Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hóa học lớp 8

1, Mục đích của sáng kiến

 - Phân dạng các bài toán hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của học sinh lớp 8.

 - Việc phân dạng các bài toán hóa học sẽ đạt hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh khi giáo viên sử dụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các dạng bài toán hóa học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8.

 - Khi nghiên cứu về phương pháp giải bài toán thì hoạt động của học sinh là trung tâm, song với giáo viên vẫn phải là người đạo diễn giúp các em giải tốt các bài toán cụ thể.

 - Giúp học sinh phân loại các dạng bài toán hóa học lớp 8 và tìm ra những phương pháp giải dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc được phương phải giải một số dạng bài toán, từ đó rèn cho học sinh kỹ năng giải nhanh một số dạng bài tập hóa học.

 - Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là trong giải bài toán hóa học.

 - Tài liệu rất cần thiết cho việc lựa chọn các dạng bài toán để giúp cho giáo viên hệ thống hóa được những kiến thức về phương pháp giải bài toán nhanh dễ hiểu và chính xác.

 

doc 37 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1652Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hóa học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MB, là khối lượng mol của A, B, AxBy
 z, y, z là số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Tìm khối lượng của nguyên tố K và O trong 100g K2CO3
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: = 100g ; 
 = ?; mK = ?, mO = ?
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Tìm = x.MK + y.MC + z.MO
- Bước 2: Áp dụng công thức (1) và (2) 
 = 39.2 + 12 + 16.3 = 138g
Bài 2/ Tìm khối lượng S có trong 32g SO2
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: = 32g ; 
= ?; mS = ?
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Tìm = x.MS + y.MO 
- Bước 2: Áp dụng công thức (1) và (2) 
 = 32 + 16.2 = 64g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Tìm khối lượng C có trong 22g CO2. ĐS: mC = 6g
Bài 2/ Tìm khối lượng H và O có trong 40g NaOH ĐS: mH = 1g; mO = 16g
2.2/ Tính thành phần % các nguyên tố theo khối lượng trong hợp chất
Phương pháp giải:
CTHH hợp chất dạng AxBy hoặc AxByCz
Tìm khối lượng mol phân tử AxBy hoặc AxByCz (tỉm x.MA + y.MB + z.MC)
Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất
Chuyển đổi số mol nguyên tử thành khối lượng áp dụng công thức:
 mA = x.MA; mB = y.MB ( z, y là số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất)
Tính thành phần % các nguyên tố trong hợp chất áp dụng công thức:
; (1) (2); (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Tính thành phần % (theo khối lượng) các nguyên tố trong hợp chất NaNO3 .(Biết Na = 23; N = 14; O = 16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: = ? ; mNa = ?;
 mN = ?; mO = ? 
%Na = ?; %N = ?; %O =?
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Tìm = x.MNa + y.MN + z.MO
- Bước 2: mNa = x.MNa
 mN = y.MN
 mO = z.MO
- Bước 3: Tính thành phần phần trăm các nguyên tố theo khối lượng
Áp dụng công thức (1), (2), (3)
 = 23 + 14 + 16.3 = 85g
 mNa = 23.1 = 23g
 mN = 14.1 = 14g
 mO = 16.3 = 48g
Bài 2/ Tính thành phần % (theo khối lượng) các nguyên tố trong hợp chất Fe3O4 .(Biết Fe = 56; O = 16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: = ? ; mFe =?; 
 mO = ? ; %Fe = ?; %O =?
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Tìm = x.MFe + y.MO
- Bước 2: mFe = x.MFe
 mO = y.MO
- Bước 3: Tính thành phần phần trăm các nguyên tố theo khối lượng
Áp dụng công thức (1), (2)
 = 56.3 + 16.4 = 232g
 mFe = 56.3 = 168g
 mO = 16.4 = 64g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Tính thành phần % (theo khối lượng) các nguyên tố trong hợp chất SO2 . 
