Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học cho học sinh

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.

Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, vì thế Đảng và nhà nước ta luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục phải luôn đi trước một bước so với sự phát triển của xã hội, do vậy giáo dục phải không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, giáo dục nước nhà đã có nhiều khởi sắc, không ngừng chuyển mình đổi mới theo tinh thần Nghị quyết từ đại hội Đảng IX: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

Bộ môn hoá học ở trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học. Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, yêu cầu vận dụng của kiến thức hóa học là rất cao. Do vậy để nâng cao chất lượng bộ môn, ngoài việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học còn phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc rèn kĩ năng cho học sinh. Môn hóa học có rất nhiều kĩ năng cần sử dụng: kĩ năng viết công thức hóa học, kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học, kĩ năng thực hành hóa học, kĩ năng dự đoán hiện tượng, kĩ năng giải bài tập định tính hóa học, kĩ năng giải các loại bài tập định lượng hóa học. Trong đó, kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học có mối quan hệ với hầu hết các kĩ năng khác trong môn hóa học. Vì vậy, cần chú ý coi trọng việc rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học cho học sinh.

 

doc 22 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 857Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cân bằng phương trình phản ứng hóa học mới, đầy đủ hơn, giúp học sinh dễ dàng định hướng và cân bằng được các phương trình phản ứng hóa học trong chương trình hóa học THCS. Với phương pháp này học sinh sẽ phát triển hơn tư duy logic, hứng thú hơn với bộ môn hóa học, giải bài tập nhanh hơn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đặc biệt là chất lượng học sinh đại trà trong môn hóa học ở trường THCS.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm đối tượng ngẫu nhiên: hai lớp 9 của trường THCS Nguyễn Trãi. Lớp 9A1là lớp thực nghiệm và 9A2 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi học CHƯƠNG I HÓA HỌC VÔ CƠ. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,6; điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 6,4. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,00018 < 0,05 cho thấy có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh việc đổi mới phương pháp cân bằng phương trình hóa học sẽ nâng cao kĩ năng, kết quả học tập của học sinh khi giải dạng bài tập này nói riêng, đồng thời nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học ở trường THCS nói chung.
II. GIỚI THIỆU.
Chương trình bộ môn hóa học ở trường THCS cung cấp cho học sinh tương đối đầy đủ kiến thức để hình thành kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học. Tuy nhiên, kĩ năng này không thể hoàn thiện trong một bài, một chương mà nó được hình thành dần dần, ngày càng vững chắc hơn trong suốt chương trình của bộ môn hóa học. Đã học bộ môn hóa học thì phải biết viết phương trình phản ứng hóa học, vì phương trình phản ứng hóa học có ý nghĩa rất quan trọng. Phương trình phản ứng hóa học thể hiện kiến thức đặc trưng của bộ môn hóa học: Cho biết thành phần phân tử các chất, sự biến đổi của các chất ... Phương trình hóa học là thể hiện mối quan hệ giữa lí thuyết hóa học với các hiện tượng thực tế trong đời sống, giúp cho học sinh có những cái nhìn mới về thế giới vật chất, góp phần hình thành thế giới quan cho học sinh. Viết phương trình phản ứng hóa học là cơ sở để củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết, là nền tảng hình thành một số kĩ năng khác: dự đoán hiện tượng, giải bài tính toán hóa học ..., và là công cụ hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học của học sinh. Viết phương trình phản ứng hóa học có tác dụng rèn khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức, rèn tư duy logic, tính sáng tạo. Viết phương trình phản ứng hóa học giúp học sinh tự rèn luyện nhân cách: tính chủ động, tính sáng tạo, tính kiên trì, tính cẩn thận, tác phong làm việc khoa học, niềm say mê, ý chí quyết tâm trong học tập ...
Qua dự giờ, thăm lớp, kiểm tra giáo án, hội thảo chuyên môn, nghiên cứu các tài liệu tham khảo... tôi thấy giáo viên thường hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học theo các bước hướng dẫn của SGK hóa học 8: hướng dẫn trên một số ví dụ cụ thể, chưa có sự khái quát thành phương pháp, chưa định hướng cụ thể cho học sinh. Điều đó khiến học sinh gặp nhiều khó khăn khi cân bằng các phương trình phản ứng khác. Kĩ năng cân bằng phương trình hóa học hạn chế ảnh hưởng tới kĩ năng giải các bài tập liên quan, làm học sinh tốn nhiều thời gian và đôi khi không đạt được kết quả. Đó cũng là nguyên nhân khiến các em giảm sự hứng thú, niềm tin khoa học với các kiến thức bộ môn trong giờ học.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu của tôi nhằm nâng cao kĩ năng cân bằng phương trình hóa học của học sinh THCS trong môn hóa học theo hướng sử dụng một phương pháp cân bằng phương trình hóa học mới đầy đủ hơn, phát triển từ phương pháp cân bằng phản ứng hóa học truyền thống.
