Quả và hạt với vấn đề bảo tồn, phát triển cây chuối ở hướng hóa

CHỦ ĐỀ:

QUẢ VÀ HẠT VỚI VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN CÂY CHUỐI Ở HƯỚNG HÓA

A. MỤC TIÊU:

Hiện nay, giáo dục đang hướng tới phát triển năng lực cho học sinh, nghĩa là rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống có vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học theo chủ đề là một hình thức dạy học cần hướng tới. Chọn chủ đề “Qủa và hạt với vấn đề bảo tồn, phát triển giống cây chuối ở huyện Hướng Hóa” chúng tôi muốn vận dụng kiến thức phần Qủa và hạt, các kiến thức liên quan nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát triển giống cây chuối nói riêng cũng như các sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế tại địa phương.

Cây chuối tên khoa học: Musa sapientum thuộc họ Chuối Musaceae, chi Musa có nguồn gốc ở Đông Nam Á và Úc. Trên địa bàn huyện Hướng Hóa cây chuối được trồng chủ yếu ở các xã Tân Long, Tân Thành, Tân Lập, thị trấn Lao Bảo và bảy xã vùng Lìa. Từ khi chuối có thị trường xuất khẩu, đời sống người dân ở các xã này ngày càng được cải thiện, từ đó phong trào trồng chuối ở huyện Hướng Hóa phát triển mạnh, diện tích cây chuối ngày càng được mở rộng và không ngừng tăng lên. Tuy nhiên với sự phát triển không định hướng của nghề trồng chuối trong nhân dân đã kéo theo hệ lụy đó là nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối. Đến nay, toàn huyện Hướng Hóa có hơn 3.000 ha chuối, chuối được trồng ở vườn, đồi, trên đồi núi cao hay khe suối. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, giàu lên từ cây chuối, cũng từ đó nạn phá rừng trồng chuối đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến. Với giá trị mà cây chuối đem lại nên vấn đề bảo tồn, phát triển giống cây này, đi kèm với việc phát triển có định hướng cây chuối là việc làm rất cần thiết.

 

doc 25 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quả và hạt với vấn đề bảo tồn, phát triển cây chuối ở hướng hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u quả
- Nhìn nhận đúng đắn vấn đề biến đổi khí hậu và sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
- Ý thức trồng và bảo vệ cây xanh làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. 
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh
4.1. Năng lực chung
a) Các năng lực chung: 	Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tính toán
b) Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của bộ môn Sinh học): Quan sát, phân loại hay sắp xếp theo nhóm, tìm mối liên hệ, tính toán, xử lí và trình bày các số liệu, xác định được các biến và đối chứng, đưa ra tiên đoán, thực hành thí nghiệm
C. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Nội dung và thời lượng
Dạy học theo chuyên đề
Dạy học theo PPCT và SGK hiện hành
Mạch logic kiến thức
Thời lượng
Môn: Sinh học - Lớp:6
CHƯƠNG VII: QUẢ VÀ HẠT
Tiết
Tên bài
Nội dung liên quan
Tiết 40
Bài 32: Các loại quả
Tiết 41
Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
Tiết 42
Bài 34: Phát tán của quả và hạt
Tiết 43
Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mần
Tiết 44
Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
Tiết 45
Bài 36: Tổng kết về cây có hoa (tt)
Tổng
6 tiết
Chuyển giao nhiệm vụ
1 tiết
1. Các loại quả
 1.1. Phân chia các loại quả
1.2. Các loại quả chính
1 tiết
2. Hạt và các bộ phận của hạt
2.1. Các bộ phận của hạt
2.2. Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
1 tiết
 3. Phát tán của quả và hạt
3.1. Các cách phát tán của quả và hạt
3.2. Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt
1 tiết
4. Những điều kiện cần cho hạt nảy mần
4.1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mần
4.2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mần của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất
1 tiết
5. Tổng kết về cây có hoa
1 tiết
Tổng
6 tiết
2. Bảng mô tả mức độ nhận thức
Nội dung cần kiểm tra đánh giá
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các KN/NL hướng tới trong chuyên đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nội dung I
Các loại quả
- Nêu được các căn cứ để phân chia các loại quả
- Nêu được đặc điểm của các loại quả chính, lấy được ví dụ.
- Phân biệt được các loại quả chính
- Áp dụng sắp xếp, chia các nhóm quả chính dựa vào đặc điểm hình thái của phần vỏ quả
Vận dụng kiến thức để đưa ra các biện pháp bảo quản, chế biến, tận dụng quả và hạt sau khi thu hoạch
- KN trả lời, phân loại, sắp xếp, vận dụng giải thích hiện tượng thực tế
- NL hợp tác, tự quản lí, giải quyết vấn đề, trình bày, giao tiếp, tìm mối liên hệ
Nội dung II
Hạt và các bộ phận của hạt
- Kể tên được những bộ phận của hạt
- Nêu được đặc điểm hạt 1 lá mầm, hạt 2 lá mầm
Phân biệt được hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm
Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn và bảo quản hạt giống
Vận dụng xử lí được một số tình huống thực tiễn liên quan trong trồng trọt
- KN giải thích, liên hệ thực tế
- NL tự học, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ 
Nội dung III
Phát tán của quả và hạt
- Nêu được các yếu tố để quả và hạt phát tán được
- Liệt kê được các loại quả hoặc hạt có khả năng phát tán 
Phân biệt được những cách phát tán khác nhau của quả và hạt
- Giải thích được vì sao ở một số loài thực vật quả và hạt có thể phát tán xa
- Làm được bài tập sắp xếp các loại quả hoặc hạt vào các cách phát tán khác nhau
Rút ra được những đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán của các loại quả và hạt
- KN quan sát, liên hệ thực tế
- NL tự học, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, dự đoán
Nội dung IV
Những điền kiện cần cho hạt nảy mần
- Biết được nguyên tắc cơ bản để thiết kế 1 thí nghiệm xác định một trong những yếu tố cần cho hạt nảy nầm
Hiểu được ảnh hưởng của chất lượng hạt, độ ẩm, không khí, nhiệt độ thích hợp đến sự nảy mầm của hạt
Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống
Vận dụng kiến thức tự làm thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- KN sắp xếp, làm thí nghiệm
- NL hợp tác, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, trình bày, dự đoán
Nội dung V
Tổng kết về cây có hoa
Nêu được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa
Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành 1 cơ thể toàn vẹn
Phân tích được các ví dụ thực tế để làm nổi bật mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng
Vận dụng kiến thức để giải thích được một vài hiện tượng trong thực tế trồng trọt
- KN khái quát, liên hệ thực tế
- NL tự học, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, trình bày
3. Tổ chức dạy học
Tiết
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm hoạt động của HS
Tiêu chí đánh giá hoạt động của HS(*)
1
Hoạt động 1
Tình huống xuất phát
- Cho HS quan sát đoạn video về các loại quả và hạt, lợi ích của các loại quả hạt đó đối với đời sống con người cũng như các sinh vật khác. 
- Hướng dẫn HS nhận xét, chuẩn kiến thức
- Tiếp tục cho HS quan sát video về giá trị kinh tế mà cây chuối đem lại cho đời sống người dân tại địa phương, yêu cầu HS quan sát nhận xét thực trạng hiện nay, từ đó nêu vấn đề và giải pháp cần thực hiện?
- Quan sát nhận xét, rút ra kết luận, HS khác nhận xét, bổ sung
- Tìm ra được vấn đề cần giải quyết
- Quả và hạt mang lại nhiều lợi ích cho con người và các sinh vật khác
- Thực trạng hiện nay: Tại huyện Hướng Hóa sản phẩm của cây chuối đã đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân, nhu cầu sử dụng đất để trồng cây chuối ngày càng cao
" Do đó cần làm gì đó để góp phần bảo tồn và phát triển giống cây chuối nói riêng và các loại cây có giá trị khác nói chung, nhưng không chặt phá cây rừng bừa bãi làm nương rẫy để trồng chuối
- Nêu được nhận xét
- Nêu được thực trạng hiện nay
- Nêu được vấn đề và giải pháp cần thực hiện
Hoạt động 2
Xây dựng kế hoạch học tập
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 em, yêu cầu HS thảo luận nhóm xác định mục tiêu học tập và lập bảng kế hoạch học tập (theo mẫu), phân chia nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
- Bảng kế hoạch học tập:
Thời lượng
Nội dung
Phương pháp
Người thực hiện
Sản phẩm
- GV yêu cầu thực hiện nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ
Nội dung
1
Tìm hiểu căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả 
2
Tìm hiểu các loại quả chính
3
Tìm hiểu các bộ phận của hạt
4
Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
5
Tìm hiểu các cách phát tán quả và hạt
6
Tìm hiểu đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt
7
Tìm hiểu thí nghiệm về điều kiện cần cho hạt nảy mần
8
Tìm hiểu về những hiểu biết về điều kiện nảy mần của hạt được vận dụng như thế nào trong sản 
xuất
9
Tìm hiểu sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
10
Tìm hiểu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
11
Tìm hiểu cây với môi trường
- Chia nhóm có nhóm trưởng và thư kí, các nhóm đều thực hiện các nhiệm vụ 
- Mục tiêu học tập của chủ đề
- Bảng kế hoạch học tập tương ứng các nhiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm, xây dựng báo cáo trên giấy Ruki, vẽ sơ đồ tư duy
HS các nhóm khác thảo luận, nêu những thắc mắc
- Xác định được mục tiêu học tập
- Lập được bảng kế hoạch học tập theo nhóm
- Hình thành các nhóm, phân chia nhiệm vụ hợp lí, công bằng
- Chỉ ra được các nội dung, phương pháp thực hiện
- Tích cực chủ động thực hiện các nhiệm vụ
2
Hoạt động 1
Phân chia các loại quả
- GV tổ chức cho HS quan sát mẫu vật, yêu cầu 1 bất kì nhóm báo cáo nhiệm vụ 1, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
Có nhiều cách phân chia:
Dựa vào số lượng hạt, màu sắc, công dụng, vỏ quả
- Nêu được các căn cứ từ đó đưa ra được các cách phân chia
- Lấy được ví dụ
Sắp xếp được các nhóm quả
Hoạt động 2
Các loại quả chính
- GV tổ chức cho HS quan sát mẫu vật, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 2, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
Loại quả
Quả khô
Quả thịt
Đặc điểm
- Khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. 
Ví dụ
Đậu xanh, dừa, lạc, vừng, keo, phượng, chò, thìa là, 
Cam, chanh, xoài, táo, lê, đu đủ, mãng cầu, 
Các nhóm trong mỗi loại quả
Quả khô nẻ
Quả khô 
không nẻ
Quả mọng
Quả hạch
Đặc điểm
Khi chín khô, vỏ có khả năng tách ra cho hạt rơi ra ngoài.
Khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra.
Có phần thịt quả rất dày và mọng nước.
Ngoài phần thịt quả còn có phần hạch rất cứng chứa hạt bên trong.
Ví dụ
Đậu xanh, lạc, vừng,
Dừa, chò, thìa là,
Cam, chanh, đu đủ,
Xoài, táo, lê, 
- Nêu được đặc điểm các nhóm quả
- Phân biệt được các nhóm quả chính
- Lấy được ví dụ, phân chia được các nhóm quả
3
Hoạt động 1
Các bộ phận của hạt
- GV tổ chức cho HS quan sát mẫu vật, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 2, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Hạt cấu tạo gồm: vỏ, phôi, chất dự trữ
+ Vỏ hạt: Bao bọc hạt
+ Phôi gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm
- Nêu được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được chất dinh dưỡng dự trữ của hạt có trong hạt 1 lá nầm, hạt 2 lá mầm
Hoạt động 2
Phân biệt hạt 1 lá mần và hạt 2 lá mầm
- GV tổ chức cho HS quan sát mẫu vật, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 4, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Hạt 2 lá mầm chất dự trữ có trong lá mầm.
- Hạt 1 lá mầm chất dự trữ có trong phôi nhũ.
- Cây 2 lá mầm là những cây phôi của hạt có 2 lá mầm.
VD: Đỗ đen, đỗ xanh
- Cây 1 lá mầm là những cây phôi của hạt có 1 lá mầm.
VD: Lúa, ngô..
- Phân biệt được hạt 2 lá mầm, hạt 1 lá mần, cây 1 lá mầm, cây 2 lá mầm
4
Hoạt động 1
Các cách phát tán của quả và hạt
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh hình, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 5, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Có 4 cách phát tán của quả và hạt.
+ Tự phát tán. VD: Cải, đậu, bắp.
+ Phát tán nhờ gió. VD: Quả chò, bồ công anh
+ Phát tán nhờ động vật. VD: Hạt thông.
+ Phát tán nhờ con người.VD: Hạt lúa, hạt đậu xanh, đậu đen, hạt điều...
- Trình bày được các cách phát tán của quả và hạt
- Lấy được ví dụ
Hoạt động 2
Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh hình, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 6, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Nhóm quả phát tán nhờ gió: Thường có cánh hoặc túm lông nhờ đó gió đẩy đi xa
VD: Quả chò, hoa sửa, bồ công anh.
- Nhóm phát tán nhờ động vật: Quả thường có gai, nhiều móc, động vật ăn được.
VD: Trinh nữ, hạt thông, đầu ngựa
- Nhóm tự phát tán: Quả có khả năng tự tách ra (khô nẽ)
VD: Cải, đậu bắp
- Nhóm phát tán nhờ người: con người lấy hạt để gieo trồng.
VD: Lúa, ngô, bí, mướp, bưởi..
- Trình bày được các đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt
5
Hoạt động 1
Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mần
- GV tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của HS đã làm theo nhóm (thí nghiệm 1 HS đã làm ở nhà trước 3 - 4 ngày), yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 7, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng hạt giống còn cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
- Thiết kế được thí nghiệm
- Trình bày được thí nghiệm
- Có sản phẩm đem đến lớp
Rút ra được kết luận sau thí nghiệm
Hoạt động 2
Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất
- GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh theo nội dung mục ▼ SGK trang 114, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 8, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Trước khi gieo trồng cần phải làm đất tơi xốp.
- Phải chăm sóc hạt gieo: chống úng và hạn.
- Gieo trồng đúng thời vụ
- Bảo quản tốt hạt giống
- Vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng thực tế trong trồng trọt
6
Hoạt động 1
Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh hình động, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 9, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
Cây có hoa là một thể thống nhất vì: Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong một cơ quan.
- Nhận xét được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mối cơ quan
Hoạt động 2
Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh hình động, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 10, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- GV liên hệ tích hợp giáo dục HS ý thức bảo vệ chăm sóc trồng cây xanh, không bẻ cành ngắt lá, hái hoa.
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Cây có hoa là một thể thống nhất trọn vẹn.
- Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
- Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
- Trình bày được mối quan hệ giữa các cơ quan ở cây có hoa
- Liên hệ từ bản thân nâng cao ý thức bảo vệ chăm sóc trồng cây xanh
Hoạt động 3
Cây với môi trường
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh hình động, yêu cầu 1 nhóm báo cáo nhiệm vụ 10, các nhóm khác thảo luận, nêu câu hỏi chất vấn
- GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét cho điểm nhóm báo cáo
- HS 1 nhóm bất kì báo cáo
- Các nhóm khác thảo luận, bổ sung, nêu câu hỏi chất vấn
- Nhóm báo cáo bàn bạc thống nhất phương án, đại diện nhóm trả lời câu hỏi
1. Các cây sống dưới nước.
- Những cây sống dưới nước thường có lá mỏng, lớn, nhẹ, cuống lá phình to, xốp, thân mềm. VD: cây sen, cây súng, cây rong đuôi chó, bèo tây..
2. Cây sống ở môi trường cạn.
- Cây ở cạn thường có đặc điểm.
+ Rễ ăn sâu, lan rộng
+ Lá có lớp lông hoặc lớp sáp phủ ngoài.
+ Thân vươn cao
VD: cây thông, cây liễu, cây tràm....
3. Cây sống ở những môi trường đặc biệt.
- Vùng ngập nước: cây có rễ chống đở giúp cây đứng vững. VD: cây đước, cây sú....
- Cây ở sa mạc: Rễ đâm sâu, lá biến thành gai giúp cây hút nước và giảm bớt sự thoát hơi nước. VD: cây xương rồng, cây cỏ ở sa mạc...
- Trình bày được đặc điểm của cây thích nghi với từng môi trường sống
- Lấy được ví dụ
4. Kiểm tra đánh giá
4.1. Hệ thống câu hỏi/ bài tập
Mức 1. Nhận biết
Câu 1: Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Em có biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa ? Tên bộ phận đó. 
Câu 2: Những điều kiện bên trong, bên ngoài nào cần cho hạt nảy mầm ?
Câu 3: Quả và hạt phát tán nhờ động vật có đặc điểm gì ?
Câu 4: Kể các cách phát tán của quả và hạt ? Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió ? Cho ví dụ?
Câu 5: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt có ở địa phương em?
Câu 6: Cây có hoa có những cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
Câu 7: Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành 1 thể thống nhất? Cho ví dụ?
Câu 8: Các cây sống trong môi trường nước, môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) thường có những đặc điểm hình thái như thế nào? Cho ví dụ?
Mức 2. Thông hiểu
Câu 9: Em hãy phân loại các loại quả và lấy ví dụ minh họa ?
Câu 10: Trình bày chức năng chính của rễ, thân, lá hoa, quả, hạt cây xanh có hoa ? 
Câu 11: Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
Câu 12: Mô tả quá trình tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm về điều kiện cho hạt nảy mầm, từ đó rút ra những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Câu 13: Hạt gồm những bộ phận nào? Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm?
Câu 14: Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào? Hãy kể tên 3 loại quả mọng và 3 loại quả hạch có ở địa phương em?
Câu 15: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây 2 lá mầm và hạt cây 1 lá mầm?
Mức 3. Vận dụng thấp
Câu 16: Vì sao người ta phải thu hạt đậu đen và đậu xanh trước khi quả chín khô ?
Câu 17: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Câu 18: Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì?
Câu 19: Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp?
Câu 20: Sắp xếp các loại quả, hạt phù hợp với cách phát tán
Các loại quả, hạt
Cách phát tán
Đáp án
1. Quả lúa
a. Nhờ gió
2. Quả cải
b. Nhờ động vật
3. Quả bồ công anh
c. Tự phát tán
4. Hạt hoa sữa
d. Nhờ con người
5. Quả ké đầu ngựa
6. Quả đậu bắp
7. Quả cây xấu hổ (trinh nữ)
8. Hạt na, hạt chôm chôm, hạt nhãn
9. Quả chò
Câu 21: Người ta nói rằng “Những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn” Điều đó đúng hay sai ? Vì sao ?
Câu 22: Vì sao có quả chỉ chứa 1 hạt, có quả lại chứa nhiều hạt? Cho ví dụ?
Câu 23: Nhóm nào dưới đây gồm những quả hạch ?
A. Chanh, hồng, cà chua
B. Táo ta, xoài, bơ
C. Cau, dừa, thìa là
D. Cải, cà, khoai tây
Câu 24: Củ nào dưới đây thực chất là quả ?
A. Củ su hào	B. Củ đậu
C. Củ lạc	D. Củ gừng
Câu 25: Dựa vào đặc điểm của thịt vỏ và hạt, quả dừa được xếp cùng nhóm với
A. quả đậu Hà Lan.	B. quả hồng xiêm.
C. quả xà cừ.	D. quả mận.
Câu 26: Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra ?
A. Quả bông       	B. Quả me
C. Quả đậu đen     	D. Quả cải
Câu 27: Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ?
A. Hạt ngô      	 B. Hạt lạc
C. Hạt cau      	 D. Hạt lúa
Câu 28: Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?
A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long	B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót
C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo	D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta
Câu 29: Sắp xếp các loại quả và nhóm quả cho phù hợp:
Các loại quả
Nhóm quả
Đáp án
1. Quả bồ kết, quả đậu lạc (đậu phụng)
a. Quả khô nẻ
2. Quả chanh, quả chuối, quả cam
b. Quả khô không nẻ
3. Quả dừa, quả táo, quả xoài
c. Quả thịt
4. Quả đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh
d. Quả mọng
5. Quả hồng
e. Quả hạch
6. Quả khế
7. Quả mận
8. Quả lúa
Mức 4. Vận dụng cao
Câu 30: Sau khi học xong bài hạt và các bộ phận của hạt có bạn nói rằng: Hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không ? Vì sao?
Câu 31 : Cho 2 cốc A và B có số lượng hạt như nhau: 2 cốc đều có đủ các điều kiện bên ngoài thích hợp (nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm):
Cốc A: hạt chắc mẩy, không sứt sẹo, sâu bệnh
Cốc B: hạt lép, bị mốc, sứt sẹo
Sau 3 - 4 ngày, em hãy dự đoán kết quả ở 2 cốc A và B? Từ đó rút ra kết luận gì?
Câu 32 : Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?
Câu 33: Có 4 cốc thí nghiệm: cốc 1 có 10 hạt đậu xanh để khô, cốc 2 có 10 hạt đậu xanh để trên bông ẩm, cốc 3 có 10 hạt đậu xanh để ngập nước, 3 cốc trên để trong điều kiện bình thường, cốc 4 có 10 hạt đậu xanh để trên bông ẩm, để trong tủ lạnh. Cốc nào hạt sẽ nảy mầm? Giải thích vì sao?
Câu 34: Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn? Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 35: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
Thông tin:
Trong những năm qua, huyện Hướng Hoá đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong bối cảnh biến đổi khí hậu (lũ lụt bất thường, hạn hán kéo dài) để phù hợp với khí hậu, thời tiết, đất đai hình thành các vùng chuyên canh ở các địa phương, tạo ra khối lượng nông sản lớn, mang giá trị hàng hoá cao như: Phát triển cây chuối ở các xã Tân Long, Tân Thành, Thuận; Phát triển cây cà phê ở các xã Tân Liên, Tân Hợp, thị trấn Khe Sanh, Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Ba Tầng, Húc; cây cao su ở xã A Dơi và một số xã vùng Lìa. Xác định, cây chuối là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập quanh năm, vốn đầu tư ít nên người dân đã tập trung mở rộng diện tích trồng loại cây này. Tính đến cuối tháng 9/2017, diện tích trồng chuối của huyện Hướng Hóa đạt 3.783 ha với sản lượng chuối ước đạt 55.529 tấn quả tươi. Tuy nhiên, cùng với diện tích ngày càng mở rộng, việc tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm chuối quả vẫn là bài toán nan giải đang đặt ra cho chính quyền các cấp địa phương tại huyện nhà.
Đến nay sản phẩm chuối do nông dân trồng được chủ yếu xuất khẩu đi các nước dưới dạng thô, tươi trong khi khi chuối quả không đ

Tài liệu đính kèm:

  • docCD SINH HOC_12293386.doc