnh, người của một thời vang bóng. Sử dụng một loạt từ ngữ Hán-Việt rất đắt như: phiến chat, thầy bát, thầy thơ lại, viên quản ngục, thiên lương, án thư, pháp trường, bộ tứ bình, bức trung đường, bái lĩnh tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng.
Thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm.
Trả lời
Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc, giàu kịch tính (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ true giữa viên quản ngục và Huấn Cao).
Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
Ngôn ngữ góc canh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.
Ý nghĩa văn bản của tác phẩm.
Trả lời
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người, đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
Phát biểu cảm nhận về chi tiết em thích nhất trong tác phẩm.
Từ tác phẩm đã học, trình bày suy nghĩ của em về chữ Tài, chữ Tâm trong cuộc sống con người hôm nay.
Hạnh phúc của một tang gia ( Vũ Trọng Phụng):
Tiểu thuyết “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng) xuất bản năm nào? Gồm bao nhiêu chương? Đoạn trích ở chương mấy của tiểu thuyết? Nhan đề của đoạn trích do ai đặt?
Trả lời
Tiểu thuyết Số đỏ được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7/10/1936 và in thành sách lần đầu năm 1938.
Gồm 20 chương.
Đoạn trích ở chương XV của tiểu thuyết.
Nhan đề do chính tác giả đặt.
Ý nghĩa nhan đề và nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích.
Trả lời
Đây là một nhan đề lạ, giật gân
Hạnh phúc là niềm vui sướng khi đạt được ước nguyện (sự sống sinh sôi, viên mãn, tròn đầy)
Tang gia là nỗi đau buồn khi nhà có người mất (sinh li tử biệt, mất mát không thể bù đắp).
à Song hành, gắn kết.
Mang tính chất mâu thuẫn trào phúng hé mở tấn bi hài kịch, đám tang của người chết trở thành ngày hội của người sống
 Phân tích niềm “hạnh phúc” của mỗi thành viên trong gia đình cụ cố Hồng. Từ niềm “hạnh phúc” đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
Phân tích những niềm vui khác nhau của mỗi thành viên tham dự đám tang. Từ niềm vui đó, tác giả muốn nói lên điều gì ?
Cái chết của cụ cố Tổ có ý nghĩa gì đối với Xuân tóc đỏ?
Tại sao tác giả gọi đó là “đám ma gương mẫu”?
Đoạn trích kết thúc ở chi tiết nào? Ý nghĩa của chi tiết đó.
Trả lời
Đoạn trích kết thúc ở chi tiết : ông Phán mọc sừng khóc đến oặt người đi nhưng vẫn tỉnh táo để dúi vào tay Xuân cái giấy năm đồng gấp tư để trả công ð sự tương phản giữa vẻ bề ngoài và tâm địa hết sức ghê tởm, bộ mặt giả nhân giả nghĩa
Thành công về nghệ thuật của đoạn trích.
Trả lời
Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác.
Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.
Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa được sử dụng một cách linh hoạt.
Miêu tả biến hóa linh hoạt và sắc sảo từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
Ý nghĩa văn bản của tác phẩm.
Trả lời
Là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước cánh mạng tháng 8.
Bài học cuộc sống được rút ra từ tác phẩm.
Trả lời
Mỗi người phải vun đắp tình yêu thương trong chính bản thân mình, tự xây dựng cho mình một nền tảng đạo đức.
Giữ vững bản lĩnh con người để không thay đổi trước những đổi thay của cuộc sống.
Chí Phèo (Nam Cao):
Sự khác biệt của Nam Cao với những nhà văn cùng thời khi viết về đề tài người nông dân.