Giải pháp thay thế: Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học theo một phương pháp mới (xem phần phụ lục), dẫn dắt học sinh áp dụng vào các phương trình hóa học cụ thể, cho học sinh vận dụng giải các bài tập cùng dạng trong chương trình để rèn luyện kĩ năng.
Có rất ít bài viết về phương pháp cân bằng phương trình hóa học, chủ yếu nghiên cứu kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử. Chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu về phương pháp cân bằng phương trình hóa học dành cho học sinh THCS. Có lẽ kĩ năng cân bằng phương trình hóa học chưa thực sự được lưu tâm xứng với tầm ảnh hưởng quan trọng đến các kĩ năng khác trong bộ môn hóa học. Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng một phương pháp cân bằng phương trình hóa học mới tới kĩ năng của học sinh THCS trong môn hóa học. Qua đó, giúp nâng cao kĩ năng của học sinh khi viết phương trình hóa học, giải toán hóa học, giúp các em có định hướng khoa học, tự tìm được hướng đi của bài tập và tìm được kết quả đúng đắn. Từ đó, giáo dục cho các em niềm tin khoa học, sự say mê tìm hiểu khoa học và ứng dụng kiến thức khoa học vào trong thực tiễn đời sống.
Vấn đề nghiên cứu: Việc đổi mới phương pháp dạy dạng bài cân bằng phương trình hóa học trong môn hóa học THCS theo hướng sử dụng một phương pháp mới đầy đủ, logic có nâng cao kĩ năng cân bằng phương trình hóa học cho học sinh lớp 9 hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: Đổi mới phương pháp dạy dạng bài cân bằng phương trình hóa học trong môn hóa học THCS theo hướng sử dụng một phương pháp mới đầy đủ, logic sẽ nâng cao kĩ năng cân bằng phương trình hóa học cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Trãi.
III. PHƯƠNG PHÁP.
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn hai lớp 9A1 (lớp thực nghiệm) và lớp 9A2 (lớp đối chứng) của trường THCS Nguyễn Trãi do tôi trực tiếp giảng dạy làm đối tượng có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài khoa học sư phạm ứng dụng của tôi.
Học sinh hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, về ý thức học tập và thành tích học tập. Cụ thể: 
Về giới tính: 	Lớp 9A1 - Sĩ số: 38 - Nam: 17 - Nữ 21
	Lớp 9A2 - Sĩ số: 36 - Nam: 15 - Nữ 21
Về ý thức học tập: Học sinh ở hai lớp được lựa chọn ngẫu nhiên theo khu vực cư trú, đều có ý thức học bộ môn tương đối tốt.
Về thành tích học tập: Hai lớp có sự tương đương nhau về thành tích học tập bộ môn.
2. Thiết kế:
Tôi lựa chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 9A1 là nhóm thực nghiệm và lớp 9A2 là nhóm đối chứng. Đối với vấn đề cần nghiên cứu, các em được học tập và rèn luyện kĩ năng cân bằng phương trình hóa học ở lớp 8. Như vậy, hai nhóm được lựa chọn là tương đương, có cùng điểm xuất phát về vấn đề mà tôi nghiên cứu.
Tôi sử dụng thiết kế 3: Kiểm tra sau tác động đối với nhóm ngẫu nhiên.
Bảng 1. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm (9A1)
Dạy cân bằng phương trình phản ứng hóa học theo một phương pháp mới, cụ thể hơn, logic hơn.
03
Đối chứng (9A2)
Dạy cân bằng phương trình phản ứng hóa học theo phương pháp hướng dẫn của sách giáo khoa.
04
Với thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập để kiểm chứng các kết quả nghiên cứu.
3. Quy trình nghiên cứu.
ô Chuẩn bị của giáo viên:
+ Giảng dạy ở lớp đối chứng: Hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học theo phương pháp hướng dẫn của sách giáo khoa hóa học 8 
+ Giảng dạy ở lớp thực nghiệm: Tôi thiết kế phương pháp cân bằng phương trình hóa học mới dựa trên các tư liệu đã được tham khảo và bằng kinh nghiệm giảng dạy. Mục tiêu của phương pháp là giúp học sinh định hướng được các bước cân bằng một phương trình phản ứng hóa học, giúp các em cân bằng đúng nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Hướng dẫn học sinh vận dụng cân bằng các phương trình hóa học khác.
ô Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. 
Thời gian dạy nội dung thực nghiệm cụ thể với hai lớp 9 trong môn hóa học cụ thể như sau:
Bảng 2. Thời gian thực nghiệm
Thời gian
Tiết theo PPCT
Bài/Trang SGK hóa 8
Tuần 1 đến tuần 9
2, 4, 8,12,13,17
1/4, 4/10,8/20,12/26,13/28,17/40
4. Đo lường.
Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành sau thời gian thực nghiệm trên. Bài kiểm tra do tôi thiết kế gồm 10 câu tự luận về cân bằng phương trình phản ứng hóa học. Bài kiểm tra nhằm đánh giá kĩ năng cân bằng phương trình hóa học của học sinh, đánh giá hiệu quả của phương pháp cân bằng phương trình hóa học học sinh đã được lĩnh hội (xem phần phụ lục).
Bài kiểm tra với thời gian 15’ phút, được thực hiện với đầy đủ học sinh của 2 lớp tham gia nghiên cứu.
Tôi chấm bài và thống kê kết quả điểm của học sinh hai lớp (xem phụ lục) rồi phân tích kết quả đó.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ.
Nhóm
Kết quả
Bảng 3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
6,4
7,6
Độ lệch chuẩn
0,85
1,196
Giá trị p của t-test
0,00018
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
1,4
Hai nhóm được lựa chọn ban đầu là ngẫu nhiên, trước khi tác động 2 nhóm có sự tương đương nhau. Sau tác động, kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng phép kiểm chứng t-test cho kết quả p =0,00018 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa. Nói cách khác, chênh lệch kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,4 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc đổi mới phương pháp dạy dạng bài cân bằng phương trình phản ứng hóa học đến kết quả hình thành kĩ năng giải dạng bài tập này của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Dạy học theo phương pháp đổi mới đem lại kết quả học tập của học sinh cao hơn so với phương pháp dạy trước đây vẫn hay sử dụng.
Giả thuyết của đề tài: "Đổi mới phương pháp dạy dạng bài cân bằng phương trình hóa học trong môn hóa học THCS theo hướng sử dụng một phương pháp mới đầy đủ, logic sẽ nâng cao kĩ năng cân bằng phương trình hóa học cho học sinh lớp 9 " đã được kiểm chứng.
V. BÀN LUẬN.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 7,6 còn kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 6,4. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,2 cho thấy sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn so với lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của kết quả kiểm tra ở hai nhóm (SMD) = 1,4 đã thể hiện mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng t-test cho kết quả p = 0,00018 < 0,05 đã khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do sự tác động, và kết quả tốt hơn thuộc về nhóm thực nghiệm.
Các minh chứng trên đã khẳng định "Đổi mới phương pháp dạy dạng bài cân bằng phương trình hóa học trong môn hóa học THCS theo hướng sử dụng một phương pháp mới đầy đủ, logic sẽ nâng cao kĩ năng cân bằng phương trình hóa học cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Trãi".
ô Hạn chế:
Trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy tôi thấy mình ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn từ sự học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và từ những va chạm với thực tế công tác. Tôi nhận thấy với bộ môn hóa học ở trường THCS, việc hình thành kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học luôn đồng hành cùng với quá trình tiếp thu kiến thức hóa học. Có kiến thức về hóa học mới hình thành được kĩ năng viết phương trình hóa học, ngược lại có kĩ năng viết phương trình hóa học thì học sinh mới có thể tiếp thu được kiến thức hóa học một cách hiệu quả. Nếu không có kĩ năng viết phương trình hóa học, học sinh sẽ không hiểu được kiến thức, không vận dụng được kiến thức, từ đó dẫn đến chán nản, không có hứng thú học tập, làm giảm kết quả học tập có thể đến mức không có kiến thức về hóa học.
Thực hiện kinh nghiệm trên trong thực tế giảng dạy sẽ gặp phải nhiều khó khăn do: 
Học sinh trong một lớp đại trà có ý thức học tập, khả năng tiếp thu khác nhau (có thể sự khác biệt là rất lớn). Vậy nên giáo viên cần chú ý đến tất cả các đối tượng, đặc biệt là những em có lực học còn yếu, tiếp thu còn chậm.
Phân phối thời gian cho các tiết học là rất ngắn trong khi yêu cầu cung cấp kiến thức lại rất nhiều, sẽ thiếu thời gian cho việc rèn luyện các kĩ năng.
Chương trình sách giáo khoa nặng về cung cấp kiến thức, chưa thực sự coi trọng việc rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học cho học sinh. Thể hiện ở việc các phương trình phản ứng trong các bài học mới đều được sách giáo khoa cung cấp một cách "đầy đủ", điều này khiến nhiều học sinh lười suy nghĩ, coi thường kĩ năng viết phương trình, không tự luyện tập, lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa.
Với nhiều khó khăn như vậy nhưng tôi thấy chỉ cần giáo viên có sự quan tâm, chú ý, coi trọng, phân bố một thời gian hợp lí trong các tiết học để rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học cho học sinh thì chất lượng dạy học bộ môn hóa học chắc chắn sẽ được nâng cao hơn.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
ô Kết luận:
Kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng hóa học được hình thành rất sớm từ bài 16 của chương trình hóa học lớp 8 và không ngừng được rèn luyện, củng cố trong các bài học tiếp theo. Kĩ năng này có thể cân bằng được hầu hết các phương trình phản ứng hóa học cơ bản trong chương trình THCS trừ một số rất ít phản ứng oxi hóa khử phức tạp: phản ứng của đồng với dung dịch axit sunfuric đặc nóng, phản ứng điều chế khí clo ... Với số ít những phương trình phản ứng đó giáo viên có thể lưu ý học sinh ghi nhớ hoặc hướng dẫn học sinh dùng phương pháp đại số hoặc nhẩm nhanh để cân bằng. (Với học sinh giỏi có thể dạy phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron). Ngoài ra cần nhấn mạnh cho học sinh việc phân loại phản ứng hóa học cũng sẽ giúp cân bằng phương trình phản ứng hóa học nhanh hơn do nắm được quy luật chuyển đổi của các nguyên tử, các nhóm nguyên tử. Nắm vững phương pháp, biết cách vận dụng và được luyện tập nhiều sẽ giúp học sinh có thể nhẩm nhanh được các hệ số trong phương trình phản ứng.
Qua thực nghiệm nghiên cứu cho thấy: Đổi mới phương pháp dạy dạng bài cân bằng phương trình hóa học trong môn hóa học THCS theo hướng sử dụng một phương pháp mới đầy đủ, logic đã nâng cao kĩ năng cân bằng phương trình hóa học cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Trãi.
ô Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm chỉ đạo hoạt động chuyên môn của môn hóa học, đặc biệt là phân phối chương trình, nên bố trí thêm thời gian để giáo viên hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm các dạng bài tập hóa học. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm, hoá chất, đồ dùng dạy học có chất lượng tốt cho giáo viên và học sinh do hiện nay ở trường THCS còn rất thiếu thốn. Nên thành lập kho lưu trữ tư liệu về giáo án điện tử, phim các thí nghiệm khó tiến hành, phim tư liệu về các quy trình sản xuất hóa học... để mọi giáo viên có thể tham khảo, nâng cao năng lực chuyên môn. Nếu có thể, đề nghị thiết kế lại chương trình sách giáo khoa hóa học THCS với mục tiêu tăng cường hơn nữa hoạt động rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học cho học sinh: Nên để học sinh suy nghĩ, tư duy tìm ra kiến thức , tránh chỉ giúp học sinh đọc để biết kiến thức; bổ sung các bài hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập hóa học...
Đối với giáo viên: Không ngừng tự học để trau dồi kiến thức chuyên môn, quan tâm đến kiến thức cũng như kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh để có phương pháp dạy cũng như những yêu cầu phù hợp với trình độ của các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh đại trà.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp sẽ quan tâm và có thể ứng dụng đề tài này trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS để hình thành tốt hơn kĩ năng cân bằng và viết phương trình phản ứng hóa học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học của học sinh THCS.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
+ Bộ GD&ĐT, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXBĐHQGHN, 2011
+ Bộ GD&ĐT, SGK hóa học 8, NXB Giáo dục, 2011.
+ Bộ GD&ĐT, SGK hóa học 9, NXB Giáo dục, 2005.
+ Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung: Phương pháp dạy học hóa học tập 1, tập 2, tập 3 - NXB Giáo dục năm 2001.
+ Nguyễn Cương - Cao Thị Thặng - Đặng Thị Anh - Vũ Anh Tuấn: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 - 2007) môn Hóa học quyển 1, quyển 2 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2006, 2007.
+ Lê Xuân Trọng ..., Vở bài tập hóa học 9, NXB Giáo dục, 2009.
+ Bộ GD&ĐT, SGK hóa học 10, NXB Giáo dục, 2008.
+ Ngô Ngọc An, Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 9, 2008.
+ Ngô Ngọc An, 400 bài tập hóa học 9, 2005.
+ Ngô Ngọc An, Hóa học 8 cơ bản và nâng cao, 2010.
+ Ngô Ngọc An, Hóa học 9 cơ bản và nâng cao, 2010.
+ Lê Thanh Xuân, Các dạng toán và phương pháp giải Hóa học 9, 2010.
+ Đặng Công Hiệp - Huỳnh Văn Út, Giải toán và trắc nghiệm hóa học 9, 2010
+ Các tài liệu về phương pháp cân bằng phương trình phản ứng hóa học đăng tải trên mạng internet với các trang chủ như: violet.vn, wordpress.com ...
+ Các video clip bài giảng về phương pháp viết phương trình phản ứng hóa học đăng tải trên mạng Youtube.com...
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI.
I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG HÓA HỌC TRONG MÔN HÓA HỌC THCS.
Sau khi đã viết được sơ đồ phương trình phản ứng hóa học, học sinh cần phải hoàn thành phương trình phản ứng hóa học bằng việc cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố trước và sau phản ứng. Về cơ bản tôi nhất trí với phương pháp cân bằng phương trình hóa học mà sách giáo khoa cung cấp để hình thành kĩ năng cho học sinh. Tuy nhiên theo tôi cần cụ thể hơn một chút trong phương pháp cân bằng để học sinh dễ hiểu, dễ áp dụng hơn. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn một nguyên tố để cân bằng số nguyên tử: 
- Nguyên tố được chọn phải là nguyên tố chỉ có trong phân tử một chất tham gia và một chất sản phẩm của phản ứng (nên chọn nguyên tố có chỉ số cao nhất trong những nguyên tố thỏa mãn điều kiện).
- Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố được chọn bằng cách thêm hệ số trước công thức phân tử có chứa nguyên tố đó. Tính hệ số để điền bằng cách: từ hai chỉ số của nguyên tố ở chất tham gia và chất sản phẩm xác định bội số chung nhỏ nhất, lấy kết quả đó chia cho từng chỉ số sẽ thu được hệ số cần điền tương ứng.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại theo hệ số đã điền. 
Bước 3: Nếu xuất hiện số lẻ như , ... thì nhân tất cả các hệ số của phương trình phản ứng với bội số chung nhỏ nhất của các mẫu số.
Ví dụ 1: Lập phương trình hóa học từ sơ đồ phản ứng:
P + O2 ---> P2O5
Bước 1: Chọn nguyên tố O để cân bằng số nguyên tử (hoặc có thể chọn nguyên tố P, nhưng nên chọn nguyên tố O vì O có chỉ số cao hơn). Chỉ số của nguyên tố O lần lượt là 2, 5 có bội số chung nhỏ nhất là 10 Hệ số cần điền trước O2 là , và hệ số cần điền trước P2O5 là 
Sơ đồ phản ứng: P + 5 O2 ---> 2 P2O5
Bước 2: Theo hệ số đã điền thì số nguyên tử P trong chất sản phẩm là 4, ta điền hệ số trước P là 4 để số nguyên tử P trong chất tham gia bằng số nguyên tử P trong chất sản phẩm.
	Hệ số đã xác định đầy đủ ta có phương trình phản ứng hóa học là:
4 P + 5 O2 " 2 P2O5
Ví dụ 2: Lập phương trình hóa học từ sơ đồ phản ứng:
P2O5 + H2O ---> H3PO4
Bước 1: Chọn nguyên tố H để cân bằng số nguyên tử (hoặc có thể chọn P - không thể chọn O vì O có trong phân tử của 2 chất tham gia phản ứng). Chỉ số của nguyên tố H lần lượt là 2, 3 có bội số chung nhỏ nhất là 6 Hệ số cần điền trước H2O là , và hệ số cần điền trước H3PO4 là 
Sơ đồ phản ứng: P2O5 + 3 H2O ---> 2 H3PO4
Bước 2: Theo hệ số đã điền thì số nguyên tử P trong chất sản phẩm là 2, ta xác định hệ số trước P2O5 là 1 để số nguyên tử P trong chất tham gia bằng số nguyên tử P trong chất sản phẩm.	
	Hệ số đã xác định đầy đủ ta có phương trình phản ứng hóa học là:
P2O5 + 3 H2O " 2 H3PO4 
Ví dụ 3: Lập phương trình hóa học từ sơ đồ phản ứng:
C2H6 + O2 ---> CO2 + H2O
Bước 1: Chọn nguyên tố H để cân bằng số nguyên tử (hoặc có thể chọn C - không thể chọn O vì O có trong phân tử của 2 chất sau phản ứng). Chỉ số của nguyên tố H lần lượt là 6, 2 có bội số chung nhỏ nhất là 6 Hệ số cần điền trước C2H6 là , và hệ số cần điền trước H2O là 
Sơ đồ phản ứng: C2H6 + O2 ---> CO2 + 3 H2O
Bước 2: Theo hệ số đã điền thì số nguyên tử C trong chất tham gia là 2, ta xác định hệ số trước CO2 là 2 để số nguyên tử C trong chất tham gia bằng số nguyên tử C trong chất sản phẩm.
	Sơ đồ phản ứng: C2H6 + O2 ---> 2 CO2 + 3 H2O
	Theo hệ số đã điền thì số nguyên tử O trong các chất sản phẩm là 7, ta xác định hệ số trước O2 là để số nguyên tử O trong chất tham gia bằng số nguyên tử O trong các chất sản phẩm.
Các hệ số đã được xác định ta có phương trình phản ứng:
 C2H6 + O2 " 2 CO2 + 3 H2O
Bước 3: Do phương trình có hệ số lẻ là nên ta nhân tất cả các hệ số của phương trình với 2, ta được phương trình phản ứng hóa học:
2 C2H6 + 7 O2 " 4 CO2 + 6 H2O
II. ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG.
	1. Đề kiểm tra sau tác động:
Họ và tên: .................................................................................... Lớp: ...........................
Hãy cân bằng các phương trình phản ứng hóa học từ các sơ đồ phản ứng sau:
Na2O + H2O 4 NaOH
Fe2O3 + HCl 4 FeCl3 + H2O
CaO + CO2 4 CaCO3
Fe(OH)3 + HCl 4 FeCl3 + H2O
Al + HCl 4 AlCl3 + H2
NaOH + FeCl2 4 NaCl + Fe(OH)2
BaCl2 + H2SO4 4 BaSO4 + HCl
Na2SO4 + CaCl2 4 NaCl + CaSO4
Na2O + 	HCl 4 NaCl + H2O
KOH + CO2 4 K2CO3 + H2O
	2. Đáp án bài kiểm tra sau tác động:
+ Mỗi PTHH cân bằng đúng được 1 điểm:	
Na2O + H2O 2NaOH
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
CaO + CO2 CaCO3
Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
2NaOH + FeCl2 2NaCl + Fe(OH)2
BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
Na2SO4 + CaCl2 2NaCl + CaSO4
Na2O + 2HCl 2NaCl + H2O
2KOH + CO2 K2CO3 + H2O
TT
HỌ TÊN HỌC SINH
LỚP THỰC NGHIỆM
Kiểm tra trước tác động
Kiểm tra sau tác động
1
Lê Văn An
3
5
2
Đinh Vũ Ân
7
7
3
Võ Huỳnh Anh
7
8
4
Trần Ngọc Hoàng Châu
6
7
5
Nguyễn Hà Hải Đăng
7
7
6
Hồ Quốc Đạt
5
6
7
Trần Đình Du
4
5
8
Bùi Khắc Dư
8
9
9
Nguyễn Thị Ngọc Dung
5
6
10
Huỳnh Phan Thùy Dương
6
6
11
Đào Nhật Hào
5
5
12
Lê Hoàng Huỳnh Hoa
9
10
13
Lê Lộc Hoàng
2
5
14
Hồ Văn Hưng
7
7
15
Lâm Thị Kim Huyền
8
9
16

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12172889.doc