 ĐS: %S = 50%; %O = 50%
Bài 2/ Tính thành phần % (theo khối lượng) các nguyên tố trong hợp chất Na2CO3 ĐS: %Na = 43,40%; %C = 11,32%; %O = 45,28%
3 – DẠNG 3: BÀI TOÁN VỀ LẬP CÔNG THỨC HÓA HỌC
 3.1/ Lập CTHH của hợp chất khi biết tỉ lệ % về khối lượng của các nguyên tố tạo nên chất.
Phương pháp giải:
CTHH hợp chất dạng AxBy hoặc AxByCz (2 trường hợp)
 * Trường hợp 1: Nếu đề bài không cho biết khối lượng mol (M)
+ Gọi công thức cần tim AxBy hoặc AxByCz (z,y,z >O)
+ Tìm tỉ lệ khối lượng các nguyên tố:
 hoặc (tỉ lệ các số nguyên dương) CTHH
* Trường hợp 2: Nếu đề bài cho biết khối lượng mol (M)
+ Gọi công thức cần tim AxBy hoặc AxByCz (z,y,z >O)
+ Tìm tỉ lệ khối lượng các nguyên tố:
 CTHH
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Một hợp chất A có thành phần % về khối lượng các nguyên tố: 40%Cu; 20%S; 40%O. Hãy xác định CTHH của hợp chất.
Hướng dẫn giải
Lời giải
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Viết CTHH tổng quát củaz,y,z chưa biết
- Bước 2: Tìm tỉ lệ x,y,z (áp dụng công thức không cho biết khối lượng mol của trường hợp 1) 
- Bước 3: Thay x,y,z vào CTHH tổng quát để được CTHH đúng.
 Gọi CTHH dạng: CuxSyOz
 Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố
 - Vậy A có CTHH là CuSO4
Bài 2/ Lập CTHH của hợp chất chứa 70%Fe và 30%O. Biết khối lượng mol của hợp chất M = 160g
Hướng dẫn giải
Lời giải
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Viết CTHH tổng quát của z, y chưa biết.
- Bước 2: Tìm tỉ lệ x, y (áp dụng công thức không cho biết khối lượng mol của trường hợp 2) 
- Bước 3: Thay x,y vào CTHH tổng quát để được CTHH đúng.
 Gọi CTHH dạng: FexOy
 = 160g
 Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố
 Vậy A có CTHH là Fe2O3
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Một hợp chất chứa 45,95%K; 16,45%N và 37,6%O. Xác định CTHH của hợp chất đó. 
Bài 2/ Một hợp chất X có thành phần gồm hai nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với O là mC : mO = 3 : 8. Xác định CTHH của hợp chất đó. 
3.2/ Bài toán tìm nguyên tố.
Phương pháp giải:
Gọi CTHH dạng tổng quát cần tìm
Dựa vào đầu bài đã cho đổi ra số mol
Đặt CTHH tìm nguyên tố chưa biết
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Một hidroxit có khối lượng mol phân tử là 78. Tìm tên nguyên tố trong hidroxit đó.
Hướng dẫn giải
Lời giải
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Viết CTPT dạng tổng quát (gọi R là tên nguyên tố hidroxit chưa biết)
- Bước 2: Lập bảng biện luận để thỏa mản 
 Gọi CTPT của hidroxit là R(OH)x
Ta có: MR + 17x = 78
 Lập bảng:
 x 1 2 3 
 MR 61 44 27
Bài 2/ Oxit của một nguyên tố có hóa trị II chứa 20% khối lượng oxi. Nguyên tố đó là gì?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Viết CTPT dạng tổng quát (gọi R là tên nguyên tố oxit chưa biết)
- Bước 2: Dùng quy tắc tam suất. Tìm được R
 Gọi CTHH của oxit là RO (vì O : II)
20% O 16 đvC
80% R ? đvC
đvC Vậy R là Cu
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Oxit của một nguyên tố có hóa trị IV chứa 13,4% khối lượng O. Cho biết nguyên tố đó? 
Bài 2/ Một hidroxit có khối lượng mol phân tử 90. Tìm tên nguyên tố trong hidroxit đó. 
4 – DẠNG 4: BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
 4.1/ Tìm số mol chất tan dựa vào PTHH và số liệu đã biết ở đầu bài.
Phương pháp giải:
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Xác định số mol chất đã biết từ đó số mol chất cần tìm ()
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Tìm số mol SO2 tạo thành khi cho 0,3 mol S bị đốt cháy trong lọ khí O2 
Hướng dẫn giải
Lời giải
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: Kê mol S lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol SO2
 S + O2 SO2
 1 mol 1 mol
 0,3 mol 0,3 mol
 Vậy 
Bài 2/ Tìm số mol P2O5 tạo thành nếu đốt cháy 6,2g photpho trong bình chứa khí O2 (ở đktc) (biết P = 31; O =16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Hướng dẫn giải: 
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: Tìm số mol P () sau đó
Kê mol P lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol P2O5
 4P + 5O2 2P2O5
 4 mol 2 mol
 0,2 mol 0,1 mol
 Vậy 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Tìm số mol Cu tạo thành khi cho 0,05 mol CuO bị tác dụng với khí H2 dư
Bài 2/ Tìm số mol Na2O tạo thành nếu đốt cháy 3g Na 
 4.2/ Tính khối lượng chất tham gia hay tạo thành sau phản ứng.
Phương pháp giải:
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Xác định tỉ lệ số mol giữa chất cho và chất cần tìm.
Tìm khối lượng cần tìm (m = n . M)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành khi cho 6,5g Zn tác dụng với axit clohidric (HCl). (Biết Zn = 65; Cl = 35,5; H = 1) 
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mZn = 6,5g; mZn = ? 
MZn = 65
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: Tìm số mol Zn ()
Kê số mol Zn lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol ZnCl2.
- Bước 3: Tìm m (ZnCl2) tạo thành 
(m = n.M)
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 1 mol 1 mol
 0,1 mol 0,1 mol
 Vậy 
Bài 2/ Tính khối lượng Cu tạo thành khi cho 0,05 mol CuO tác dụng với khí H2. (biết Cu = 64; O =16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mCu = ?; nCuO= 0,05mol
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: Đề bài cho số mol CuO là 0,05mol, Kê số mol CuO lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol Cu
- Bước 3: Tìm m (Cu) tạo thành 
(m = n.M)
 Cu + CuO Cu + H2O
 1 mol 1 mol
 0,05 mol 0,05 mol
 Vậy 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Tính số gam Al2O3 tạo thành khi chó 0,15 mol Al tác dụng với khí O2 dư
Bài 2/ Tính số gam CH4 bị đốt cháy. Biết rằng cần dùng hết 0,5mol O2 và sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O
4.3/ Tính thể tích khí tham gia hay tạo thành sau phản ứng.
Phương pháp giải:
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Xác định tỉ lệ số mol chất ()
Tìm thể tích ở đktc (V = n.22,4)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Tính thể tích khí H2 thu được (ở đktc) khi cho 5,6g Fe tác dụng với axit clohidric (HCl). (Biết Fe = 56)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mFe = 5,6g; V (H2) = ? 
MFe = 56g
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: Tìm số mol Fe ()
Kê số mol Fe lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol H2
- Bước 3: Tìm V(H2) = n.22,4
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 1 mol 1 mol
 0,1 mol 0,1 mol
 Vậy 
Bài 2/ Lưu huỳnh cháy trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit (SO2). Biết khối lượng S tham gia phản ứng là 1,6g. Tính thể tích khí O2 tham gia phản ứng và khí SO2 sinh ra (ở đktc). (Biết S = 32; O = 16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mS = 1,6g; = ? 
 = ?; MS = 32g; nS = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: Tìm số mol S ()
Kê số mol S lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol O2 và SO2
- Bước 3: Tìm V(O2) và V (SO2)
 S + O2 SO2
 1 mol 1 mol 1 mol
 0,05 mol 0,05 mol 0,05 mol
 Vậy 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Tính thể tích CO2 (ở đktc) sinh ra khi đốt cháy 0,8g CH4
Bài 2/ Tính thể tích H2 (ở đktc) sinh ra khi cho 2,8g Fe tác dụng với axit clohdric (HCl)
4.4/ Bài toán khối lượng chất còn dư.
