Phân tích nghệ thuật trong tác phẩm “Bà Bôvary” của G. Flôbe

Ra đời năm 1857, tiểu thuyết “Bà Bôvary”(Madamme Bovary) của Gustave Flaubert ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của công chúng Pari. Người ta quan tâm, thậm chí vồ vập nó không phải ở nội dung của tác phẩm mà chính là ở chỗ tác giả của tác phẩm này vừa được xoá trắng án trong một vụ kiện hy hữu: một cuốn tiểu thuyết, cùng với tác giả và nhân vật trong truyện bị đưa ra toà vì “vi phạm thuần phong mỹ tục”. Trong lịch sử văn học Pháp từ trước tới nay mới chỉ có hai người bị ra toà vì chuyện văn chương: một là Flaubert và hai là Baudelaire-người mở đầu thơ ca Pháp hiện đại-với tập thơ “Hoa ác”(Les Fleurs du Mal-1857). “Bà Bôvary”là một cuốn tiểu thuyết kể về số phận một người phụ nữ nông thôn trưởng giả vì chán chồng-một thầy thuốc làng-mà đi ngoại tình với một chàng luật sư trẻ tuổi nhưng không thành, rồi sau đó trở thành tình nhân của một tay chơi, nhưng cũng bị anh ta bỏ rơi. Cuối cùng thì cô ta gặp và bắt tình với anh chàng luật sư, nhưng sau đó thì phá sản và tự tử bằng thạch tín để lại chồng và đứa con gái lên ba tuổi. Một cuốn tiểu thuyết có cốt truyện đơn giản, bình thường mang dáng vẻ lãng mạn và có bề ngoài khá cổ điển nhưng ý nghĩa và sự thành công của cuốn tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở đó. Trước hết phải kể đến nghệ thuật xây dựng tác phẩm của Flaubert, điều đã làm nên thành công và sức sống lâu bền cho tác phẩm cho tới tận ngày nay. Tiểu thuyết, đến Flaubert đã thực sự làm một cuộc chuyển mình lớn lao, một cuộc cách tân lớn về mặt thể loại tiến gần đến tiểu thuyết hiện đại. Với công lao của mình, Flaubert được xem là nhà văn bắc cầu giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán cổ điển Pháp nửa đầu thế kỷ XIX với Xtăngđa, Banzắc và chủ nghĩa hiện đại Pháp nửa cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX với Anaton Frăngxơ, Rômanh Rôlăng, Rôriê Máctanh Đuyga

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích nghệ thuật trong tác phẩm “Bà Bôvary” của G. Flôbe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
	KHOA VĂN HỌC
	* * *
	VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÁP
Đề bài: Phân tích nghệ thuật trong tác phẩm “Bà Bôvary” của G. Flôbe.
 Giảng viên :TS.Đào Duy Hiệp
 Sinh viên : Lã Xuân Quý
 Lớp : Văn K47
Hà Nội– 3/2005
Ra đời năm 1857, tiểu thuyết “Bà Bôvary”(Madamme Bovary) của Gustave Flaubert ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của công chúng Pari. Người ta quan tâm, thậm chí vồ vập nó không phải ở nội dung của tác phẩm mà chính là ở chỗ tác giả của tác phẩm này vừa được xoá trắng án trong một vụ kiện hy hữu: một cuốn tiểu thuyết, cùng với tác giả và nhân vật trong truyện bị đưa ra toà vì “vi phạm thuần phong mỹ tục”. Trong lịch sử văn học Pháp từ trước