Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

 I. Lý do chọn đề tài . 1

 II. Mục đích của đề tài 2

 III. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu . 3

 IV. Đề tài đưa ra giải pháp mới . 3

 V. Phạm vi nghiên cứu 5

 VI. Thời gian nghiên cứu 5

PHẦN NỘI DUNG . 6

 I. Lịch sử vấn đề . 6

 II. Cơ sở lý luận 6

 III. Cơ sở thực tiễn . 7

 IV. Các kĩ năng đọc hiểu và các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT . 9

 4.1. Các kĩ năng đọc hiểu . 9

 4.2. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT . 10

 V. Các bước tiến hành trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn Tiếng Anh THPT 14

 5.1. Các bước tiến hành trong 1 bài dạy đọc hiểu . 14

 5.2. Sử dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực 16

 5.3. Lồng ghép các kiến thức liên môn 20

 5.4. Quy trình chuẩn bị một giờ học 21

 VI. Một số bài học minh họa và loại bài tập luyện tập đã được áp dụng khi giảng dạy cho học sinh trường THPT Hồng Quang .22

 6.1. Một số bài dạy minh họa theo giáo trình SGK . 22

 6.2. Một số bài luyện tập minh họa theo dạng bài thi THPT Quốc Gia 34

 VII. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN . 42

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

 I. Kết luận . 44

 II. Kiến nghị 44

 1. Đối với giáo viên 44

 2. Đối với học sinh 45

 3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 48

 

doc 50 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 3680Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phần thong tin trả lời cho câu hỏi (chú ý các từ đồng nghĩa, ngược nghĩa).
 	Trên đây là các bước làm các dạng câu hỏi đọc hiểu. Để có thể chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta bắt buộc làm qua những bước trên. Tuy nhiên, với sự luyện tập, chúng ta sẽ làm nhanh hơn. Ban đầu có những bạn phải mất đến hai, ba phút để trả lời một câu hỏi đọc hiểu, dần dần khi các bạn đã thành thạo kĩ năng và có vốn từ vựng đủ dùng, các bạn sẽ chỉ mất 30 giây hay 1 phút cho mỗi câu.
V. Các bước tiến hành trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
5.1. Các bước tiến hành trong 1 bài dạy đọc hiểu.
Trong tiết đọc hiểu, vai trò của giáo viên chỉ  là người đưa ra các hướng dẫn còn học sinh là người chủ động nắm bắt nội dung. Tiết học được tiến hành theo ba giai đoạn sau:
       	A. Pre - reading      ( Trước khi đọc )
       	B. While - reading  ( Trong khi đọc )
       	C. Post – reading    ( Sau khi đọc )
1. Pre - reading : (Trước khi đọc)
 	Để có được giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của tiết dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo ra  được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lí lần nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó.
  	Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (5-7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục đích đó.
* Các hoạt động mở bài.
  Các hoạt động mở bài nhằm giúp học sinh hình dung trước nội dung chủ điểm hay nội dung tình huống của bài các em sẽ đọc.
  Để thực hiện hoạt động trước khi đọc giáo viên nên giới thiệu chủ đề của bài. Để giới thiệu chủ đề của bài  giáo viên có thể sử dụng một trong các thủ thuật sau:
- Trao đổi, thu thập các ý kiến, những hiểu biết và kiến thức hoặc quan điểm của học sinh về chủ điểm của bài trước khi các em đọc về nó qua các hoạt động dạy học hay thủ thuật như:  Brainstorming, Discussions...
- Đoán trước nội dung sắp học bằng cách trả lời các câu hỏi đoán về nội dung bài hoặc qua các câu hỏi dặt trước. ( Pre- questions)
- Đưa ra một số câu nhận định, yêu cầu học sinh làm bài tập đúng sai dựa vào kiến thức cho sẵn. ( T/F statements )
- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại những câu nhận định cho sẵn theo đúng trình tự nội dung của bài học. ( Ordering statements or pictures )    
2. While – reading  ( Trong khi đọc )
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc, và kiểm tra lại bài tập đoán mình vừa làm ở phần trước khi đọc. 
Những dạng bài tập tôi thường cho học sinh làm gồm:
+ Đánh dấu tick ( P) vào câu đúng sai (True / false), hoặc viết T/F.
+ Hoàn thành câu ( Complete the sentences). 
+ Điền thông tin vào bảng ( Fill in the chart).                
+  Sắp xếp các câu theo trình tự câu truyện hay sắp xếp câu theo tranh.(Ordering statements).
+ Trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc ( Comprehension questions).
3. Post – reading ( Sau khi đọc ) 
   Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng quát của từng bài đọc,liên hệ thực tế, chuyển hóa nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học.
  Các dạng bài tập tôi thường cho học sinh làm là:
+ Tóm tắt nội dung bài đọc dạng gap fill  (Summarize the text).
+ Viết lại nội dung bài đọc dùng các từ gợi ý.
+ Sắp xếp các sự kiện cho bài đọc (Arange the events in order).
+ Kể lại câu truyện theo tranh (Retell the story).  
+ Thảo luận (Discussion). 
5.2. Sử dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực
5.2.1. Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
Là một giáo viên, chúng ta phải nắm vững các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật “khăn trải bàn”, kĩ thuật “Các mảnh ghép”, “Dạy học theo sơ đồ  KWL”, “Sơ đồ tư duy”, 
Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”?
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các 
nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề).
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS: 
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành 
nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành 
nhiệm vụ ở Vòng 2).
Dạy học theo sơ đồ  KWL
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. 
Mục đích sử dụng biểu đồ KWL
Biểu đồ KWL phục vụ cho các mục đích sau:
• Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc.
• Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc.
• Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em.
• Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.
• Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.
Sơ đồ tư duy 
Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. 
5.2.2. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
	Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. 
a. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.
5.3. Lồng ghép các kiến thức liên môn.
Phương pháp “dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn” đã được các nước phát triển trên thế giới áp dụng từ lâu. Đây cũng là phương thức dạy học hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong cải cách chương trình sách giáo khoa (SGK) ở nước ta. 
Dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần xóa bỏ được lối dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập kiến thức, kỹ năng vốn có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau. Những tiết học dạy theo chủ đề tích hợp đã mang lại cho HS hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp các em gắn kết kiến thức lý thuyết với thực hành. “Tích hợp trong dạy học được hiểu là sự kết hợp các nội dung kiến thức từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau vào nội dung một bài học; là sự phối kết hợp các tri thức có quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau trong thực tiễn để chúng hỗ trợ tác động vào nhau tạo nên một kiến thức tổng hợp vững chắc nhằm giúp người học có đủ khả năng, phẩm chất giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Một tình huống xảy ra trong đời sống bao giờ cũng là sự tích hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau”. 
Lồng ghép các kiến thức liên môn làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này, hoà nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
Lồng ghép các kiến thức lien môn giúp học sinh xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, giúp học sinh có kiến thức nền để hiểu rõ hơn nội dung bài đọc hiểu. Trong quá trình học tập, HS có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
5.4. Quy trình chuẩn bị một giờ học 
Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học ở trường phổ thông, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, đọc hiểu nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.
Trước khi tiến hành dạy một  tiết đọc hiểu thì giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị một số việc sau.
*  Đối với giáo viên. 
- Xác định mục tiêu tiết dạy, điều học sinh cần đạt được sau tiết dạy.
- Lựa chọn phương pháp, thủ thuật thích hợp để áp dụng vào tiết giảng.
- Có đồ dùng dạy học cần thiết.
- Giáo án cần có các câu hỏi phù hợp với  nhiều đối tượng học sinh.
- Phân bố thời gian hợp lí  các phần trong tiết dạy.
- Sử dụng thành thạo các thủ thuật dạy học cũng như các phương tiện trực quan và các phương tiện dạy học sẽ áp dụng cho tiết giảng.
- Có các dạng bài tập từ dễ đến khó để giúp các em học yếu đều có thể làm được phần nào.
* Đối với  học sinh.
- Phải học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
VI. Một số bài dạy và loại hình bài tập đã được áp dụng khi giảng dạy cho học sinh trường THPT Hưng Yên. 
6.1. Một số ví dụ minh họa theo giáo trình SGK
Ví dụ 1: 
Dạy bài đọc Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF ...
(SGK tiếng Anh 10 - trang 12)
Before you read
*Mục đích: Tạo hứng thú cho HS chuẩn bị vào bài đọc với chủ đề: “A day in
the life of ...”; Dạy những cấu trúc mới cần thiết giúp học sinh hiểu bài hơn.
* Phương pháp:
Activity 1: Kim’game
Giáo viên sử dụng trò chơi Kim’game chơi giúp học sinh luyện trí nhớ, qua đó học sinh có thể tự tìm thông tin cho bài học mới. 
Các bước thực hiện chung: Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm, cho các em xem 8 bức tranh giới thiệu về các nghề nghiệp trong vòng 20 giây. (Yêu cầu học sinh không viết mà chỉ ghi nhớ). Sau đó giáo viên cất tranh đi, học sinh đại diện lên viết về các nghề nghiệp vừa xem. Nhóm nào có nhiều từ nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.
worker /
mechanic
 teacher	
 doctor	peasant 
 taxi driver	architecture 
 singer 
 	actor	
Activity 2: Complete the table
GV phát cho học sinh các tờ phiếu có mẫu sau hoặc chép lên bảng:
Questions
You
Your friend
1. What time do you get up?
2. What time do you have breakfast?
3. What time do you do to school?
4. What time do you have lunch?
5. What time do you have lunch?
6. What time do you go to bed?
7. What do you often do in the morning?
8. What do you often do in the afternoon?
9. What do you often do in the evening?
GV yêu cầu HS tự điền câu trả lời vào phiếu của mình sau đó hỏi bạn những câu hỏi tương tự về một ngày bình thường của bạn. HS ghi câu trả lời của bạn vào bảng của mình.
GV có thể gọi một vài học sinh nói về sự khác biệt trong ngày giữa mỗi học sinh đó.
Activity 3: GV có thể giới thiệu vào bài đọc bằng cách yêu cầu HS nhìn vào tranh và trả lời một số câu hỏi: How many people are there in the picture? Who are they? Where are they now? What are they doing?
Vocabulary:
Leading buffalo
to the field
transplanting
Repairing the banks
of the plot of land
Peasant / farmer
Plot of land
Pumping water
English 10
English 10
UNIT 1: A DAY IN THE LIFE OF  - LESSON 1: READING
Activity 4: Vocabulary pre-teach: GV giới thiệu một số từ và cấu trúc khó trong bài để chuẩn bị cho việc dạy đọc hiểu cho học sinh.
GV hướng dẫn học sinh luyện đọc. Để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng
của HS giáo viên có thể sử dụng một số thủ thuật như: Rub out and remember;
slap board; what and where ...
While you read
Activity 1: Choose the best answer.
Mục đích: Luyện kỹ năng từ vựng: đoán nghĩa từ/ cụm từ qua ngữ cảnh thông qua bài tập multiple choice.
Phương pháp: Sau khi dẫn vào bài, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc các câu trong Task 1. GV hướng dẫn HS đọc qua các câu và các từ đã cho để lựa chọn và hướng dẫn HS cách đoán nghĩa của từ trong văn cảnh: đọc lại đoạn văn có câu được trích ra ở Task 1, đọc lại cả đoạn chú ý tới các mối liên hệ về nghĩa giữa các từ và câu, suy ra nghĩa của từ cần tìm rồi đọc lại các từ để lựa chọn xem nghĩa của từ nào trùng với nghĩa của từ trong câu. Ví dụ ở câu 1, HS đọc 2 câu đầu tiên trong bài chú ý từ alarm, get up từ đó có thể suy luận ra nghĩa của goes off (báo thức), HS đọc lại các từ để lựa chọn, có thể loại các lựa chọn vô lý như: goes wrong (hỏng); goes away (đi vắng). Tương tự như vậy, HS đọc bài khóa và hoàn thành Task 1.
Sau khi làm việc cá nhân, cho HS làm theo cặp (2 phút) để so sánh và thảo luận đáp án trước khi giáo viên kiểm tra đáp án của cả lớp. GV chữa bài cho HS và giải thích thêm nghĩa của các từ nếu thấy cần thiết.
Activity 2: Scan the passage and make a brief note ....
Mục đích: Luyện kỹ năng đọc tìm thông tin để điền vào bảng.
Phương pháp: GV yêu cầu HS đọc qua lại bài đọc và ghi tóm tắt một ngày làm việc của Ông Vy và Bà Tuyết vào bảng.
in the morning
4.30: The alarm goes off and Mr. Vy gets up.
.................................................................................
..................................................................................
in the afternoon
.................................................................................
.................................................................................
after dinner
.....................................................................................................................................................
..................................................................................
Sau khi làm việc cá nhân, cho HS làm việc theo cặp (2 phút) để so sánh và thảo luận đáp án trước khi GV kiểm tra đáp án của cả lớp.
GV gọi một số HS trình bày đáp án của mình.
After you read
Students work in groups, talk about Mr.Vy and Mrs.Tuyet’s daily routine
Ví dụ 2: 
Dạy bài đọc Unit 13: FILMS AND CINEMA
(SGK tiếng Anh 10 - trang 132)
Before you read
 	Mục đích chung
Giai đoạn before you read được thực hiện trước khi học sinh bắt đầu đọc đoạn văn, giai đoạn này nhằm các mục đích sau:
Thứ nhất, giúp học sinh làm quen với chủ đề và nội dung chính được đề cập trong bài đọc; gây hứng thú, thu hút học sinh vào bài đọc;
Thứ hai, chuẩn bị hoặc trang bị một số hiểu biết, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến nội dung của bài đọc như giới thiệu một số từ vựng và cấu trúc khó xuất hiện trong bài đọc; giải quyết các khó khăn về ngôn ngữ hoặc kiến thức văn hoá, đất nước học;
Thứ ba, giúp học sinh phát triển kỹ năng phán đoán (thông qua một số hoạt động trước khi đọc yêu cầu học sinh đoán nội dung chính của bài đọc)
Thứ 4, kích thích hứng thú đọc của học sinh
Cách thực hiện
Bước 1, Giáo viên giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt câu hỏi gợi mở và giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng quát của bài khóa. Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn biến của sự kiện hay trình tự lý luận trong bài khóa. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh đoán trước được nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn thông qua một số dạng bài tập trước khi đọc: Ordering statements/pictures; True/False statements prediction; Pre questions; Open prediction; Picture dictation/Listen and draw; Jigsaw dictation(Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của bài đọc để các em dự đoán trước (prediction), tạo lý do cần thiết để đọc khi có chủ định.
Phần này nhất thiết giáo viên phải yêu cầu học sinh phải gấp sách lại).
While you read
Activity 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu các bức tranh và trả lời câu hỏi về chủ đề của bài học.
What are all the pictures related to?
They are related to the films and cinema
English 10
English 10	UNIT 13: FILMS AND CINEMA - LESSON 1: READING
Mục đích: Luyện tập kỹ năng đọc tìm ý khái quát thông qua chọn tiêu đề cho bài đọc.
Phương pháp: GV yêu cầu HS đọc các tiêu đề. GV hướng dẫn HS chú ý đến các từ chính trong tiêu đề: (A) a Film Maker, (B) Cinema, (C) film industry
HS đọc lại bài đọc để xác định xem tiêu đề nào phù hợp nhất.
GV kiểm tra đáp án yêu cầu HS giải thích lí do lựa chọn của mình.
Activity 2: Matching
Students find the word in the passage that can match with the definition on the right column.
Activity 3: Answer the questions
Students read the passage then answer the questions.
After you read
Mục đích: Củng cố kiến thức vừa thu được qua bài đọc và luyện tập sử dụng các mốc thời gian đã cho để nói về bài đọc.
Phương pháp:
Activity 1: MATCHING
GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp ghép các mốc thời gian với các sự
kiện.
GV gọi một vài cặp đại diện lên phát biểu ý kiến.
Figures
Events
1. 19th century
a. audiences were able to enjoy the first long films
2. 1905
b. the cinema really became an industry
3. 1910s
c . films were about five or ten minutes long
4. 1915
d. sound was introduced
5. 1920s
e. cinema began
Activity 2: GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm tóm tắt lại nội dung bài đọc dựa trên các mốc thời gian đã cho.
GV gọi một vài nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình.
Giáo viên hỏi thêm các câu hỏi sâu hơn liên quan đến nội dung bài đọc (What do you think?...) Các câu hỏi này thường nhằm mục đích hướng học sinh liên hệ với thực tiễn, hoặc kinh nghiệm bản thân, hoặc tạo cơ hội cho học sinh trình bày quan điểm của mình về vấn đề liên quan đến nội dung bài đọc.
Ví dụ 3:
Dạy bài đọc Unit 12: MUSIC
(SGK tiếng Anh 10 - trang 124)
Before you read
Mục đích: Hướng chú ý và lôi cuốn HS vào chủ đề bài học; Giới thiệu khái niệm về một số thể loại nhạc
Phương pháp
Activity 1: Khai thác tranh
GV yêu cầu HS nghiên cứu các bức tranh và đặt câu hỏi khai thác các bức tranh.
What are the people in each picture doing?
What kind of music do you think they are playing?
HS làm việc theo nhóm nghiên cứu các bức tranh và thảo luận câu hỏi
Câu trả lời gợi ý:
They are playing music / performing music.
Perhaps, the lady/ girl/ woman in picture 1 is playing folk music; the band 
* Mục đích: Luyện kỹ năng từ vựng: đoán nghĩa từ/cụm từ qua ngữ cảnh thông qua bài tập điền từ thích hợp vào chỗ trống hoàn thành câu.
*Phương pháp: GV hướng dẫn học sinh đọc một lượt các từ, cụm từ ở trong khung, nhắc học sinh rằng các từ này sẽ gặp trong bài đọc và họ sẽ phải dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa của các từ đó.
HS đọc bài khóa, khi đọc gạch chân các từ, cụm từ vừa đọc ở Task 1. GV hướng dẫn cách đoán nghĩa: Xá

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN MON TIENG ANH THPT_12263723.doc