Phương pháp giải:
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Xác định tỉ lệ số mol chất ()
- Xác định khối lượng chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư bằng cách sau:
Lập tỉ số: 
 Số mol chất A đề bài cho số mol chất B đề bài cho
 ;
 Số mol chất A trên phương trình số mol chất B trên phương trình 
+ Tỉ số chất nào lớn hơn thì chất đó dư 
+ Tỉ số chất nào nhỏ hơn thì chất đó phản ứng hết. 
Dựa vào PTHH tìm số mol các chất sản phẩm theo chất phản ứng hết.
Tính toán theo yêu cầu đề bài (khối lượng, thể tích chất khí....) 
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Cho m(g) kim loại Zn tác dụng với 10,95g axit clohidric (HCl) tạo ra 13,6g kẽm clorua (ZnCl2) và khí H2 (đktc). Hãy tính khối lượng m
(biết Zn = 65; Cl = 35,5; H = 1)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mHCl = 10,95g; 
 m (ZnCl2) = 13,6g
mZn = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: đổi ra số mol HCl và số mol ZnCl2 ()
- Bước 3: lập tỉ số
Lấy số mol nhỏ hơn kê số mol lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol Zn
- Bước 4: Tìm m (Zn)
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 2 mol 1 mol
 0,3 mol 0,1 mol
Lập tỉ số:
Vậy số mol HCl dư
Nên số mol ZnCl2 phản ứng hết 
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 1 mol 2 mol 1 mol
 0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol
 mZn = 0,1 . 65 = 6,5g
Bài 2/ Đốt cháy 6,2g P trong bình chứa 6,72 lít khí O2 (ở đktc). Hãy cho biết sau khi cháy:
a/ P hay khí O2 chất nào còn dư?
b/ Chất nào được tạo thành và khối lượng bao nhiêu gam (Biết P = 31; O = 16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mP = 6,2g; V(O2) = 6,72 l
 m(P2O5) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: đổi ra số mol P và số mol O2 () và 
- Bước 3: lập tỉ số
Lấy số mol nhỏ hơn kê số mol lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol P2O5
- Bước 4: Tìm m (P2O5)
 4P + 5O2 2P2O5
 4 mol 5 mol
 0,2 mol 0,3 mol
Lập tỉ số:
Vậy số mol O2 dư
Nên số mol P phản ứng hết 
b/ 4P + 5O2 2P2O5
 4 mol 2 mol
 0,2 mol 0,1 mol
Vậy chất tạo thành là P2O5 
 = 0,1 . 152 = 15,2g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Người ta cho 4,48 lít khí H2 (đktc) đi qua 24 g CuO nung nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau pah3n ứng. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn?
Bài 2/ Al tác dụng HCl. Khi cho miếng Al tan hết vào dd HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí H2 (ở đktc)
a/ mAl =?
b/ HCl còn dư hay không? Nếu còn dư thì (mHCl) là bao nhiêu?
5 – DẠNG 5: BÀI TOÁN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
5.1/ Tính hiệu suất của phản ứng.
Phương pháp giải:
 1/ Trường hợp 1: Tính hiệu suất theo lượng sản phẩm thu được:
 lượng sản phẩm thực tế thu được (đề bài cho)
 H = x 100% (1)
 lượng sản phẩm lý thuyết thu được (theo PTHH)
 * Chú ý : lượng sản phẩm thực tế lượng sản phẩm lý thuyết.
 2/ Trường hợp 2: Tính hiệu suất theo lượng chất tham gia phản ứng cần lấy:
 lượng chất tham gia cần lấy lý thuyết (theo PTHH)
 H = x 100% (2)
 lượng chất tham gia cần lấy thực tế (đề bài cho)
 * Chú ý: lượng chất tham gia cần lấy (thực tế) lượng chất tham gia cần lấy lý thuyết.
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Lấy 4,9g KClO3 đem nung cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 2,5 g KCl và khí O2 . Tính hiệu suất của phản ứng nung KClO3 (biết K = 39; Cl = 35,5; O = 16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: m(KClO3) = 4,9g; m(KCl) = 2,5g; H = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: đổi ra số mol KClO3 () 
Xong kê số mol KClO3 lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol KCl. Sau đó tìm số gam KCl
- Bước 3: Tìm H = ?
 2KClO3 2KCl + 3O2 (1)
 2 mol 2 mol
 0,04 mol 0,04 mol
Từ (1) mKCl = 0,04 . 74,5 = 2,98g
Bài 2/ Trộn 10,8g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 25,5g Al2S3. Tính hiệu suất của phản ứng trên. (biết Al = 27; S = 32)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mAl = 10,8g; 
m(Al2S3) = 25,5g; H = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: đổi ra số mol Al () 
Xong kê số mol Al lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol Al2S3. Sau đó tìm số gam Al2S3
- Bước 3: Tìm H = ?
 2Al + 3S Al2S3 (1)
 2 mol 1 mol
 0,4 mol 0,2 mol
Từ (1) = 0,2 . 150 = 30g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Nung 150kg CaCO3 thu được 6,72kg CaO. Tính hiệu suất của phản ứng
 ĐS: H = 80%
Bài 2/ Khí O2 điều chế do nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được 43,2g khí O2. Tính hiệu suất của phản ứng. ĐS: H = 50%
 5.2/ Tính khối lượng chất ban đầu hoặc khối lượng chất tạo thành khi biết hiệu suất phản ứng.
Phương pháp giải:
 1/ Trường hợp 1: Tính khối lượng sản phẩm thì:
 Khối lượng tính theo PTHH 
khối lượng sản phẩm = x H (1)
 100
 2/ Trường hợp 2: Tính khối lượng chất tham gia thì:
 Khối lượng tính theo PTHH 
khối lượng sản phẩm = x 100 (2)
 H
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Nung 10g CaCO3 lên đến 10000C. Tính khối lượng vôi sống thu được, biết H = 80% (biết Ca = 40; C = 12; O = 16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: m(CaCO3) = 10 g; 
mCaO = ?; H = 80%
 Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: đổi ra số mol CaCO3 () 
Xong kê số mol CaCO3 lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol CaO. Sau đó tìm số gam CaO theo PTHH (lý thuyết)
- Bước 3: Tìm mCaO(thực tế) = ?
 CaCO3 CaO + CO2 (1)
 1 mol 1 mol
 0,1 mol 0,1 mol
Từ (1) mCaO = 0,1 . 56 = 5,6g
Bài 2/ Sắt được sản xuất theo sơ đồ phản ứng: Al + Fe2O3 Fe + Al2O3
. Tính khối lượng Al phải dùng để sản xuất được 168g Fe, biết H = 90%
(biết Al = 27; Fe = 56; O = 16)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: m(Fe) = 168 g; 
mAl = ?; H = 90%
 Hướng dẫn giải
- Bước 1: Viết phản ứng xảy ra
- Bước 2: đổi ra số mol Fe () 
Xong kê số mol Fe lên phương trình dùng quy tắc tam suất sẽ tìm được số mol Al. Sau đó tìm số gam Al theo PTHH ( lý thuyết)
- Bước 3: Tìm mAl(thực tế) = ?
 2Al + Fe2O3 2Fe + Al2O3 (1)
 2 mol 2 mol
 3 mol 3 mol
Từ (1) mAl = 3 . 27 = 81g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ a/ Khí O2 điều chế do nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được 43,2g khí O2. Tính hiệu suất của phản ứng. ĐS: H = 50%
 b/ Lượng oxi tiêu dùng để đốt cháy photpho, với hiệu suất phản ứng là 98%. Tính lượng photpho đã đốt cháy. ĐS: mP = 37,95g
6 – DẠNG 6: BÀI TOÁN VỀ HỖN HỢP
Phương pháp giải:
 - Căn cứ vào phương trình bài toán ta đặt biến số cho hơp lý, thường ta đặt mol sẽ dễ giải hơn
 - Cẩn thận xem một trong hai chất hỗn hợp tham gia phản ứng
 - Viết phương trình phản ứng kê mol tìm hệ phương trình giải (ta sẽ được số mol cũa những chất)
 - Từ đó tính được khối lượng những chất hoặc % mỗi chất về khối lượng hoặc thể tích.