tới nay mới chỉ có hai người bị ra toà vì chuyện văn chương: một là Flaubert và hai là Baudelaire-người mở đầu thơ ca Pháp hiện đại-với tập thơ “Hoa ác”(Les Fleurs du Mal-1857). “Bà Bôvary”là một cuốn tiểu thuyết kể về số phận một người phụ nữ nông thôn trưởng giả vì chán chồng-một thầy thuốc làng-mà đi ngoại tình với một chàng luật sư trẻ tuổi nhưng không thành, rồi sau đó trở thành tình nhân của một tay chơi, nhưng cũng bị anh ta bỏ rơi. Cuối cùng thì cô ta gặp và bắt tình với anh chàng luật sư, nhưng sau đó thì phá sản và tự tử bằng thạch tín để lại chồng và đứa con gái lên ba tuổi. Một cuốn tiểu thuyết có cốt truyện đơn giản, bình thường mang dáng vẻ lãng mạn và có bề ngoài khá cổ điển nhưng ý nghĩa và sự thành công của cuốn tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở đó. Trước hết phải kể đến nghệ thuật xây dựng tác phẩm của Flaubert, điều đã làm nên thành công và sức sống lâu bền cho tác phẩm cho tới tận ngày nay. Tiểu thuyết, đến Flaubert đã thực sự làm một cuộc chuyển mình lớn lao, một cuộc cách tân lớn về mặt thể loại tiến gần đến tiểu thuyết hiện đại. Với công lao của mình, Flaubert được xem là nhà văn bắc cầu giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán cổ điển Pháp nửa đầu thế kỷ XIX với Xtăngđa, Banzắc và chủ nghĩa hiện đại Pháp nửa cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX với Anaton Frăngxơ, Rômanh Rôlăng, Rôriê Máctanh Đuyga
 Với “Bà Bôvary” Flaubert đã nói lên sự phản kháng của cá nhân chống lại những quy tắc của xã hội và đạo đức của thế giới tư sản chật hẹp và giả dối làm méo mó nhân cách, cằn cỗi tâm hồn và tha hoá con người. Đồng thời tác giả vạch ra sự tan vỡ của những ảo tưởng thơ mộng lãng mạn mà cá nhân khao khát hạnh phúc đặt vào thực tại tư sản tầm thường và hèn kém. Trong tác phẩm của mình, Flaubert cắt đứt sự tồn tại của người kể chuyện, trên từng trang viết chỉ còn lại những suy tư của trường ý thức miên man, mơ hồ và đa âm 
Không phải ngẫu nhiên trong lá thư đề ngày 30.04.1857 gửi cho Flaubert, Victo Hugo đã viết: “Thưa ông, ông là một trong những trí tuệ dẫn đường cho thế hệ của mình. Hãy gìn giữ cho thế hệ ấy ngọn đuốc nghệ thuật. Tôi ở trong bóng tối, nhưng tôi yêu ánh sáng”. Còn St Beuve-nhà phê bình nảy lửa của thế kỷ XIX-viết ngày 25.04.1987: “ Thưa ông, đấy là một quyển sách đẹp, một quyển sách bậc thầy về miêu tả và bố cục”. Điều ấy có nghiã là, chỉ có các nhà văn lớn đương thời mới đánh giá được hết ý nghĩa và giá trị của tác phẩm-dù mới chỉ là ở mức tiên cảm. Công chúng Pari thời bấy giờ, cũng như bạn đọc ngày nay không thể thấy hết giá trị to lớn của tác phẩm nếu không đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật của tác giả. Chính nghệ thuật xây dựng tác phẩm đã khiến cho Flaubert bước đi sớm một bước so với rất nhiều nhà văn đương thời.