Trả lời
Viết về người nông dân nghèo, một đề tài quen thuộc trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam, trước Nam Cao đã có các cây bút tiêu biểu như Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Vũ Trọng Phụng (Giông tố) với phát hiện sâu sắc về hiện tượng người nông dân bị bần cùng hóa. Nam Cao không bỏ qua hiện tượng người nông dân bị bần cùng hóa nhưng nhà văn tập trung chủ yếu vào việc khai thác hiện tượng tha hóa trong nhân cách người nông dân. Cũng chính tác giả đã nhận ra nguyên nhân khiến người nông dân lương thiện bị hủy diệt cả về thể xác lẫn tâm hồn chính là sự cấu kết của chính quyền thực dân với bè lũ tay sai phong kiến ở nông thôn Việt Nam đương thời.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Chí Phèo.
Trả lời
Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng Đại Hoàng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc, Nam Cao viết thành truyện.
Mở đầu tác phẩm là tiếng chửi của Chí Phèo. Hãy cho biết Chí Phèo đã chửi những ai? Ý nghĩa của tiếng chửi đó.
Trả lời
Chí Phèo chửi vô cớ không nhằm vào một ai cụ thể nhưng mục đích chính vẫn là hướng đến Bá Kiến, hướng đến xã hội thực dân phong kiến.
Ý nghĩa: với Chí Phèo, chửi chính là một cách giao tiếp với người, với đời, chửi là một biểu hiện của niềm khát khao được hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không ai lên tiếng đáp lại hắn, điều đó chứng tỏ Chí đã bị loại ra khỏi cuộc sống của làng Vũ Đại, cuộc sống của loài người.
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Trả lời
l Giá trị hiện thực:
Qua Chí Phèo, tác giả đã phản ánh một cách sinh động về bi kịch bị tha hóa của người nông dân trước cách mạng, bi kịch tha hóa nhân cách còn khủng khiếp hơn ngàn lần bi kịch bần cùng hóa
Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa.
Phán ánh mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, cường hào, ác bá trong địa phương.
l Giá trị nhân đạo:
Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đang hủy diệt con người, muốn trở lại làm người duy nhất chỉ có cái chết và đều là những cái chết dữ dội.
Thong điệp của tình yêu thương: tình yêu thương chân thành là phép màu kì diệu cứu rỗi con người, cảm hóa con người
Cảm thông sâu sắc trước cảnh người nông dân khốn cùng bị lăng nhục.
Nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã biến thành quỷ dữ.
Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm.
Việc gặp gỡ Thị Nở có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo?
Trả lời
- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là những giây phút Chí Phèo được trở lại “làm người”, được ước mơ, suy nghĩ và tỉnh táo thực sự. Khi bị ốm, trước sự săn sóc ân tình và tình yêu thương của Thị Nở, tâm trạng của Chí bắt đầu diễn biến khá phức tạp. Sự săn sóc của người đàn bà xấu xí, khốn khổ đã khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn lấp từ lâu trong con người Chí Phèo. 
- Khi được Thị Nở cho bát cháo hành, Chí rất ngạc nhiên, cảm động và thấy mắt mình ươn ướt vì xưa nay, “nào hắn thấy ai tự nhiên cho mình thứ gì hắn nhìn vào bát cháo bốc khói mà bâng khuâng vừa vui vừa buồn”. Vui vì lần đầu tiên hắn được một người phụ nữ chăm sóc mà không đòi hỏi gì; buồn vì nhận ra thực chất thân phận tha hóa của mình. 
- Với sự chăm sóc của người đàn bà xấu xí, Chí Phèo bỗng mơ ước xa xôi – những ước mơ từng có trong con người hắn trước đây: Đó là có một mái ấm gia đình nho nhỏ, chồng vợ cùng làm thuê kiếm sống và những đứa con xinh xắn; và hắn cũng nhớ tới cảm giá tởm lợm, nỗi nhục nhã khi bị lấy vợ Ba của Bá Kiến lợi dụng. Chí Phèo hi vọng Thị Nợ sẽ là người mở đường, tạo điều kiện cho hắn trở về với xã hội, làm lại cuộc đời.
7. Diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt.
Trả lời
- Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật xã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn. 
- Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao ra đi, thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí lại điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến – người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này, hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn cái thứ quý giá mà hắn đã mất từ lâu – đó là làm người lương thiện.
 - Nhưng làm sao để trở về làm người lương thiện như trước đây, cuối cùng, hắn đã chọn cách giải quyết duy nhất có thể: đó là giết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.
8. Ý nghĩa của bát cháo hành trong tác phẩm.
Trả lời
Bát cháo ấy không những giúp Chí thoát khỏi trận ốm “thừa sống thiếu chết” mà hơn hết, nó là liều thuốc khai sáng cho quãng đời tội lỗi của Chí Phèo.
Chí sung sướng hạnh phúc khi cảm nhận được vị ngọt của tình yêu qua bát cháo hành của Thị. Vì vậy, bát chào hành của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành đã biến Chí từ một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ thành một anh nông dân lương thiện với biết bao cảm xúc,nghĩ suy của một con người khát khao được trở về với xã hội loài người. Bát cháo đầy tình yêu thương của Thị đã giúp Chí rũ bỏ lốt quỷ để trở lại làm người.
Tuy nhiên, hương vị của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ côi của Chí Phèo. Hương vị bát cháo hành cũng là hương vị tình yêu của Thị Nở, làm xúc động Chí, đây là lần đầu tiên Chí có tình cảm của một con người: bâng khuâng buồn, vui hồn nhiên như đứa trẻ “muốn làm nũng với thị như với mẹ”.
9. Điểu gì đã khiến cho Chí Phèo không vào nhà bà cô Thị Nở mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến và giết Bá Kiến rồi từ sát ?
Trả lời
Sự tỉnh táo đã giúp cho Chí Phèo hiểu ra được kẻ thù đích thực của cuộc đời mình là Bá Kiến: đẩy Chí vào tù là Bá Kiến; mua chuộc, dụ dỗ biến Chí Phèo thành tay sai, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại là Bá Kiến; tước đi khát vọng trở lại cuộc đời lương thiện của Chí cũng chính là Bá Kiến. Nhận ra kẻ thù của cuộc đời mình, Chí Phèo đã thẳng đường đến nhà Bá Kiến thay vỉ đến nhà bà cô Thị Nở.
10 Hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo có ý nghĩa gì ?
Trả lời
Giết Bá Kiến, Chí Phèo đã trả thù được kẻ thù của cuộc đời mình, đã tiêu diệt được ít nhất một tên địa chủ cường hào sừng sỏ cho dân làng Vũ Đại. Và hơn thế, giết Bá Kiến, Chí Phèo thực sự đã tìm về bản chất lương thiện của mình. Sau khi giết Bá Kiến, Chí Phèo tự sát vì hơn khi nào hết, lúc này Chí thật sự tỉnh táo để nhận ra cánh cửa đón Chí trở lại làng Vũ Đại, hòa nhập với cuộc đời của con người bình thường đã nghiệt ngã đóng sầm lại.
Ý nghĩa câu nói của Chí Phèo: - Tao muốn làm người lương thiện
- Ai cho tao lương thiện?
Trả lời
Thể hiện tâm trạng cực kỳ phẫn uất và bế tắc của Chí Phèo. Khi cất lên tiếng nói đó, hẳn Chí Phèo đã thức tỉnh lương tri, đã nhận ra quãng đời lầm lạc của mình. Và thức tỉnh lương tri tức là Chí đã trở lại bản chất người tốt đẹp, đã trở lại hình hài, tâm tính của anh canh điền hiền lành, lương thiện. 
12. Thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
Trả lời
Xây dựng những nhân vật điển hình, vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, logic.
Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên, giọng điệu đan xen biến hóa chân thực linh hoạt.
13. Ý nghĩa văn bản của tác phẩm.
Trả lời
Chí Phèo đã tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến độc ác tàn bạo đã cướp đi nhân hình và nhân tính của người 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbemupngoc.docx