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Hòa tan hoàn toàn 18,6g hỗn hợp 2 kim loại Zn và Fe trong dd H2SO4 (loãng), thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc)
a/ Viết PTHH các phản ứng xảy ra
b/ Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
 (biết Zn = 65; H = 1; O = 16; Fe = 56; S = 32)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mhh = 18,6 g; 
V(H2) = 6,72l; %Zn = ?; %Fe = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Gọi x,y là số mol Zn và Fe
- Bước 2: Viết 2 phản ứng xảy ra (kê mol lên PT x,y của Zn và Fe dùng quy tắc tam suất, thì tìm được số mol x,y khí H2)
- Bước 3: đổi ra số mol H2 () 
- Bước 4: Từ PT (1) và (2) ta có hệ PT x,y theo khối lượng 2 kim loại Zn và Fe; và x,y theo hệ số mol H2
- Bước 5: Giải hệ PT tìm được x,y mZn và mFe
- Bước 6: %Zn = ?; %Fe = ?
Gọi x, y lần lượt là số mol của Zn và Fe đã dùng
 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (1)
x(mol) x(mol)
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (2)
y(mol) y(mol)
Từ (1) và (2) ta có hệ PT
 65x + 56y = 18,6 (1)
 x + y = 0,3 (2)
 Giải hệ PT (1) và (2) ta được:
x = 0,2 mZn = 0,2 . 65 = 13g
y = 0,1 mFe =0,1 . 56 = 5,6g
Bài 2/ Hòa tan 16,24g hỗn hợp biết Zn và Al trong dd HCl dư, thu được 8,512 lít khí H2. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu trong hỗn hợp. (biết Al = 27; Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mhh = 16,24 g; 
V(H2) = 8,512l; mZn = ?; mAl = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Gọi x,y là số mol Zn và Al
- Bước 2: Viết 2 phản ứng xảy ra (kê mol lên PT x,y của Zn và Al dùng quy tắc tam suất, thì tìm được số mol x,y khí H2)
- Bước 3: đổi ra số mol H2 () 
- Bước 4: Từ PT (1) và (2) ta có hệ PT x,y theo khối lượng 2 kim loại Zn và Al; và x,y theo hệ số mol H2
- Bước 5: Giải hệ PT tìm được x,y mZn và mAl
Gọi x, y lần lượt là số mol của Zn và Al đã dùng
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (1)
x(mol) x(mol)
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (2)
2y(mol) (mol)
Từ (1) và (2) ta có hệ PT
 65x + 27y = 16,24 (1)
 x + = 0,3 (2)
 Giải hệ PT (1) và (2) ta được:
x = 0,2 mZn = 0,2 . 65 = 13g
y = 0,12 mFe =0,12 . 27 = 3,24g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Đem nung hoàn toàn 8,77g hỗn hợp gồm KClO3 và KMnO4, thu được 1,12 lít khí O2 (ở đktc). Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp. ĐS: %KClO3 = 27,94%; %KMnO4 = 72,06%
Bài 2/ Để khử hoàn toàn hỗn hợp ZnO và FeO thành kim loại thì cần vừa đủ 10,08 lít khí H2 (đktc). Lấy toàn bộ kim loại sinh ra tác dụng với HCl dư thì thể tích khí H2 (đktc) thu được sau phản ứng là bao nhiêu. ĐS: V(H2) = 10,08(l)
7 – DẠNG 7: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
 7.1/ Pha trộn dung dịch (với lượng chất tan giống nhau). Trường hợp này không có xảy ra phản ứng khi pha trộn. Dạng bài toán này có thể giải bằng các cách sau:
 7.1.1 Phương pháp đại số
 a/ Về nồng độ phần trăm (C%)
 +/ Cho dd(1) có (mdd(1), C%(1)) vào dd(2) có (mdd(2), C%(2)). Tìm C% của dd mới (sau khi trộn)
Phương pháp giải:
mdd (mới) = mdd(1) + mdd(2) (1)
mct (mới) = mct(1) + mct(2) 
 (2)
C% (dd mới) (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Trộn 40g dd KOH 20% với 60g dd KOH 10% ta thu được dd KOH mới có nổng độ % là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mdd(1) = 40g ;mdd(1)=60g
C%(1) = 20%; C%(2) = 10%
C% (KOH mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(KOH mới) = 40 + 60 = 100g
 mct(KOH trong dd mới) = 
 C%(KOH mới) 
Bài 2/ Trộn 300g dd NaOH 25% vào 200g dd NaOH 20% thì thu được dd NaOH mới có nồng độ % là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mdd(1) = 300g ;
mdd(1) = 200g
C%(1) = 25%; C%(2) = 20%
C% (NaOH mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(NaOH mới) = 300 + 200 = 500g
 mct(NaOH trong dd mới) = 
 C%(NaOH mới) 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Trộn 50g dd NaOH 4% vào 100g dd NaOH 10% thì thu được dd NaOH mới có nồng độ % là bao nhiêu? ĐS: 8%
Bài 2/ Pha trộn 1760g dd KOH 38% vào 2640g dd KOH 8% thì thu được dd KOH mới có nồng độ % là bao nhiêu? ĐS: 20%
 +/ Về nồng độ phần trăm (C%)
 +/ Cho nước vào dd(2) có (mdd(2), C%(2)). Tìm C% của dd mới (sau khi trộn)? Trường hợp này còn gọi là pha loãng dd.