“Bà Bôvary” là tác phẩm đầu tiên biểu hiện đầy đủ nghệ thuật khách quan của Flaubert. Tính khách quan chính là một đặc điểm tuyệt vời trong sáng tạo của ông. Flaubert quan niệm sáng tạo nghệ thuật là một hành vi nhận thức. Nghệ sĩ phải thể hiện bản chất của sự vật, phải nhìn hiện tượng trong tổng thể, trong mối liên hệ với các hiện tượng khác, phải “logic hơn tính ngẫu nhiên của các hiện tượng, phải gạt bỏ cá nhân nghệ sĩ ra ngoài tác phẩm văn học”. “Chẳng có gì kém cỏi hơn là đưa vào nghệ thuật tình cảm cá nhân”. Ông cho rằng nhà nghệ sĩ lí tưởng là biết làm cho những người suy nghĩ rằng ông ta không tồn tại, nghệ sĩ phải có một gián cách, một độ lùi với đối tượng miêu tả đó để có thể ngắm nhìn và tái hiện nó. Chính quan điểm nghệ thuật như vậy mà Flaubert được coi là “nhà pháp sư của ngôn ngữ, cũng khách quan như mặt trời gay gắt rọi sáng cả vào đám bùn nhơ ngoài phố lẫn mớ đăng-ten sang trọng” (Macxim Gócki). Viết “Bà Bôvary” thể hiện những con người hết sức xa lạ với bản thân nhà văn không dựa được vào những gì chính mình cảm xúc mà phải nhập vào nhân vật nhờ nỗ lực của trí tuệ và sức tưởng tượng. Mô tả đời sống bên trong của Sáclơ hay Ema, Flaubert nhiều khi phải thâm nhập vào trong bóng tối của tiềm thức, tìm ở đó những nguyên nhân của hành động, của “những phép biện chứng của tâm hồn”
Nhờ sự khách quan trong miêu tả và trong quá trình thâm nhập sâu vào nhân vật, hoàn cảnh mà Flaubert đã xây dựng được cái gọi là “ảo mộng tan vỡ” trong tác phẩm của mình. Hiện tại xã hội tư sản không dung chứa bất kì ước mơ cao đẹp và chân chính của con người. Flaubert đã vạch trần cái tầm thường ngay trong bản thân những mộng đẹp lãng mạn, ông chỉ ra cái nghèo nàn, bế tắc và sự xuống dốc của mọi lực lượng trí tuệ, sự sa đoạ về nhân cách trong giới trí thức tư sản
 Di chuyển điểm nhìn cũng là một sáng tạo đặc sắc trong tiểu thuyết của Flaubert. Nó là một minh chứng cho tính khách quan của nghệ thuật. Đây cũng chính là một đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết truyền thống thường thống nhất trong một điểm nhìn. Ở tiểu thuyết “ Bà Bôvary” thiên nhiên, cảnh vật, con người không chỉ được nhìn qua con mắt của Ema mà còn qua Sáclơ, Rôđônphơtuỳ theo từng cảnh ngộ. Điểm nhìn di chuyển vào bên trong nhân vật mà vẫn khách quan bởi di động qua nhiều nhân vật. Điều này khiến thế giới miêu tả trong tiểu thuyết của Flaubert thiếu tính nhất quán, trong suốt khó tiếp cận so với tiểu thuyết trước đây vì nó vắng bóng người bắt nhịp, cầm trịch trong tác phẩm nhưng lại thích hợp để miêu tả một bức tranh xã hội bề bộn, phức tạp và đa âm. Do điểm nhìn xuất phát từ nhân vật nên những cảm giác trước hiện tượng được miêu tả nhiều khi không được họ tiếp nhận rõ ràng khiến nhân vật không hiểu rõ về nhau thậm chí không hiểu rõ chính bản thân mình: khi Ema xuất hiện trước Sáclơ, Lêông hoặc Rôđônphơ hay ngược lại khi Ema cảm nhận về những người đàn ông ấy chúng ta đều nhận thấy sự cảm nhận của họ rất tản mạn, vụn vặt không trọn vẹn.
Để nhân vật hiện lên một cách đầy đủ và sinh động Flaubert đã sử dụng một thứ ngôn ngữ thích hợp: ngôn ngữ trực tiếp tự do, nó giống như một thứ độc thoại nội tâm. Nhờ ngôn ngữ này mà ta có thể nhìn nhận nhân vật từ bên ngoài và di chuyển dần vào bên trong mà vẫn giữ được tính khách quan.
Một yếu tố hiện đại trong nghệ thuật của tác phẩm “Bà Bôvary” không thể không kể đến là sự xuất hiện những quãng lặng và khoảng trống. Thủ pháp nghệ thuật này được biểu hiện rõ nhất ở chương “Hội chợ nông nghiệp” cảnh này được xem như then chốt của tư tưởng và nghệ thuật của Flaubert. Tác giả đã cài xen kẽ hai hình thức phát ngôn hoàn toàn trái ngược nhau: một là lời diễn văn của một vị tai to mặt lớn và một bên là lời tình tự giữa Êma và Rôđonphơ: một bên nói chuyện lợn, bò, phân bónmột bên thì ước mơ hạnh phúc, tình cảm cao đẹp. Trên văn bản chúng ta không hề thấy một mối liên hệ nào giữa những mạch ngắt đoạn của hai phát ngôn trên, “tưởng như một cuộc hoà tấu lỡ điệu”. Khoảng trống và quãng lặng toát ra từ chính sự khập khiễng, không ăn khớp của các đối thoại. Một bên là giọng bịp bợm, mị dân của chính quyền với bọn ưa phỉnh nịnh. Một bên là sự lừa bịp của tình yêu. Tác giả không đưa ra một lời bình luận, giải thích, so sánh trực tiếp nào mà chính người đọc phải tự tìm lấy qua những đối thoại “ông chẳng bà chuộc”, “ông nói gà bà nói vịt” kia. Khoảng trống và quãng lặng góp phần tạo ra tính đa âm, khách quan và giầu sức thuyết phục.
Thời gian trong “Bà Bôvary” được tác giả xử lý theo ba hướng: miêu tả tự nhiên, miêu tả đồ vật và miêu tả tâm lý. Theo Flaubert mọi sự trên đời không đổi mới mà chỉ là sự tuần hoàn bất biến. Chính vì vậy mà bức tranh thiên nhiên của ông mang sự chuyển động của thời gian mà vẫn im lìm, lặng lẽ và đôi khi thiu ngủ trong một nỗi buồn mênh mang. Trong “Bà Bôvary” ta thấy có một hệ thống đồ vật đã “xâm lăng”vào không gian sống, hoạt động của con người. Miêu tả đồ vật trong trạng thái nhất định cũng là một phương thức biểu thị thời gian: “ Đồ đạc dường như càng trở nên bất động tại chỗ và mất đi trong bóng tối như trong đại dương u ám. Lửa trong lò sưởi đã tắt, chiếc đồng hồ quả lắc vẫn đu đưa và Êma sửng sốt một cách mơ hồ trước sự yên tĩnh ấy của mọi vậtĐưa hệ thống đồ vật vào tác phẩm tác giả làm nổi bật hơn tính trì trệ về thời gian trong tiến trình phát triển của nhân vật.
Tâm lí nhân vật cũng được khắc hoạ đậm nét qua thời gian. Với Sáclơ “ vũ trụ không vượt quá vòng váy của vợ”. y làm việc, ăn ngủchỉ là một hiện tại kéo dài đơn giản. Ngược lại Êma thì hoài niệm về quá khứ. Trong sự trắc trở về đời sống tình cảm nàng nhận thấy sự đổ vỡ chua chát của những mộng tưởng trong quá khứ mà không sao tìm thấy được trong hiện tại. Thực ra cái “quá khứ” mà Êma mộng ước cũng chỉ là những ám ảnh về quá khứ.
Bên cạnh yếu tố thời gian ta cũng bắt gặp yếu tố không gian mang phong cách mới của Flaubert. Ta nhận thấy mỗi địa điểm như Yôngvin, Kuănglà một bức tranh độc lập có thể để riêng mà vẫn hiểu được, những không gian này thay đổi chậm rãi. Số lượng những miêu tả của Flaubert bên cạnh sự cần thiết cho những bước đi của truyện, cho “sự vận động dù tách rời”-nhưng chức năng chủ yếu của không gian trong “Bà Bôvary” là để nói lên một thế giới trầm tư nhưng mơ mộng của nhân vật cho một tương lai không bao giờ tới cả. Không gian nói lên sự ngưng đọng và chán nản của nhân vật, không gian của Flaubert là không gian nói lên sự đổ vỡ.
Có người nói: “ sức ám ảnh của thời gian không bao giờ buông tha người viết tiểu thuyết thời gian điểm nhịp cho tư duy cả nhà tiểu thuyết tính thời gian là bố cục của tiểu thuyết”.
Với quan niệm thời gian có nhiều điểm mới, sáng tạo Flaubert đã tạo ra chiếc chìa khoá trong bố cục kết cấu của tiểu thuyết của mình như thế nào? Tác phẩm gồm 35 chương chia làm ba phần. Số lượng các chương nhiều nhưng độ dài các chương thì thì ngắn hơn so với tiểu thuyết lãng mạn. Kết cấu tác phẩm theo trình tự thời gian tuyến tính-các chương nằm trong mối quan hệ lỏng lẻo với nhau. Đây là điểm khác biết với tiểu thuyết quá khứ-đặc biệt là tiểu thuyết chương hồi-những tiểu thuyết mà nhân vật hành động, móc xích các chương với nhau. Nhưng ở “ Bà Bôvary” với sự tồn tại đọc lập của các chương nhân vật buộc phải suy nghĩ, buộc phải trở thành những nhà tư tưởng.
