Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (Tiếp theo) - Mai Thị Luyến

1. Mục tiêu:

 1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

- HS hiểu: Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. Tác hại của việc kết hôn sớm.

 Hoạt động 3:

- HS biết: Làm các bài tập nhận biết về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân .

1.2:Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

- HS thực hiện thành thạo: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

1.3:Thái độ:

- HS có thói quen: Không tán thành việc kết hôn sớm.

- HS có tính cách: Giáo dục HS nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:

 + Kỹ năng trình by suy nghĩ, ý tưởng: biết trình by những suy nghĩ của bản thn về quyền v nghĩa vụ của cơng dn trong hơn nhn.

 + Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin về tình hình thực hiện luật hơn nhân và gia đình ở địa phương.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 9632Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (Tiếp theo) - Mai Thị Luyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:22
Tiết:22
Ngày dạy:12/ 01/2015
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN ( TT )
1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
- HS hiểu: Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. Tác hại của việc kết hôn sớm.
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Làm các bài tập nhận biết về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân .
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- HS thực hiện thành thạo: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
1.3:Thái độ: 
- HS có thói quen: Không tán thành việc kết hôn sớm.
- HS có tính cách: Giáo dục HS nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:
 + Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng: biết trình bày những suy nghĩ của bản thân về quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong hơn nhân.
 + Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin về tình hình thực hiện luật hơn nhân và gia đình ở địa phương.
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 2: Nội dung bài học.
- Nội dung 3: Bài tập.
 Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân và trách nhiệm của công dân- hs.
3. Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên: Tư liệu luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tranh ảnh về các vụ bạo hành, ly hôn ở tuổi vị thành niên do kết hôn sớm, lối sống thử hiện nay.
 3.2: Học sinh: Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập...
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1: 9A2: 9A3: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là hôn nhân? Tại sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân ? ( 8đ )
1Hs * Hôn nhân là: Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được Nhà nước thừa nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. ( 4đ )
 * Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân:
- Cơ sở quan trọng của hôn nhân. ( 2đ )
- Chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. ( 2đ )
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? ( 2đ)
l Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập.
 ĩ Gv: nhận xét và ghi nhận điểm.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
à Vào bài: Ở tiết trước, các em đã hiểu được thế nào là hôn nhân, ý nghĩa của tình yêu chân chính...Tiết này, cô sẽ hương dẫn các em tìm hiểu về những quy định của pháp luật về hôn nhân và trách nhiệm của công dân trong hôn nhân. ( 1 phút)
1 Gv: Liên hệ tiết 1 dẫn hs vào tiếp bài học.
à Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài học. ( 23 phút)
 ( Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh,)
? Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam ?
1Hs: - Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng.
- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lý cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài:
-Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
? Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ?
1Hs: * Tuổi kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
* Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ, có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh).
- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bồ chồng, con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con riêng của chồng.
- Giữa những người cùng giới tính.
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; biết trình bày những suy nghĩ của bản thân về quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong hơn nhân.
? Quy định về quan hệ vợ và chồngtrong hôn nhân?
1Hs: - Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tông trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
? Trách nhiệm của công dân- hs trong hôn nhân là gì ?
1Hs: - Thái độ tôn trọng nghiêm túc trong tình yêu hôn nhân. Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Với học sinh, chúng ta biết đánh giá đúng bản thân, hiểu được nội dung, ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình. Thực hiện đúng trách nhiệm của mình vời bản thân, gia đình, xã hội.
1Hs: cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1Gv: nhận xét , chốt ý.
1Gv: Giáo dục HS ý thức chấp hành tốt Lật hơn nhân và gia đình.
à Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần bài tập. ( 7 phút)
 ( Nêu và giải quyết vấn đề )
1Gv: Cho hs các nhóm làm bài tập 
- Nhóm 1: Bài tập 4
- Nhóm 2: Bài tập 5
- Nhóm 3: Bài tập 6
- Nhóm 4: Bài tập 7
1Hs: Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
1Gv: Nhận xét và kết luận
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin về tình hình thực hiện luật hơn nhân và gia đình ở địa phương.
II/ Nội dung bài học:
 2/ Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân:
 a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.
- Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng.
- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lý cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài:
-Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân:
* Tuổi kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
* Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ, có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần, mắc bệnh).
- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bốà chồng - con dâu, mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ.
- Giữa những người cùng giới tính.
c. Thủ tục kết hôn:
- Đăng ký kết hôn ở uỷ ban nhân dân phường xã.
- Được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
3/ Quy định về quan hệ vợ và chồng:
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
4/ Trách nhiệm của công dân- hs:
- Thái độ tôn trọng nghiêm túc trong tình yêu hôn nhân. Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Với học sinh, chúng ta biết đánh giá đúng bản thân, hiểu được nội dung, ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình. Thực hiện đúng trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, xã hội.
III/ Bài tập.
* Bài tập 4:
Ý kiến của 2 gia đình là đúng, vì như thế sẽ giúp cho Lan và Tuấn ổn định hơn trong cuộc sống
* Bài tập 5: Lí do của anh Đức và chị Hoa là sai,
* Bài tập 6: Việc làm của ba mẹ Bình là sai, vì đã ép Bình lấy chồng sớm khi chưa đế tuổi kết hôn.
- Cuộc hôn nhân này là sai qui định pháp luật.
- Bình phải đến nhờ cơ quan pháp luật để can thiệp.
* Bài tập 7: Việc làm của anh Phú là sai.
4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)
 ? Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ Hôn nhân ở Việt Nam ?
 l - Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng. Vợ chồng bình đẳng.
- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ về pháp lý cho hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo với người không tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.-Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
? Trách nhiệm của công dân, học sinh là gì ?
l - Thái độ tôn trọng nghiêm túc trong tình yêu hôn nhân. Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Với học sinh, chúng ta biết đánh giá đúng bản thân, hiểu được nội dung, ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình. Thực hiện đúng trách nhiệm của mình vời bản thân, gia đình, xã hội.
1Hs: Trình bày.
1Gv nhận xét và kết luận chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) 
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK.
Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK. 
à Đối với bài học tiết sau:
Xem trước bài 13 “ Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế “ / 44
Đọc và trả lời trước các câu hỏi phần đặt vấn đề. Tìm hiểu khái niệm và trách nhiệm của công dân về nghĩa vụ đóng thuế.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV GDCD 9.
 + Bài tập GDCD 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Mai Thị Luyến - Trường THCS Thạnh Đông.doc