Phương pháp giải:
mdd (mới) = mnước + mdd(2) (1)
mct (mới) = mct(2) (2)
C% (dd mới) (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Đem 200 nước cất pha vào 100g dd NaCl 60% thì thu được dd NaCl mới có nồng độ bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mnước = 200g ;
mdd(2) = 100g
C%(2) = 60%; C% (NaCl mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(NaCl mới) = 200 + 100 = 300g
 mct(NaCl trong dd mới) = 
 C%(NaCl mới) 
Bài 2/ Đem 160 nước thêm vào 800g dd H2SO4 18% thì thu được dd H2SO4 mới có nồng độ bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mnước = 160g ;
mdd(2) = 800g
C%(2) = 18%; C% (H2SO4 mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd (H2SO4 mới) = 160 + 800 = 960g
 mct (H2SO4 trong dd mới) = 
 C%(H2SO4 mới) 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Pha 20g nước thêm vào 60g dd NaCl 25% . Tính nồng độ % dd muối thu được. ĐS: 18,75%
Bài 2/ Pha 20g nước thêm vào 130g dd KCl 20% . Tính nồng độ % dd muối thu được. ĐS: 17,33%
 +/ Về nồng độ phần trăm (C%)
 +/ Cho mct(1) vào dd2 có (mdd(2), C%(2)). Tìm C% của dd mới (sau khi trộn)? 
Phương pháp giải:
mdd (mới) = mct(1) + mdd(2) (1)
mct (mới) = mct(1) + mct(2) 
 mct(1) + (2) 
C% (dd mới) (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Trộn 50g HCl nguyên chất vào 400g dd HCl 10% thì sẽ thu được dd HCl mới có nồng độ bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mct(1) = 50g ;
mdd(2) = 400g
C%(2) = 10%; C% (HCl mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(HCl mới) = 50 + 400 = 450g
 mct(HCl trong dd mới)= 
 C%(HCl mới) 
Bài 2/ Thêm 15g KOH nguyên chất vào 150g dd KOH 12%. Để có dd KOH mới cần bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mct(1) = 15g ;
mdd(2) = 150g
C%(2) = 12%; C% (KOH mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(KOH mới) = 15 + 150 = 165g
 mct(KOH trong dd mới)= 
 C%(KOH mới) 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Thêm 20g đường vào 80g dd đường 10%. Tính nồng độ % dd đường thu được. ĐS: 28%
Bài 2/ Thêm 30g NaCl vào 470g dd NaCl 2% . Tính nồng độ % dd NaCl thu được. ĐS: 7,88%
 +/ Về nồng độ mol (CM)
 1.1/ Cho dd(1) có (Vdd(1), CM(1)) vào dd2 có (Vdd(2), CM(2)) . Tìm CM của dd mới (sau khi trộn)? 
Phương pháp giải:
Vdd (mới) = Vdd(1) + Vdd(2) (1)
nct (mới) = 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc