Rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa 9

Xây dựng hệ thống bài tập về hóa vô cơ 9

2.1.1 Viết phương trình hóa học

 Cơ sở lý thuyết: nắm vững tính chất hóa học của các hợp chất oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim, cũng như sự chuyển đổi giữa các loại chất, dãy hoạt động hóa học của kim loại và bảng tính tan.

- Sơ đồ tính chất hóa học của oxit:

 

doc 176 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1909Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X là hỗn hợp gồm Fe, FeO và Fe2O3. Chia 26g X làm hai phần bằng nhau. Dẫn một luồng H2 dư qua phần I nung nóng cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hòa tan hết chất rắn sau phản ứng bằng H2SO4 loãng thu được 3,92 lít H2 (đktc). Cho phần II vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy đều. Sau phản ứng thu được 13,2g chất rắn. Tính % khối lượng các chất trong X ? 	
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	13g X + H2 chất rắn 3,92 lít H2 
	13g X + CuSO4 13,2g chất rắn 	
	% các chất trong X ? 
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol, từ các giả thiết đề bài lập hệ phương trình tính x,y,z .Tính % các chất theo yêu cầu đề bài. 
Bài giải
- Ta có: 56x + 72y + 160z = 13 (1) 
- 13g X + H2 : chỉ có FeO và Fe2O3 tham gia phản ứng 
- Chất rắn sau phản ứng là Fe: x + y + 2z (mol). Cho Fe tác dụng với H2SO4
- Ta có: (2) 
- 13g X + CuSO4 : chỉ có Fe tham gia phản ứng 
- Chất rắn sau phản ứng: 
- Ta có: 64x + 72y + 160z = 13,2 (3) 
- Từ (1) (2) và (3) 
- Phần trăm các chất trong hỗn hợp X: 
2.1.10 Bài toán về kim loại tác dụng với dung dịch muối
F Cơ sở lý thuyết: 
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại: 
	K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au 
- Điều kiện để xảy ra phản ứng giữa kim loại với muối: 
Muối tham gia phản ứng phải là muối tan
Kim loại tham gia phải hoạt động mạnh hơn kim loại trong muối (từ Mg trở đi) 
- Khi cho kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B thì kim loại A sẽ tan đồng thời kim loại B trong muối sẽ bám vào kim loại A. Khi đó xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: 
	Nếu mB < mA : khối lượng thanh A tăng
	Nếu mB > mA : khối lượng thanh A giảm 
- Lưu ý: trường hợp kim loại đứng trước Mg khi cho vào dung dịch muối, phản ứng xảy ra theo chiều
	Kim loại + nước Bazơ + hiđrô 
	Bazơ + Muối Bazơ mới + muối mới 	
F Kỹ năng giải: 
1/ Các dạng bài thường gặp:
Dạng 1: Một kim loại tác dụng với một dung dịch muối
- Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối tạo kim loại mới và muối mới. Khi đó có thể xảy ra các trường hợp sau, tùy đề bài mà chúng ta biện luận: 
Kim loại hết, muối còn dư
Kim loại còn dư, muối hết
Cả 2 chất đều còn dư sau phản ứng 
Dạng 2: Một kim loại A tác dụng với dung dịch gồm 2 muối của kim loại B và C
- Giả sử: trong dãy hoạt động hóa học của kim loại A đứng trước B và B đứng trước C. Khi đó trong dung dịch thứ tự phản ứng xảy ra như sau: 
	A + muối kim loại C muối kim loại A + C (1)
	A + muối kim loại B muối kim loại A + B (2)
- Khi đó các trường hợp có thể xảy ra: nếu trong dung dịch sau phản ứng chứa
3 muối: chưa xong phản ứng (1), dung dịch muối của kim loại B chưa phản ứng và A đã tan hết
2 muối (muối của kim loại A và muối của kim loại B): đã xong phản ứng (1) kim loại A và muối của kim loại C đều hết hoặc phản ứng (2) chưa xong còn dư muối của kim loại B và A đã tan hết. 
Chỉ còn 1 muối (muối của kim loại A): phản ứng (1) và (2) đều xong muối của kim loại B, C hết có thể còn dư hoặc hết kim loại A. 
Dạng 3: Hai kim loại A, B tác dụng với dung dịch muối của kim loại C 
- Giả sử: trong dãy hoạt động hóa học của kim loại A đứng trước B và B đứng trước C. Khi đó trong dung dịch thứ tự phản ứng xảy ra như sau: 
	A + muối kim loại C muối kim loại A + C (1)
	B + muối kim loại C muối kim loại B + C (2)
- Khi đó các trường hợp có thể xảy ra: nếu chất rắn sau phản ứng có
3 kim loại: chưa xong phản ứng (1), kim loại B chưa phản ứng muối của kim loại C đã hết. 
2 kim loại: (kim loại B và kim loại C): đã xong phản ứng (1) kim loại A và muối của kim loại C đều hết hoặc phản ứng (2) chưa xong muối kim loại C đã hết. 
1 kim loại (kim loại C): phản ứng (1) và (2) đề xong A và B đã hết có thể còn dư hoặc hết muối kim loại C. 
2/ Các bước giải: 
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol. 
- Viết phương trình hóa học lưu ý độ mạnh yếu của kim loại để nắm được thứ tự tham gia phản ứng giữa các chất. 
- Xác định dạng bài 
- Đặt ẩn thường là số mol của kim loại tham gia phản ứng, nếu là dạng 2 và dạng 3 phải đặt 2 ẩn và lập hệ phương trình. 
- Dựa vào độ tăng hoặc giảm khối lượng của kim loại để lập phương trình toán học hoặc biện luận từ đó giải quyết các yêu cầu đề bài. 
Bài 1: Cho đinh sắt có khối lượng 50g vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, rửa nhẹ làm khô cân lại được 51g. Đinh sắt sau khi phản ứng có bao nhiêu gam sắt ? Giả sử toàn bộ đồng tạo thành đều bám lên đinh sắt. 
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	Đinh sắt (50g) + CuSO4 đinh (51g) 
	mFe sau phản ứng = ? 
- Dựa vào độ tăng khối lượng của đinh sắt tính số mol sắt tham gia phản ứng từ đó tính khối lượng sắt còn lại trên đinh sắt. 
Bài giải
- Gọi a là số mol Fe tham gia phản ứng.
- Ta có:
	mkim loại tăng = mCu sinh ra - mFe phản ứng = 51 – 50 
	 64a – 56a = 1
	 a = 0,125 
- Khối lượng Fe tham gia phản ứng: 
	mFe = 0,125 . 56 = 7 (g) 
- Khối lượng Fe còn trên chiếc đinh sắt: 50 – 7 = 43 (g) 
Bài 2: Nhúng thanh nhôm nặng 3,24g vào 100ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian nhấc thanh nhôm ra, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 6,62g hỗn hợp muối khan. Biết toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám vào thanh nhôm. 
a) Tính khối lượng mỗi muối thu được trong hỗn hợp ?
b) Tính khối lượng thanh kim loại lúc lấy ra khỏi dung dịch ? 
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	3,24g Al + 100ml CuSO4 0,5M 6,62g hỗn hợp muối 
	mmỗi muối ; mthanh nhôm sau phản ứng = ? 
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol, đặt ẩn, dựa vào khối lượng hỗn hợp muối giải phương trình tính số mol nhôm tham gia phản ứng từ đó giải quyết yêu cầu bài toán. 
Bài giải
a) Ta có: 
	= 0,1 . 0,5 = 0,05 (mol) 
- Gọi a là số mol của nhôm tham gia phản ứng 
- Phương trình hóa học:
- Hỗn hợp muối: 
	mmuối = = 6,62 
	 342 . 0,5a + 160(0,05 – 1,5a) = 6,62
	 a = 0,02 
- Hỗn hợp muối: 
b) Khối lượng thanh kim loại sau phản ứng: 
	mthanh kim loại = mAl + mCu tạo thành – mAl tan ra 
	 = 3,24 + 64.1,5.0,02 – 27 .0,02
	 = 4,62 (g) 
Bài 3: Khuấy kĩ m gam bột kim loại M (II) với V ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau phản ứng, lọc tách được 7,72g chất rắn A. Cho 1,93g A tác dụng với lượng dư axit HCl thấy thoát ra 224 ml khí (đktc). Cho 5,97g A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 19,44g chất rắn. Tính m, V và xác định kim loại M, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	m (g) M(II) + V ml CuSO4 0,2M 7,72g chất rắn A 
	1,93g A + HCl 224 ml khí 
	5,97g A + AgNO3 19,44g chất rắn 
	M , m , V = ? 
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol, dựa vào khối lượng bạc tạo thành, giải phương trình tìm khối lượng đồng tạo thành, từ đó tìm M. 
Bài giải
- Phương trình hóa học:
	M + CuSO4 MSO4 + Cu
- Vì A tác dụng với HCl có tạo thành khí chứng tỏ trong A ngoài Cu tạo thành còn có M dư. 
	nkhí = 
- 1,93g A + HCl: Cu không phản ứng , chỉ có M tham gia
	Trong 1,93g A có 0,01 mol M
	Vậy trong 5,97g A có 0,03 mol M
- 5,97g A + AgNO3: Gọi x là số mol Cu tham gia phản ứng
- Vì phản ứng xảy ra hoàn toàn, nên chất rắn thu được toàn bộ là kim loại bạc 
	 2x + 0,06 = 0,18
	 x = 0,06 
- Trong 5,97g A có: 
	 0,06 . 64 + 0,03 . M = 5,97
	 M = 65
- Vậy M là kim loại kẽm (Zn) 
- Trong 7,72g A có: 
- Khối lượng kẽm:
	mZn = mZn phản ứng + mZn dư 
	 = (0,08 + 0,04) .65
	 = 7,8 (g) 
	(lít) 
Bài 4: Hòa tan 2,4g magiê và 11,2g sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 2M thì tách ra chất rắn A và dung dịch B. Thêm NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc kết tủa tách ra nung đến khối lượng không đổi trong không khí thu được a gam chất rắn D. Hãy tính khối lượng chất rắn A và chất rắn D ? 
? Phân tích và hướng dẫn: 
- Tóm tắt đề bài: 
	 + 100ml CuSO4 2M chất rắn A + dung dịch B 
	B + NaOH chất rắn D
	mA ; mD = ? 	 
- Đây là bài toán hỗn hợp 2 kim loại tác dụng với dung dịch muối, chuyển dữ kiện bài toán về số mol lập phương trình hóa học, lưu ý thứ tự tác dụng của kim loại với muối. 
Bài giải
- Ta có:
- Phương trình hóa học:
	= 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol) 
- CuSO4 còn dư tiếp tục phản ứng với sắt:
- Chất rắn A: 
	mA = mCu + mFe dư = 0,2 . 64 + 0,1 . 56 = 18,4 (g) 
- Dung dịch B: 
- Lấy B + NaOH: 
- Nung kết tủa trong không khí: 
- Chất rắn D: 
	mD = mMgO + 
	 = 0,1 . 40 + 0,05 . 160
	 = 12 (g) 
Bài 5: Một thanh kim loại M (II) được nhúng vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại, khối lượng thanh tăng 1,6g và nồng độ CuSO4 giảm còn 0,3M. 
a) Xác định kim loại M ?
b) Lấy thanh M có khối lượng 8,4g nhúng vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,2M và CuSO4 0,1M thu được chất rắn A và dung dịch B. Thanh M có tan hết hay không ? Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ mol của các muối trong B ? Giả sử thể tích thay đổi không đáng kể. 
? Phân tích và hướng dẫn: 
- Tóm tắt đề bài: 
	M (II) + 1lít CuSO4 0,5M 
	8,4g M + 1 lít Chất rắn A + dung dịch B 
	a) Xác định M ?
	b) M có tan ? mA = ? CB = ? 
- Dựa vào độ tăng khối lượng kim loại, lập phương trình tính M.
- Đây là bài toán kim loại tác dụng với 2 muối, lưu ý Fe tác dụng với AgNO3 trước rồi tác dụng với CuSO4 
Bài giải
a) Ta có: 
	 = CM . V = 0,5 . 1 = 0,5 (mol) 
	= (0,5 – 0,3) . 1 = 0,2 (mol) 
- Phương trình hóa học: 
	 = 0,2 ( 64 – M) 
	 M = 56
- Vậy M là kim loại sắt (Fe) 
b) Ta có: 
	= 0,2 . 1 = 0,2 (mol) 
	= 0,1 . 1 = 0,1 (mol) 
- Phương trình hóa học: 
	nFe dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 (mol)
	 (*)
- Sau phản ứng (*) chứng tỏ Fe tan hết. 
- Vậy chất rắn A gồm: 
	mA = mAg + mCu 
	 = 0,2 . 108 + 0,05 .64 
	 = 24,8 (g) 
- 1 lít dung dịch B: 
2.1.11 Tinh thể ngậm nước
F Cơ sở lý thuyết: 
- Hyđrat là những hợp chất được tạo nên từ những phân tử nước và tiểu phân chất tan. 
- Sự hyđrat là quá trình tạo nên những hyđrat 
- Nước kết tinh là nước có trong thành phần tinh thể 
- Tinh thể ngậm nước là những tinh thể chứa nước kết tinh 
- Các công thức có liên quan:
	Độ tan (S) của một chất X trong nước ở nhiệt độ xác định là khối lượng chất tan có thể tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hòa. 
F Kỹ năng giải:
- Đọc kĩ và phân tích đề bài 
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol
- Viết phương trình hóa học 
- Dựa vào giả thuyết (có thể là độ tan) lập phương trình tính số phân tử nước từ đó tìm được công thức của hyđrat. 
F Bài tập vận dụng : 
Bài 1: Để xác định công thức của tinh thể ngậm nước MgCO3.nH2O người ta lấy một lượng muối đó đem nung ở nhiệt độ cao để phản ứng nhiệt phân xảy ra hoàn toàn, đồng thời cho toàn bộ lượng khí và hơi nước thoát ra đi chậm qua bình 1 đựng lượng dư dung dịch axit H2SO4 đậm đặc và bình 2 đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc. Sau phản ứng thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8g và khối lượng bình 2 tăng 0,88g. Hãy xác định công thức của tinh thể ngậm nước ? 
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	MgCO3.nH2O MgO + CO2 + nH2O 
- Ta thấy: và 
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol, dựa vào số mol đó để tính n rồi từ đó xác định công thức của muối ngậm nước 
Bài giải
- Ta có: 
- Phương trình hóa học: 
- Từ phương trình hóa học ta thấy: 
	0,02n = 0,1 n= 5
- Vậy công thức của tinh thể ngậm nước: MgCO3.5H2O 
Bài 2: Hòa tan 11,44g Na2CO3 ngậm nước vào 88,56g nước ta được một dung dịch có nồng độ 4,24%. Tìm công thức phân tử của hyđrat ? 
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	11,44g Na2CO3.xH2O + 88,56g H2O dd 4,24% 
	x = ? 
- Tính số mol của hyđrat theo x, dựa vào nồng độ dung dịch lập phương trình tính x rồi từ đó xác định công thức của muối ngậm nước. 
Bài giải
- Ta có:
	 (g)
	mdd = 88,56 + 11,44 = 100 (g) 
- Nồng độ dung dịch :
	 x = 10
- Vậy công thức phân tử của hyđrat: Na2CO3.10H2O 
Bài 3: Cho 4,48g một oxit kim loại hóa trị II, tác dụng hết với 100ml dung dịch H2SO4 0,8M. Đun nhẹ dung dịch thu được 13,76g tinh thể ngậm nước. 
a) Xác định công thức phân tử của oxit ? 
b) Xác định công thức phân tử của hyđrat ? 
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	4,48g MO + 100ml H2SO4 0,8M 13,76g MSO4.xH2O 
	MO = ?
	x = ? 
- Tính số mol của MO theo M, lập phương trình tính M xác định MO. Dựa vào khối lượng hyđrat lập phương trình tính x từ đó xác định công thức hyđrat. 
Bài giải
a) Ta có:
- Phương trình hóa học:
- Ta có: 	
	 M = 40
- Vậy công thức của oxit kim loại: CaO
b) Phương trình hóa học:
- Ta có:
	nhyđrat = 
	x = 2
- Vậy công thức của hyđrat: CaSO4 . 2H2O 
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol CuO trong dung dịch H2SO4 đun nóng sau đó làm nguội đến 100C. Tính khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết 
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	0,2 mol CuO + H2SO4 20% làm nguội đến 100C 
	tách ra = ? 
- Tính khối lượng dung dịch CuSO4 , đặt a là số mol CuSO4.5H2O tách ra, dựa vào độ tan để lập phương trình tính a từ đó tính khối lượng CuSO4.5H2O
Bài giải
- Phương trình hóa học:
- Khối lượng nước có trong dung dịch CuSO4: 
	mnước = 114 – 32 = 82 (g) 
- Gọi a là số mol CuSO4.5H2O tách ra khi nhiệt độ xuống 100C 
- Các chất còn lại trong dung dịch bão hòa ở 100C:
	mnước = 82 – 90a 
- Độ tan của CuSO4 ở 100C:
- Khối lượng CuSO4.5H2O kết tinh:
Bài 5: Khi làm nguội 1026,4g dung dịch bão hòa R2SO4.10H2O từ 800C xuống 100C thì có 395,4g tinh thể R2SO4.10H2O tách ra khỏi dung dịch. Xác định công thức phân tử của hiđrat nói trên. Biết độ tan của R2SO4 ở 800C và 100C là 28,3g và 9g. 
	? Phân tích và hướng dẫn:
- Tóm tắt đề bài: 
	 1026,4g dung dịch R2SO4.10H2O 395,4g R2SO4.10H2O tách ra
	R = ?
- Dựa vào độ tan của R2SO4 tính số mol của hiđrat và R2SO4 từ đó lập phương trình tính R. 
Bài giải
- Ta có: nghĩa là:
	 trong 128,3g dung dịch bão hòa có 28,3g R2SO4 
	vậy trong 1026,4g dung dịch bão hòa có 226,4g R2SO4 
- Khối lượng dung dịch bão hòa ở 100C
	1026,4 – 395,4 = 631 (g) 
- Ta có: nghĩa là:
	 trong 109 g dung dịch bão hòa có 9g R2SO4 
	vậy trong 631 g dung dịch bão hòa có 52,1g R2SO4 
- Khối lượng R2SO4 bị tách ra dưới dạng hiđrat: 
	226,4 – 52,1 = 174,3 (g) 
- Vì số mol hiđrat = số mol muối khan nên:
	 R = 7,1n – 48
	 R = 23
- Vậy R là natri, công thức của hiđrat: Na2SO4.10H2O 
2.1.12: Bài toán lượng dư 
F Cơ sở lý thuyết: 
- Toán lượng dư là bài toán khi đề bài cho biết lượng của cả hai chất tham gia. Do đó khi giải ta phải thêm bước lập tỉ lệ so sánh để loại bỏ chất dư. Chẳng hạn phản ứng:
	mA + nB C + D
- Giả sử a là số mol của A và b là số mol của B thì tỉ lệ so sánh:
So sánh hai tỉ số, nếu:
Kết luận
Sản phẩm tính theo
B hết, A dư
Chất B
A hết, B dư 
Chất A 
F Kỹ năng giải:
- Các dạng bài toán lượng dư:
Có 1 chất tham gia dư
Cả 2 chất tham gia cùng dư
- Các bước giải: 
Đọc kĩ, tóm tắt và phân tích đề bài. 
Chuyển tất các dữ kiện của bài toán về số mol.
Lập phương trình hóa học 
So sánh lập tỉ lệ để loại bỏ chất dư, tính theo chất đã hết. 
Giải quyết các yêu cầu của bài toán 
Nếu bài toán có liên quan đến nồng độ: Xét xem trong dung dịch sau phản ứng có còn lại những chất nào còn dư hay không để tính nồng độ cho chính xác. 
Bài 1: Cho 46 g natri vào 900g nước thu được khí A và dung dịch B. 
a) Tính thể tích khí A ?
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B ?
? Phân tích và hướng dẫn: 
- Tóm tắt đề bài: 
	46g Na + 900g H2O khí A + dd B
	VA , C%B = ? 
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol, lập tỉ lệ xác định chất dư. Dựa vào phương trình hóa học tính VA , C%B 
Bài giải
a) Ta có:
- Lập tỉ lệ:
- Vậy nước dư tính theo natri 
- Phương trình hóa học:
- Thể tích khí A:
	VA = 1 .22,4 = 22,4 (lít) 
b) Khối lượng dung dịch B:
	mdd B = mNa + mnước – mA 
	 = 46 + 900 – 1.2 
	 = 944 (g) 
- Nồng độ phần trăm của dung dịch B:
Bài 2: Cho 13g kẽm hạt tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng. Cho toàn bộ lượng khí hiđrô được tạo thành đi chậm qua ống sứ đựng 20g bột CuO đun nóng, thu được hỗn hợp rắn A trong ống. Để hòa tan hết A cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 85% ? Biết axit có d=1,28 g/ml. 
? Phân tích và hướng dẫn: 
- Tóm tắt đề bài: 
	13g Zn + H2SO4 H2 hỗn hợp rắn A
	A + V ml H2SO4 85% V = ? 
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol, lập tỉ lệ xác định chất dư. Dựa vào phương trình hóa học tính thể tích H2SO4 
Bài giải
- Ta có: 
- Phương trình hóa học: 
- Lập tỉ lệ: . Vậy CuO dư tính theo Cu 
- Ta có: hỗn hợp A: 	
- Cho A tác dụng với H2SO4 đặc:
- Ta có: 
	= n . M = (0,4 + 0,05) . 98 = 44,1 (g) 
Bài 4: Cho 98g dung dịch H2SO4 20% vào 400g dung dịch BaCl2 5,2% thu được dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm của những chất có trong dung dịch A ? 
? Phân tích và hướng dẫn: 
- Tóm tắt đề bài: 
	98g dd H2SO4 20% + 400g dd BaCl2 5,2% A
	C% của các chất trong A ? 	
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol, xác định chất dư, xác định các chất có trong A, tính khối lượng dung dịch A, tính nồng độ của các chất trong A. 	
Bài giải
- Ta có: 
- Phương trình hóa học: 
	BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl
- Lập tỉ lệ:
	 H2SO4 dư, tính theo BaCl2 
- Dung dịch A: 
	mdd A = + - 
 = 98 + 400 – 0,1 . 233 
	 = 474,7 (g) 
- Nồng độ dung dịch các chất trong A:
Bài 5: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch A ? Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 
? Phân tích và hướng dẫn: 
- Tóm tắt đề bài: 
	69,6g MnO2 + HCl X dd A
	CM của dung dịch A = ? 	
- Chuyển dữ kiện bài toán về số mol, viết phương trình hóa học, xác định chất dư, xác định các chất có trong A, tính nồng độ mol của các chất trong A. 	
Bài giải
- Ta có:
	nNaOH = 0,5 . 4 = 2 (mol) 
- Phương trình hóa học:
- Lập tỉ lệ:
- Vậy NaOH dư, tính theo Cl2 	 
- Dung dịch A: 
- Nồng độ mol của các chất trong A :
	CM NaOH dư = 
	CM NaCl = 
	CM NaClO = 
2.1.13. Giải bài toán bằng định luật bảo toàn khối lượng 
F Cơ sở lý thuyết: 
- Nội dung định luật: “Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng” 
	A + B " C + D
	Biểu thức khối lượng: mA + mB = mC + mD 
- Dấu hiệu nhận biết: 
Bài toán tính khối lượng chung nhiều chất, không yêu cầu tính từng chất riêng lẻ. Chẳng hạn: Cho hỗn hợp các oxit qua CO, H2 , Al . ; Cho hỗn hợp các kim loại tác dụng với axit ; Cho hỗn hợp nhiều muối (thường là muối cacbonat) vào dung dịch axit 
Bài toán có nhiều phản ứng tương tự nhau 
Bài toán cho dữ kiện về khối lượng một cách chung chung, không cho từng chất cụ thể. 
F Kỹ năng giải:
- Đọc kĩ, phân tích và tóm tắt đề bài 
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra
- Tính số mol các chất đã biết theo yêu cầu đề bài, từ đó suy ra khối lượng chất đó. 
- Kết hợp với hệ số tỷ lượng của phương trình để tính số mol của các chất hoặc hỗn hợp chất cần thiết rồi từ đó suy ra khối lượng của chúng. 
- Lập biểu thức của định luật bảo toàn khối lượng và giải quyết yêu cầu đề bài. 
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 19,2g hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B cần dùng V lít dung dịch HCl 2M thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với NaOH dư thu được m gam kết tủa gồm 2 hiđrôxit kim loại. Tính V và m, biết A, B đều có hóa trị II trong các hợp chất của đề bài. 
Bài giải
- Phương trình hóa học:
	 (1)
 	 (2)
 (3)
	 (4) 
- Ta có: 	
	nHCl = nNaOH = nNaCl = 2(a+b) = 0,8 (mol) 
 	mHCl = 0,8.36,5 = 29,2 (g) 
 	mNaOH = 0,8 . 40 = 32 (g) 
 mNaCl = 0,8 . 58,5 = 46,8 (g)
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (1) , (2): 
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (3) , (4): 
 	 mY + mNaOH = m + mNaCl
	m = 47,6 + 32 – 46,8 = 32,8 (g) 
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là bao nhiêu gam ? 
Bài giải
Phương trình hóa học:
	Fe2O3 + 3H2SO4 " Fe2(SO4)3 + 3H2O
MgO + H2SO4 " MgSO4 + H2O
ZnO + H2SO4 " ZnSO4 + H2O
Ta có: 
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho các phản ứng trên:
	mmuối = moxit + maxit - mnước
	 = 2,81 + 0,05.95 - 0,05.18
	 = 6,81 (g) 
Bài 3: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO và Fe2O3. Sau phản ứng thu được 64g chất rắn A và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Hãy tính m gam ? 
	Bài giải
Phương trình hóa học:
- Từ: MB = 20,4 . 2 = 40,8 (g) chứng tỏ khí B gồm có CO2 và CO còn dư
Ta có:
- Gọi x là số mol của khí CO2 sinh ra và 0,5-x là số mol dư của CO. Khi đó khối lượng của khí B là:
- Áp dụng định luật bảo toàn cho các phản ứng trên:
Bài 4: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,04 mol hỗn hợp FeO và Fe2O3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 4,784g hỗn hợp chất rắn B, khí sinh ra cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 
Bài giải
- Phương trình hóa học:
	CO2 + Ba(OH)2 " BaCO3 + H2O
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
 " mA = 4,784 + 0,046.44 – 0,046.28
 " mA = 5,52 (g) 
- Gọi x, y lần lượt là số mol của FeO và Fe2O3 ta có hệ phương trình:
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 9,14g hỗn hợp Cu, Mg và Al vào lượng vừa đủ dung dịch axit clohiđric thu được 7,84 lít khí X (đktc), 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y và cô cạn cẩn thận dung dịch Z thì thu được m gam muối khan. Tính m. 
Bài giải
- Phương trình hóa học: 
	Mg + 2HCl " MgCl2 + H2
	2Al + 6HCl " 2AlCl3 + 3H2 
	Cu + HCl : không xảy ra phản ứng
- Chất rắn Y là Cu không tham gia phản ứng 
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 
2.1.14 Bài tập tổng hợp 
F Cơ sở lý thuyết:
- Trong thực tế một bài toán hóa học thường là tổng hợp của nhiều dạng bài ở trên, dựa vào những kiến thức đã có từ các dạng bài trước sẽ giúp ta nhận dạng và giải các bài tập cụ thể 
F Kỹ năng giải:
- Đọc kĩ và phân tích đề bài
- Xác định dạng bài để vận dụng công thức phù hợp 
- Chuyển tất các dữ kiện của bài toán về số mol.
- Lập phương trình hóa học 
- So sánh lập tỉ lệ để loại bỏ chất dư, tính theo chất đã hết. (Nếu là toán dư )
- Giải quyết các yêu cầu của bài toán 
Bài 1: Cho 2,88g hỗn hợp A gồm kim loại M hóa trị II không đổi và oxit của nó tác dụng hết với dung dịch HCl giải phóng ra 1,008 lít khí hiđrô (đktc) và thu được dung dịch A1. Cô cạn cẩn thận dung dịch A1 thu được 8,55g muối khan. 
a) Xác định kim loại và oxit của nó ? 
b) Tính % theo khối lượng các chất trong A ? 
? Phân tích và hướng dẫn: 
- Tóm tắt đề bài: 
- Đây 

Tài liệu đính kèm:

  • docren_luyen_ky_nang_giai_bai_tap_hoa_lop_9.doc