Nếu như kết cấu tiểu thuyết thế kỷ XIX chủ yếu dựa trên độ căng chốc lát thì trong “Bà Bôvary” lại xoay quanh trò chơi của những thời điểm, hành động không liên tục diễn biến mà xoáy vào nhiều điểm hội tụ các chương mang tính kế tiếp của những cảnh ngộ, giai đoạn nhiều hơn là sự thắt nút dẫn tới đỉnh điểm: Êma đến Vôbietxa dự buổi khiêu vũ thực chất là sự cộng hưởng của những điều nàng được đọc trong tiểu thuyết”Những điểm hội tụ là những giọt nước rơi xuống con nước chết của đời sống xung quanh con người đang ngủ im lìm và làm nó động đậy”: Bắt đầu là đám cưới Êma hy vọng rồi thất vọng; đến biến cố Vôbietxa; những cuộc ngoại tìnhNhững biến cố này chứng tỏ cuộc sống u ám đơn điệu cũng là sự tồn tại trong đời nàng.
Kết thúc bi thảm cuộc đời Êma nói lên sự bế tắc, không ý thức được gì đến khi chết. Đồng thời đây cũng là một cách biệt trong việc giải quyết vấn đề nhân vật so với tiểu thuyết giai đoạn trước: “ Ở thế kỷ XIX tiểu thuyết biểu hiện một tiếng kêu tự do, còn tiểu thuyết hôm nay-chính cái tự do này lên tiếng- đang bị chìm ngập trong sự tự do chung”(F.Marceau).
Vấn đề nhân vật điển hình cũng là yếu tố cần được nhắc đến trong nghệ thuật tiểu thuyết “Bà Bôvary”. Qua ngòi bút sắc sảo của mình Flaubert đã tạo nên những nhân vật điển hình của thời đại. Tiêu biểu là hình tượng Êma. Êma Bôvary nàng là điển hình nổi bật của cả một lớp phụ nữ trong xã hội tư sản Pháp đương thời. Chính Flaubert đã khẳng định: “nàng Bôvary tội nghiệp của tôi, trong giờ phút này đang đau khổ và khóc lóc ở 20 làng của nước Pháp”. Và có lẽ rộng hơn nàng là những con người nhỏ bé, yếu ớt và đi vào ngõ cụt của chính xã hội xấu xa, ti tiện. Chính Flaubert đã thừa nhận “Bôvary chính là tôi”. Hơn thế, tên riêng Bôvary đã đi vào ngôn ngữ Pháp đẻ ra danh từ chung Bovarisme( chủ nghĩa Bôvary). Tất cả điều đó nói lên sức nặng trong sự khái quát của nhân vật qua ngòi bút Flaubert.
Có người nhận xét rằng: “ Hầu như tư tưởng nghệ thuật của Flaubert đã được thể hiện tập trung hết trong tiểu thuyết Bà Bôvary”. Đúng như vậy, ta thấy tác phẩm này là một minh chứng hùng hồn cho cuộc cách tân trong nghệ thuật tiểu thuyết thế giới đưa tiểu thuyết sang bước đường hiện đại. Từ quan điểm “khách quan” trong nghệ thuật Flaubert đã tạo ra cuộc hành trình “di chuyển điểm nhìn”, đã tạo ra những “khoảng trống và quãng lặng”, một thứ ngôn ngữ trực tiếp tự do, một kiểu kết cấu độc đáoVới cách viết độc đáo, một âm điệu phù hợp lạ lùng với màn bi hài kịch vừa kệch cỡm, vừa chua xót, Flaubert xứng đáng là bậc thầy của tiểu thuyết, “ nhà truyền giáo của cái đẹp, Hêlen của thế kỷ XIX”( M.Gocki). 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 Khai quat van hoc dan gian Viet Nam_12219878.doc