1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
HS biết được : - Định nghĩa oxit .
- Khái niệm oxit axit,oxit bazo
HS hiểu - Cách gọi tên oxit nói chung ,oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị .
- Cách lập CTHH của oxit .
1.2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: - Phân loại oxit bazo ,oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể .
HS thực hiện thnh thạo - Gọi tên một số oxit theo CTHH và ngược lại .
- Lập được CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể ,tìm hóa trị của nguyên tố .
1.3. Thái độ:
Thĩi quen: : Giáo dục tính cẩn thận khi viết công thức hóa học của các oxit .
Tính cch: Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn
2.NỘI DUNG HỌC TẬP
- Khái niệm oxit ,oxit axit ,oxit bazo
- Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên
3.CHUẨN BỊ
3.1.GV: bảng phụ ghi bài tập
3.2.HS: xem bài trước, ôn kiến thức về CTHH, qui tắc hóa trị
Tuần 21 .Tiết 40 OXIT ND: 8/01/13 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: HS biết được : - Định nghĩa oxit . - Khái niệm oxit axit,oxit bazo HS hiểu - Cách gọi tên oxit nói chung ,oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị . - Cách lập CTHH của oxit . 1.2.Kĩ năng: HS thực hiện được: - Phân loại oxit bazo ,oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể . HS thực hiện thành thạo - Gọi tên một số oxit theo CTHH và ngược lại . - Lập được CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH cụ thể ,tìm hóa trị của nguyên tố . 1.3. Thái độ: Thĩi quen: : Giáo dục tính cẩn thận khi viết công thức hóa học của các oxit . Tính cách: Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn 2.NỘI DUNG HỌC TẬP - Khái niệm oxit ,oxit axit ,oxit bazo - Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên 3.CHUẨN BỊ 3.1.GV: bảng phụ ghi bài tập 3.2.HS: xem bài trước, ôn kiến thức về CTHH, qui tắc hóa trị 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số 4.2.Kiểm tra miệng : - Lập PTHH biểu diễn phản ứng hóa hợp của oxi với kim loại Zn, Al, Cu biết CTHH các hợp chất tạo thành lần lượt là: ZnO, Al2O3, CuO (10đ) ĐA: 2Zn + O2 à 2ZnO (3đ) 4Al + 3O2 à 2Al2O3 (4đ) 2Cu + O2 à 2CuO (3đ) 4.3. Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Giới thiệu bài: những hợp chất ZnO, Al2O3, CuO được gọi là oxit vậy oxit là gì ? có mấy loại oxit? Công thức hoá học của oxít gồm những nguyên tố nào? Cách gọi tên oxít như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay. HĐ 1: (5 p) Tìm hiểu oxít là gì? KT : Giúp HS biết được Định nghĩa oxit Vào bài những hợp chất ZnO, Al2O3, CuO được gọi là oxit vậy oxit là gì ? GV : Em hãy kể tên một vài oxit mà em đã biết ? Viết cơng thức của nĩ và nhận xét thành phần của các oxit đĩ ? - HS tiếp tục nhận xét về thành phần các oxít mục I SGK gồm CuO, Fe2O3, CO2, SO2 - HS phát biểu định nghĩa oxít - GV sửa chữa bổ sung và chốt lại định nghĩa oxít. HĐ 2: (10 p) Công thức oxít ntn? KN : Giúp HS hiểu được cách lập công thức của oxit GV : Nếu gọi Nguyên tố liên kết với oxi là M, cĩ chỉ số là x, hố trị là a, chỉ số của oxi là y , thì cơng thức của oxit là gì ? HS : Hoạt động nhĩm .3 phút Cơng thức chung của oxit là : MxOy Theo quy tắc hố trị: a.x = II . y - GV hướng dẫn lại hs cách lập CTHH bằng cách chéo hoá trị. -Luyện tập cho học sinh lập công thức hoá học 1 số oxít: Natrioxit, lưu huỳnh trioxít, sắt (II) oxit HĐ 3: (10 p) Có mấy loại oxít? KT : Giúp HS biết được Phân loại oxit bazo ,oxit axit dựa vào CTHH của một chất cụ thể . Vào bài -GV: Nêu VD một số oxít : CO2, CaO, Fe2O3 GV : Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết oxit được phân thành mấy loại ? HS : hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên. - Oxit được chia thành 2 loại : Oxit axit ( thường là oxit của phi kim) và Oxit bazơ ( thường là oxit của kim loại). Giáo viên phân tích từng thành phần của các oxít để phân loại -GV: cần phải nói oxít axít thường là oxít của phi kim vì ngoài các phi kim thì một số phi kim ở trạng thái hoá trị cao cũng tạo ra oxit axit. VD: Mn2O7 -Nhiều oxít của kim loại không tan trong nước để tạo ra bazơ tương ứng do đó chỉ có một số oxít bazơ tác dụng với nước sinh ra bazơ VD: K2O, Na2O, BaO, CaO. Không nói tất cả các oxít bazơ tác dụng với nước sinh ra bazơ. HĐ 4: (10 p) Cách gọi tên oxít như thế nào? - GV: giới thiệu cách gọi tên oxít - HS gọi tên các oxit bazơ: NaO, Al2O3, FeO, Fe2O3, CuO, Cu2O, - GV nhận xét, sửa chữa. - GV hướng dẫn cách gọi tên oxít axít: SO3, CO2, SO2, P2O5 - GV: giới thiệu các tiền tố chỉ số nguyên tử :mono là 1, đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5 - HS: gọi tên các oxít axit: P2O3, NO, NO2, N2O5 I. ĐỊNH NGHĨA Oxít là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi II. CÔNG THỨC Công thức tổng quát: MxOy III. PHÂN LOẠI Có 2 loại chính: 1.Oxít axit: Thường là oxít của phi kim và tương ứng với 1 axit VD: SO3, CO2, P2O5 2.Oxít bazơ. Là oxít của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. VD: Na2O, CaO, CuO IV. CÁCH GỌI TÊN: Tên oxít: tên nguyên tố + oxít - Nếu kim loại có nhiều hoá trị: Tên oxit bazơ: tên kim loại (kèm hoá trị) + oxít VD: FeO: sắt (II) oxít Fe2O3: sắt (III) oxit -Nếu phi kim có nhiều hoá trị: Tên oxít axít: tên phi kim + oxít (tiền tô') (tiền tố) VD: SO2 : lưu huỳnh đioxít SO3: lưu huỳnh trioxít 4.4. Tổng kết : - Làm bài tập 1 trang 91 ĐA : hợp chất, hai, nguyên tố, nguyên tố, oxít -Làm BT 2 trang 92 ĐA: a)P2O5 b)CaCO3 - Có một số công thức hoá học được viết như sau: KO, FeO, Zn2O, SO, Mg2O. Hãy chỉ ra công thức oxít viết sai, sửa sai và gọi tên các oxit trên ĐA: - CT sai: KO, Zn2O, SO, Mg2O - Sửa sai: K2O, ZnO, SO2, MgO - Gọi tên: kali oxit, sắt (II) oxit, kẽm oxit, lưu huỳnh đioxit, magie oxit 4.5. Hướng dẫn hs tự học Đối với bài học ở tiết học này :-Học bài nắm vững khái niệm oxit ,,oxit axit ,oxit bazo cách gọi tên chúng . -Làm bài tập 3, 4, 5 , trang 91. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : -Chuẩn bị bài mới: xem bài “Điều chế khí oxí, phản ứng phân huỷ” - Tìm hiểu kĩ thí nghiệm “điều chế oxi” trang 92. 5. PHỤ LỤC Tuần 22 .Tiết 41 ND :16/01/13 ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: HS biết được : - Học sinh nắm phương pháp điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm (haiø cách thu khí oxi) HS hiểu: - Khái niệm phản ứng phân hủy . 1.2.Kỹ năng : HS thực hiện được: - Viết được phương trình điều chế oxi từ KClO3 và KMnO4 . HS thực hiện thành thạo : - Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ PTN và trong công nghiệp . - Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp . 1.3.Thái độ: Thĩi quen: : Giáo dục tính cẩn thận khi làm TN ,khi viết PTHH . Tính cách: Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn 2.NỘI DUNG HỌC TẬP - Cách điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp (từ không khí và nước ). - Khái niệm phản ứng phân hủy . 3.CHUẨN BỊ : 3.1 GV :+ Dụng cụ: ống nghiệm, bộ giá cải tiến, đèn cồn, ống dẫn khí, chậu nước + Hóa chất: KMnO4 3.2. HS:+ Kiến thức: tìm hiểu kĩ cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm + Dụng cụ: 4 nhóm - 4 bộ thí nghiệm điều chế oxi 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2.Kiểm tra miệng: - Oxit là gì? Gọi tên các oxit sau: ZnO, Fe2O3, NO2, P2O5 (10đ). ĐA: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi (4đ). Gọi tên oxit: ZnO: kẽm oxit, Fe2O3: sắt (III) oxit, NO2: nitơ đioxit, P2O5: photpho pentaoxit Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:(15p) Tìm hiểu cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm . KT : Giúp HS biết được phương pháp điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm. KN :Viết được các PTPƯ xảy ra . Vào bài HS đọc nội dung thí nghiệm GV phát d/c và hướng dẫn cho học sinh tiến hành làm Nhóm học sinh tự làm thí nghiệm điều chế oxi bằng cách đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm và thử chất khí bay ra bằng que đóm than hồng. GV nêu cách thử khí sinh ra là khí oxi GV giới thiệu: có 2 cách điều chế oxi trong PTN là đẩy nước và đẩy không khí. GV tiến hành điều chế oxi theo 2 cách trên cho hs quan sát. GV: Những chất nào có thể được dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? HS: KMnO4, KClO3 GV: Hãy kể ra những chất mà trong thành phần có chứa nguyên tố oxi? Trong những chất vừa kể chất nào kém bền dễ bị phân hủy HS: KMnO4, CaCO3, Al2O3, Fe3O4, GV: Trong các chất KMnO4, CaCO3, Al2O3, Fe3O4, chỉ có KMnO4, KClO3 là dễ bị nhiệt phân hủy vậy nên chọn KMnO4, KClO3 làm nguyên liệu điều chế oxi trong PTN. GV: nhưng sử dụng KMnO4 hay KClO3 sẽ cho khí oxi nhiều hơn? GV giải thích dựa vào tỉ lệ mol. Để phản ứng điều chế oxi từ KClO3 xảy ra nhanh hơn ta làm như thế nào ? MnO2 có vai trò gì trong phản ứng HS: trộn thêm MnO2, MnO2 đóng vai trò là chất xúc tác. Em hãy nhớ lại thế nào là chất xúc tác (bài 13) HĐ 2: :(15p) Thế nào là phản ứng phân huỷ? KT : Giúp HS biết được khái niệm phản ứng phân hủy . KN :Viết được các PTPƯ xảy ra . GV treo bảng phụ ghi bảng tr 93 sgk. Học sinh ghi vào vở câu hỏi và điền vào chổ trống trong cột 2, 3 ứng với các phản ứng hóa học Phản ứng hoá học Số chất pư Số chất sp 2KClO3 à2 KCl+3O2á 2KMnO4àK2MnO2+MnO2+2O2 CaCO3àCaO+CO2á 1 1 1 2 3 2 GV:Nhận xét những điểm giống nhau của thành phần chất tham gia, chất sản phẩm của 3 phản ứng trên. HS: số chất phản ứng là 1, số chất sản phẩm là 2,3. GV:Những phản ứng hóa học trên đây gọi là phản ứng phân hủy GV:Vậy phản ứng phân hủy là gì ? HS: định nghĩa phản ứng phân huỷ GV mở rộng: em hãy so sánh phản ứng phân huỷ với phản ứng hoáhợp. HS thảo luận theo bàn. GV nhận xét, kết luận. I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: 1.Thí nghiệm: a)Đun nóng kalipemanganat b)Điều chế oxi bằng 2 cách: - Đẩy không khí - Đẩy nước Hoá chất: KMnO4, KClO3 to Phản ứng: 2 KClO3 à 2 KCl + 3O2 2.Kết luận Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao KMnO4, KClO3 II.Phản ứng phân hủy Định nghĩa Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới VD:2KClO3 à2 KCl+3O2á H2O à H2 + O2 4.4. Tổng kết : Bài tập 1 :Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết phản ứng nào thuộc phản ứng phân hủy ,phản ứng nào thuộc phản ứng hóa hợp ? a. P + O2 à P2O5 b. MgCO3 à MgO + CO2 c. Na+ H2O à NaOH + H2 d. KNO3 à KNO2 + O2 Bài tập 2 :Hãy tính thể tích khí oxi điều chế được ở dktc khi nung 79 gam KMnO4 Hướng dẫn : HS tóm tắt và tính số mol của KMnO4 = 79/158 = 0,2 mol Theo phương trình 2KMnO4à K2MnO2+ MnO2+ 2O2 2 1 1 2 0,2 x X = 0,2 mol vậy thể tích của oxi là 0,2 .22,4 = 44,8 lit 4.5.Hướng dẫn hs tự học Đối với bài học ở tiết học này :Học bài, ghi nhớ cách điều chế oxi trong PTN, phản ứng phân hủy . - Làm bài tập 3, 4, 5, 6 trang 94 sgk Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị bài mới bài 28: Không khí và sự cháy ? Trong không khí có những khí nào ,làm thế nào để chứng minh sự có mặt của các khí đó? - Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về tình hình ô nhiễm không khí và các biện pháp phòng tránh.
Tài liệu đính kèm: